Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 106

A.Mục đích,yêu cầu:

*kiến thức: Các đặc trưng và cách trình bày y theo các kiểu (diễn dịch,quy nạp,tổng-phân-hợp),các phương tiện liên kết các đoạn văn.

*Trọng tâm:các cách trình bày ý và liên kết các đoạn văn.

*Kỷ năng:Kỷ năng trình bày ý ;biết cách tổ chức các đoạn văn thành bài văn

*Giáo dục:Góp phần làm trong sáng tiếng việt

B.Tiến trình lên lớp:

 1.Ổn định:

 2.Lời vào bài mới:

 3.Bài mới:

 

doc133 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 1 đến tiết 106, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ăn học này?
-Tác giả tiêu biểu của xu hướng lãng mạn?
-Tác giả tiêu biểu của xu hướng hiện thực?
-Bộ phận văn học này vì sao phải tồn tại bất hợp pháp?
Gọi học sinh đọc phần II.1 sgk và cho biết những nét chính của truyền thống tư tưởng này?
Kết quả của những cuộc cách tân văn học?
I.Những đặc điểm cơ bản.
1.Nền văn học được hiện đại hóa:
a.Từ đầu thế kỷ XX đến 1920:
-Hình thành văn xuôi Chữ quốc ngữ, xuất hiện báo chí và phong trào dịch thuật bằng Chữ quốc ngữ.
-Tác giả tiêu biểu :PBC. PCT, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng 
b.Từ đầu những năm 1920 đến 1930:
-Văn học đã đạt nhiều thành tựu ở các thể loại: Văn xuôi, thơ và kịch nói (loại hình mới).
-Những yếu tố của văn học cổ vẫn tồn tại trên mọi thể loại: Thơ luật Đường, đề tài, tiểu thuyết chương hồi 
-Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sgk
c.Từ đầu những năm 1930 đến 1945:
-Có nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên các thể loại:
+Văn xuôi: Tiểu thuyết “Tự Lực văn đoàn” 
+Thơ :Xuất hiện phong trào thơ mới 
-Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sgk
2.Nhịp độ phát triển mau lẹ:
- Về số lượng, nhịp độ cách tân, nhịp độ trưởng thành, nhịp độ kết tinh ở những cây bút có tài năng 
-Nguyên nhân: (Sgk)
3.Sự phân hoá thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển:
a.Bộ phận phát triển công khai, hợp pháp:
-Đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá văn học ở mặt nghệ thuật.
-Có sự phân hoá phức tạp:
+ Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa.
+ Xu hướng hiện thực chủ nghĩa.
b.Bộ phận phát triển bất hợp pháp:
-Văn học là vũ khí chiến đấu, là phương tiện tuyên 
truyền cách mạng -> Dòng văn học cách mạng.
-Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Thơ ca trong từ, thơ văn cách mạng bí mật của những nhà văn – chiến sĩ.
II.Đánh giá thành tựu:
1.Truyền thống tư tưởng: Lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng.
-Yêu nước gắn với dân chủ:
+Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho truyền thống nhân đạo khía cạnh nội dung mới.
+Đối tượng chủ yếu là những con người bình thường trong xã hội.
-Chủ nghĩa nhân đạo:Gắn với sự thức tỉnh, ý thức cá nhân của người cầm bút.
-Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho chủ nghĩa anh hùng một nội dung mới: Gắn chủ nghĩa anh hùng với lý tưởng, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước.
2.Thành tựu thời kỳ này không tách rời với những kết quả của cuộc cách tân văn học trên các thể loại và ngôn ngữ văn học.
-Văn học phát triển mạnh nhất là tiểu thuyết và truyên ngắn.
-Phóng sự ra đời và phát triển mạnh.
-Thơ ca là thành tựu lớn nhất văn học thời kỳ này.
III.Kết luận:
-Văn học thời kỳ này kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc.
-Sự phát triển văn học thời kỳ này cũng gặp nhiều khó khăn.
4.Củng cố: Vì sao văn học giai đoạn này phát triển mau lẹ? Văn học giai đoạn này có những đóng góp gì mới so với giai đoạn trước về tư tưởng?
5.Dặn dò: Học bài cũ, đọc thêm sgk.
Chuẩn bị bài: “Phong cách ngôn ngữ văn chương”. Tiết sau trả bài viết số 3.
Phân môn:GV	 Bài: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG Ngày soạn :7/12/04 
Tiết: 55,56 Ngày dạy:11/12/04	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm sử dụng phương tiện diễn đạt và có sự so sánh với các phong cách ngôn ngữ khác.
 * Trọng tâm: Đặc điểm sử dụng phương tiện diễn đạt.
* Kỹû năng. Phân tích đặc điểm diễn đạt của PCNN văn chương.
* Giáo dục : Nói và viết có hình ảnh, có nghệ thuật.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ : Hãy trình bày đặc điểm diễn đạt của PCNN hành chính?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
PCNN văn chương là kiễu diễn đạt dùng trong phạm vi nào?
Cho học sinh đọc đoạn ví dụ về văn xuôi trong sgk và cho biết:
-Từ ngữ nào trong đoạn văn có tính tạo hình về âm thanh? (tiếng gà le te)
-Có từ ngữ nào tạo hình về đường nét, hình khối? (Lớp mái lụp xụp, lều tranh)
-Có từ ngữ nào có tính tạo hình về màu sắc?(vầng trăng tàn)
-Từ ngữ nào biểu hiện cảm xúc của nhân vật, của nhà văn? (Tâm trạng lao lung của chị Dậu, sự thông cảm của nhà văn)
VD: Phân tích các nghĩa có thể có trong câu thơ sau đây:
“Sầu lắm-Nhina, đường tôi đi buồn tẻ”
(Con đường đi buồn tẻ, đường đời đã qua buồn tẻ) =>Thế nào là tính đa nghĩa?
Giáo viên gọi học sinh trả lời: Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn.
Những từ ngữ nào trong các câu trên tạo hình về đường nét, hình khối?
Em có sự hình dung như thế nào về núi rừng Tây Bắc qua những từ ngữ trên?
Từ ngữ nào có tác dụng gợi cảm xúc? Cảm xúc mà các từ đó gợi ra là gì?
I.Lý thuyết:
1.Khái niệm: Là kiễu diễn đạt được dùng trong những thể loại sáng tác như : văn xuôi, thơ, kịch.
2.Đặc điểm sử dụng các phương tiện diễn đạt:
a.Tính tạo hình, biểu cảm: 
Là ngôn ngữ có khả năng gợi lên trong người đọc những hình ảnh về âm thanh, về hình ảnh, màu sắc, đường nét, hình khối và giúp người đọc hiểu rõ hơn về cảm xúc, tình cảm của nhân vật, của tác giả trong tác phẩm.
b.Tính đa nghĩa:
-Nghĩa tường minh: Là nghĩa có trên bề mặt câu chữ, trả lời cho câu hỏi “Nói cái gì?”
-Nghĩa hàm ẩn: Được suy ra từ nghĩa tường minh, trả lời cho câu hỏi “Nói thế là có ý gì?”
c.Tính cá thể: Sở trường diễn đạt của mỗi tác giả.
II.Thực hành:
1.Phân tích tính đa nghĩa trong hai câu sau đây:
 “Hoa có ngùi ngùi ngóng gió đông
 Chúa xuân đâu hỡi có hay không”
-Hoa cỏ: Hoa và cỏ
 Con người Nam Bộ.
-Gió đông: Gió xuân, mang sức sống cho cỏ cây.
 Công cuộc giải phóng dân tộc
-Chúa xuân: Đấng tạo ra mùa xuân 
 Vị vua anh minh lý tưởng 
=> Có hai nét nghĩa : Nghĩa thực, cụ thể và nghĩa ẩn, tượng trưng 
2.Phân tích tính tạo hình trong các câu sau đây:
“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời 
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” 
 (Quang Dũng) 
-Khúc khuỷu thăm thẳm: Gợi sự quanh co, dốc cao vực thẳm.
-Súng ngửi trời: Dốc cao 
-Ngàn thướcngàn thước xuống : Gợi ra hai sườn dốc lên rất cao và xuống sâu thẳm.
=> Cho ta hình dung cảnh núi cao quanh co khúc khuỷu của núi rừng Tây Bắc.
3. Phân tích tính biểu cảm trong hai câu sau đây:
 “Bác Dương thôi đã thôi rồi 
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
-Thôi đã thôi rồi:Nói trách, cách diễn đạt như lời nói 
-> làm giảm bớt nỗi đau.
-Man mác ngậm ngùi: Diễn tả nỗi đau đứt ruột lan toả trong không gian, xoáy sâu vào tâm can . 
4.Củng cố: Vì sao ngôn ngữ văn chương phải có tính tạo hình, biểu cảm và đa nghĩa?
5.Dặn dò: Học bài cũ, làm tiếp bài tập. Aùp dụng lý thuyết vào việc tìm hiểu các bài thơ,tác phẩm truyện.
 Chuẩn bị: “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu.
Phân môn:GV	 Bài: XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT Ngày soạn :10/12/04 
Tiết: 59 Ngày dạy:13/12/04	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp trong tư thế, trong ý nghĩ, trong nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước . Đồng thời hiểu được phong cách tâm huyết sục sôi trong thơ văn của Phan Bội Châu.
 * Trọng tâm: Chí nam nhi, quan niệm sống tiến bộ của Phan Bội Châu.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích thơ.
* Giáo dục : Tình yêu quê hương đất nước trong thời đại mới.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ : Quá trình hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 diễn ra qua mấy bước? Trình bày vắn tắt mỗi bước?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sgk.
Cuộc đời và sự nghiệp của PBC có những điểm nào đáng lưu ý?
Bài thơ được PBC viết trong hoàn cảnh như thế nào?
GV giới thiệu thêm: 1905, hoàn cảnh đất nước tăm tối mịt mờ nhưng phong trào cách mạng mới được hé mở với việc thành lập tổ chức Duy Tân hội.
Từ “lạ” có ý nghĩa như thế nào?
GV liên hệ những bài thơ thể hiện chí nam nhi khác như : “thuật hoài” của PNL, “chí nam nhi” của NCT 
“Chí làm trai nam, bắc, tây, đông.
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
 (Nguyễn Công Trứ)
Em hiểu như thế nào về nội dung ý nghĩa của hai câu thực?
Chú ý các từ ngữ “cần có tớ”, “Há không ai”?
Nội dung của hai câu luận?
Qua đó em hiểu được gì về tư tưởng, quan niệm sống của PBC?
Nội dung của hai câu kết? Nội dung đó thể hiện trong những từ ngữ hình ảnh nào?
Gv đối chiếu với phần phiên âm ở câu cuối để học sinh hiểu rõ hơn nội dung câu thơ.
Đọc lại bài thơ, nhận xét về giọng điệu của bài thơ?
Suy nghĩ của em về giá trị của bài thơ?
I.Giới thiệu:
1.Vài nét về tác giả: (29/11/1867 – 29/10/1940)
-Người làng Đan Nhiệm, Nam Đàn, Nghệ An.
-Là người lãnh đạo các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam quang phục hội 
-Là người yêu nước, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
-Thơ văn Phan Bội Châu là ngọn cờ đầu của văn chương tuyên truyền cổ động cách mạng.
-Tác phẩm chính: Sgk.
2.Bài thơ: “Xuất dương lưu biệt”.
a.Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1905 – trong buổi chia tay các đồng chí lên đường ra nước ngoài 
b.Chủ đề: Bài thơ thể hiện nhiệt tình cứu nước sục sôi tuôn trào cùa PBC.
II.Phân tích:
1.Hai câu đề:
-Làm trai-phải lạ : Phải xoay chuyển trời đất , phải để lại tiếng thơm cho đời, phải lập được công danh.
-Há để: Từ phủ định nhưng nội dung khẳng định ý thức trách nhiệm của người con trai trước vận mệnh của đất nước.
=> Quan niệm làm trai, chí nam nhi tiến bộ, táo bạo.
2.Hai câu thực:
- “Cần có tớ”: Ý thức trách nhiệm cao về vai trò của mình đối với non sông đất nước.
-“Há không ai?”:Hình thức nghi vấn nhưng thực chất là khẳng định. Nhà thơ tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi thời đại, vừa hỏi vừa giục giã.
=>Ý thức về cái “tôi” cứng cỏi, cao đẹp, muốn lưu danh thiên cổ bằng sự nghiệp cứu nước.
3.Hai câu luận:
-“Non sông đã chết(mất), sống thêm nhục”: Quan niệm chết vinh hơn sống nhục.
-“Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài”:Từ bỏ sách vở thánh hiền 
=> Quan niệm sống tích cực, có ý nghĩa tiên phong đối với thời đại.
4.Hai câu kết:
-“Muốn vượt biển đông”:Khát vọng lên đường cháy bỏng.
-“Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”: Tư thế hiên ngang, hùng dũng, khẳng khái.
=> Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước.
III.Tổng kết:
Bài thơ ngắn gọn mà chứa đựng một nội dung tư tưởng vừa phong phú, vừa lớn lao: Chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân trách nhiệm cao cả, có hoài bão lưu danh thiên cổ, có quan niệm vinh nhục ở đời, có thái độ mới mẻ và táo bạo về sách vở của thánh hiền, có thái độ hăm hở ra đi tìm đường cứu nước 
->Thể hiện một nhiệt tình cứu nước tuôn trào.
4.Củng cố: Ý nghĩ, tư thế của PBC trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được thể hiện trong lời thơ như thế nào?
5.Dặn dò: Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung chủ đề.
 Chuẩn bị: “Bài ca chúc tết thanh niên” của Phan Bội Châu.
Phân môn:GV	 Bài: BÀI CA CHÚC TẾT THANH NIÊN Ngày soạn :10/1/07 
Tiết:60 Phan Bội Châu Ngày dạy:	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được đằng sau lời ca chúc tết là cả một tiếng gọi thanh niên lên đường cứu nước đầy tâm huyết.
 * Trọng tâm: Khát vọng kêu gọi thanh niên lên đường cứu nước.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích thơ.
* Giáo dục : Tình yêu quê hương đất nước trong thời đại mới.
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A 11C	
	2.Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng và nêu giá trị của bài thơ “xuất dương lưu biệt” của Phan Bội châu?
	3.Bài Mới:
Phương pháp
Nội dung bài dạy
Bài thơ được Phan Bội Châu viết trong thời gian nào, trong hoàn cảnh như thế nào?
Giáo viên đọc bài thơ.
Chủ đề của bài thơ?
Đọc 4 câu đầu của bài thơ và cho biết:
Những từ ngữ, hình ảnh nào có tác dụng giục giã? Giục giã điều gì?
Những từ ngữ nào trong 4 câu thơ tiếp theo diễn tả tâm trạng của tác giả?
Vì sao tác giả lại có tâm trạng như vậy?
PBC kêu gọi thanh niên những điều gì?
-Vì sao tác giả dùng từ “Thưa” khi nói với các cháu thanh niên?
-Đổi mới con người là đổi mới điều gì?
-Ý nghĩa của từ “mở mắt”?
-Hãy tìm những từ ngữ có nội dung kêu gọi trong những câu thơ tiếp theo?
Phát hiện những biện pháp nghệ thuật được dùng trong các câu thơ và tìm hiểu giá trị của chúng?
-Lặp lại từ “đừng” có ý nghĩa gì?
Em có nhận xét gì về tinh thần và dũng khí của “Oâng già Bến Ngự” qua những hình ảnh, từ ngữ trên?
Cảm nhận của em về Phan Bội Châu sau khi học xong bài thơ này?
I.Giới thiệu:
1.Hoàn cảnh sáng tác: 1927 Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam lõng tại Bến Ngự – Huế. 29/01/1927 học sinh trường dòng và trường Quốc học Huế đến thăm, chúc tết, mừng thọ cụ tròn 60 tuổi. Nghe xong bài thơ “Chúc thọ cụ Sào Nam” của Võ Liêm Sơn- một nhân sĩ yêu nước, Cụ Phan xúc động và sáng tác bài thơ này.
2.Chủ đề: Thông qua lời kêu gọi thanh niên lên đường cứu nước, tác giả bày tỏ khát vọng cứu nước cứu dân của mình.
II.Phân tích:
1. 8 câu đầu Tiếng gọi giục giã, thiết tha và lời tâm sự của tác giả:
a.Tiếng gọi giục giã thiết tha:
-Dậy! dậy!dậy! Giọng thơ sôi nổi, thôi 
-Tiếng gà, tiếng chim thúc, hình ảnh giàu sức gợi =>Tiếng gọi đánh thức chào bình minh rộn rã, tươi vui, đầy sức sống. Đó cũng là tiếng gọi đánh thức thời đại, đón chào mùa xuân mới, vận hội mới.
b.Lời tâm sự của tác giả:
-Thẹn Giọng thơ chùng xuống, từ ngữ 
-Buồn gợi cảm =>Nỗi đau buồn của một 
-Tủi người có chí lớn, có tấm lòng sâu
-Chua với xót nặng với non sông mà đàng phải sa cơ thất thế, thấy mình chưa hoàn thành trách nhiệm với non sông. Mong được sự cảm thông của thế hệ sau.
2.Lời kêu gọi thanh niên:
-“Thưa”: Trân trọng, trang nghiêm, cảm động =>Niềm thiết tha tin tưởng vào thế hệ trẻ.
-“Người càng thêm đổi mới”: Phải đổi mới con người, đổi mới tư duy trước vận hội mới.
-“Mở mắt”:Phải nhìn vào cuộc đời để nhận thấy được vận hội mới, thời cơ mới của dân tộc.
-“Xúm vai, xốc vác” Động từ mạnh, liên tiếp
-“Đi, đứng, trụ” =>Lời kêu gọi lòng nhiệt
-“Xếp bút nghiên” huyết của thanh niên, hãy cứu lấy non sông bằng sức mạnh đoàn kết, liên hiệp lại các lực lượng yêu nước.
-“Đừng”: Lặp 3 lần =>Thái độ dứt khoát đối với lối sống cá nhân tầm thường, rèn luyện tinh thần, ý chí sắc thép.
-“Dựng gan óc” Lời thơ tràn đầy dũng khí =>Kêu
-“Xối máu nóng” gọi hy sinh cả máu xương để 
-“Rửa vết dơ” dành độc lập, đemvinh quang về cho dân tộc.
-Câu cuối: Khát vọng đổi mới, thái độ trân trọng, kỳ vọng ở tuổi trẻ.
III.Tổng kết:
Bài thơ cho thấy một tâm trạng buồn đau thật cao cả của PBC, buồn nhưng vẫn rất thiết tha với cuộc sống. Bài thơ còn thể hiện rõ tâm huyết sục sôi của PBC và niềm tin, hy vọng vào thế hệ trẻ trong công cuộc cứu nước.
Bài thơ là một thành công nghệ thuật tiêu biểu cho loại thơ ca tuyên truyền cách mạng.
4.Củng cố: Bài ca cho em hiểu thêm được gì về con người và thơ văn Phan Bội Châu?
5.Dặn dò: Học bài cũ, thuộc bài thơ
 	 Chuẩn bị bài “Thề non nước” của Tản Đà.
Phân môn:TV	 Bài: ÔN TẬP Ngày soạn :15/1/07 
Tiết:67,68 Ngày dạy:	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp học sinh có khả năng tổng hợp những kiến thức đã học về tiếng việt trong học kỳ I.
 * Trọng tâm: Sự khác nhau cơ bản giữa PCNN sinh hoạt và PCNN gọt giũa. PCNN văn chương.
 * Kỹû năng.Nhận diện và phân tích đặc điểm diễn đạt của các phong cách ngôn ngữ.
 * Giáo dục :Nói và viết đúng phong cách và áp dụng đặc điểm diễn đạt của PCNN văn chương vào việc tìm hiểu tác phẩm văn học..
	B.Tiến hành:
	1.Ổn định :11A	
	2.Kiểm tra bài cũ : Trình bày đặc điểm diễn đạt của PCNN văn chương?
	3.Bài Mới:
	Phương pháp
Nội dung bài dạy
GV gọi học sinh trả lời khái niệm phong cách ngôn ngữ.
GV lập khung câm, gọi hs so sánh đặc điểm của dạng nói và dạng viết.
Cho hs tự lập bảng so sánh, giáo viên gọi trả lời.
Cho hs chuẩn bị trong 2 phút, trả lời những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các PCNN: KH, CL, BÁO, HC.
GV treo bản phụ có ghi nội dung văn bản theo PCNN sinh hoạt.
Hs chuẩn bị trong 5 phút, Gv gọi trả lời.
-GV gợi ý học sinh tìm hiểu tính tạo hình biểu cảm và tính đa nghĩa của PCNN văn chương trong câu thơ của Tản Đà.(Dựa vào bài giảng văn đã học).
-Phân tích tính tạo hình, biểu cảm và phong cách tác giả trong đoạn văn của Nguyễn Tuân.
I.Lý thuyết:
1.Những hiểu biết cơ bản về phong cách học:
-Phong cách học là gì?
-So sánh đặc điểm của dạng nói và đặc điểm của dạng viết? (Đặc điểm, yêu cầu).
2.Sự giống và khác nhau giữa PCNN sinh hoạt và PCNN gọt giũa?
3.Sự giống và khác nhau cơ bản giữa các phong cách bộ phận của PCNN gọt giũa? (trừ PCNN văn chương)
4.Khái niệm và đặc điểm diễn đạt của PCNN văn chương?
II.Bài tập:
1.Văn bản sau được viết theo PCNN nào? Phân tích đặc điểm diễn đạt của văn bản trên?
2.Văn bản sau được viết theo PCNN nào? Phân tích đặc điểm diễn đạt?
a. “Nước non nặng một lời thề
 Nước đi, đi mãi không về cùng non”.
 ( Tản Đà)
b. “ Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã nghe thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa ”
 ( Nguyễn Tuân)
4.Củng cố: Vì sao đặc điểm diễn đạt của PCNN văn chương lại có nhiều điểm khác cới các PCNN khác?
5.Dặn dò: Học lý thuyết, tiếp tục thực hành tìm hiểu đặc điểm diễn đạt của PCNN văn chương.
 Tiết sau kiểm tra 1 tiết tiếng việt.
Phân môn:GV	 Bài: 	THỀ NON NƯỚC Ngày soạn :18/1/07 
Tiết:61,62 Tản Đà Ngày dạy:	 
A.Mục đích,yêu cầu: 
 *Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được 3 tầng ý nghĩa của hình tượng bài thơ: “Non nước thiên nhiên, non nước – tình yêu, non nước – tổ quốc”. Nét riêng của phong cách thơ Tản Đà.
 * Trọng tâm: Nỗi niềm thiết tha gắn bó giữa non – nước, tâm sự yêu nước kín đáo của Tản Đà.
* Kỹû năng. Cảm thụ và phân tích thơ. Xác định nghĩa hàm ẩn của thơ.
* Giáo dục : Tình yêu chung

File đính kèm:

  • docvan11sua.doc
Bài giảng liên quan