Giáo án môn Ngữ văn 12 - Mùa lạc, Nguyễn Khải

A. Giới thiệu chung .

 I. Tác giả:

 - Nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

 - Là cây bút thông minh và sắc sảo. Tác phẩm thường thiên về triết lí cuộc đời. Càng viết càng tỏ ra sung sức.

 II. Tác phẩm Mùa Lạc :

 1. HCST :

 - 1958 – 1959 có phang trào kêu gọi miền xuôi đi xây dựng kinh tế, văn hóa ở miền tây TQ. “Mùa Lạc” là kết quả của chiến đi thực tế ở TB của tác giả .

 - ML không đề cập đến những kết quả lớn lao, những thành tựu xây dựng tiêu biểu mà đi sâu vào số phận và mối quan hệ của những con người từ nhiều nẻo đường xa xôi về đây chung sức xây dựng cuộc sống mới .

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 12 - Mùa lạc, Nguyễn Khải, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 42-43(GV).	 Ngày soạn:20/10/2004.
MÙA LẠC
 Nguyễn Khải .
A.1. Giúp HS: 
 a. Cảm nhận được số phận éo le, bất hạnh, những nét tính cách nỗi bật, những khát vọng mạnh mẽ của nhân vật chính (Đào) và sự biến đổi số phận chị trong một môi trường tốt đẹp, nhân đạo, có sự quan tâm và tao ĐK cho mỗi con người .
 b. Hiểu được tư tưởng nhân đạo của tác giả. Hiểu được cảm hứng nghệ thuật của tác giả. Sự hồi sinh của con người trong chiến tranh .
 c. Những thành công nghệ thuật của truyện : kể chuyện, miêu tả, khắc họa, tâm lí nhân vật .
B. Phân tích nhân vật Đào .
C. Phương pháp : Diễn giảng + Đàm thoại .
D. Thầy : Soạn bài, định hướng cho hs thi công dàn bài lên lớp .
 Trò : Chuẩn bị theo hd của GV .
Đ. Các bước tiến hành .
 I. Oån định lớp, nắm ss hs .
 II. Bài cũ : Phân tích bài thơ Các vị La Hán Chùa Tây Phương (Huy Cận)?
 III. Bài mới .
* Việc 1 : Tìm hiểu TG.TP
 - Hs đọc, rút ra ý chính, GV bổ sung .
 - Gọi hs nhắc lại sự kiện đất nước những năm tháng này :
 - “Con tàu này lên TB
 Anh có nghe gió ngàn ...” (CLV) .
 - Hs tóm tắt tác phẩm. GV góp ý .
 Bs : Sự hồi sinh của con người sau chiến tranh .
* Việc 2 : Hướng dẫn hs phân tích .
?Ngoại hình nhân vật Đào? Nhận xét?
A. Giới thiệu chung .
 I. Tác giả:
 - Nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
 - Là cây bút thông minh và sắc sảo. Tác phẩm thường thiên về triết lí cuộc đời. Càng viết càng tỏ ra sung sức.
 II. Tác phẩm Mùa Lạc :
 1. HCST :
 - 1958 – 1959 có phang trào kêu gọi miền xuôi đi xây dựng kinh tế, văn hóa ở miền tây TQ. “Mùa Lạc” là kết quả của chiến đi thực tế ở TB của tác giả .
 - ML không đề cập đến những kết quả lớn lao, những thành tựu xây dựng tiêu biểu mà đi sâu vào số phận và mối quan hệ của những con người từ nhiều nẻo đường xa xôi về đây chung sức xây dựng cuộc sống mới .
 2. Chủ đề : Chỉ có trong 1 môi trường mới tốt đẹp với những quan hệ tốt đẹp giữa người với người, những con người lúc nhỏ, bất hạnh mới có thể tìm thấy hạnh phúc chân chính .
B. Phân tích :
 1. Nhân vật Đào :
 a. Ngoại hình : bị thua thiệt 
 -Khuôn mặt thô, thiếu hòa hợp 
 - Gò má cao, đầy tàn hương 
 - Cặp chân ngắn .
à Đào thuộc kiểu người bị thua thiệt về hình thức, ít duyên, quá lứa, lỡ thì. Song, Đào cũng có những nét đáng mến qua 
đôi mắt hẹp, dài, đưa đi đưa lại rất nhanh, hàm răng khểnh 
- Đặc biệt là khả năng ứng xử linh hoạt, vận dụng tục ngữ, ca dao→ từng trải, đời sống tính cách không đơn giản ) .
? Em hãy kể lại lai lịch của nhân vật để thấy được số phận hẩm hiu của Đào?
- “Hàm răng, mái tóc là góc con người” .
?Số phận hẩm hiu, cs vất vả đã tạo cho Đào một cách sống, 1 tính cách ntn?
(có vẻ như thờ ơ, bất cần tất cả) .
?Suy nghĩ của Đào khi lên nông trường ĐB?
?Chị đã thích ứng ntn trong môi trường sống mới?
*-Xem cảnh ĐB là một nhân vật. 
 -NV Huân, anh Dịu
àgóp phần cho sự thay đổi ở Đào.
 như luôn đùa cợt, lối ứng xử . Phần nào thể hiện tính cách thông minh, sắc sảo .
 b. Số phận : hẩm hiu .
 - Là một phụ nữ lao động nghèo, phải vất vả để kiếm sống → cuộc sống là cả một chuỗi ngày lao động, cực nhọc, tạm bợ, không tương lai; đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường .
 - Lấy chồng sớm nhưng đường duyên phận hẩm hiu : chồng nợ nần cờ bạc, bỏ nhà đi rồi chết. Đứa con 2 tuổi cũng chết theo, chỉ còn mình chị cô độc giữa cuộc đời, không người thân thích .
Þ Những đắng cay của cuộc đời đã hằn in dấu vết trên con người chị .
 - Mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng đã khô lại, đỏ đi như chết .
 - Hàm răng phai không buồn nhuộm, soi gương thấy gò má càng cao, tàn hương càng nhiều 
 - Đặc biệt để lại dấu ấn trong tính cách .
 c. Tính cách : thay đổi 
 - Trong cuộc vật lộn với đời, Đào đã tạo cho mình một cái vỏ đanh đá, chanh chua, lối ứng xử bất cần đời để mà tồn tại – Nhìn đời bằng con mắt hòa nghi, bi quan ...
 - Sống táo bạo và liều lĩnh, hay ghen tị với mọi người, và dễ hờn tuổi cho thân mình .
 - Nhưng trong lòng vẫn âm ỉ 1 khao khát chính đáng : thèm muốn 1 gia đình hạnh phúc, hi vọng cuộc đời mình chưa phải đã tắt hẵn .
à Để cho NV của mình thực hiện được khát vọng, tác giả đã đặt NV vào một môi trường sống mới – Vùng đất lịch sử Điện Biên .
 * Đến nông trường ĐB :
1)Mục đích : “Muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đẵ qua, còn những ngày sắp tới ra sao chị cũng không cần rõ” (tr 131).
2)Bản chất của Đào + cuộc sống giữa mọi người trong môi trường mới, tính cách của chị đã dần dần thay đổi .
 -Bằng bản chất tốt đẹp của người lao động, Đào đã cùng với tập thể những người lao động trên nông trường tạo nên những mùa lạc bội thu .
 - Chan hòa với mọi người, nhận thấy “Tất cả đều là những người đáng yêu” .
-Khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình : “nhìn đôi 
cách tay cuốn cuộn lấp lóe ở phía trước” (132).
àNhà văn nhấn mạnh đến 2 nét tư tưởng trái ngược nhau của một con người, một số phận (vừa liều lĩnh bất cần,
?Phân tích những thay đổi trong tâm lí, tính cách nhân vật?
-Khát vọng về 1 thế giới
lao động.
?Đọc trang 132 → Như vậy, cũng giống như Mi, ở Đào cũng có 2 nét tính cácg đối lập. Đó là những tính cách nào?
Phân tích?
?Tâm lí, tính cách của Đào khi nhận được bức thư ngỏ lời của anh Diệu?
à Chúng ta như gặp 1 chị Đào khác hẳn
à Khát khao bình thường.
?Đối với mọi người ntn?
?Qua sự biến đổi thân phận của nhân vật Đào nhà văn muốn gởi gắm quan điểm, tư tưởng gì với cuộc sống?
?Nhận xét các nhân vật: Huân, Duệ, anh Dịu?
-GV hướng dẫn HS kết luận. 
không hi vọng ở tương lai, lại vừa có những khát khao, ham muốn được sống hạnh phúc mhư mọi người phụ nữ bình thường) .
 * Đặc biệt tâm lí, tính cách Đào thật sự thay đổi.
 - Lúc đầu giận giữ muốn xé vụn bởi con người giàu lòng tự trọng, sợ người ta coi thường mình .
 - Nhưng hạnh phúc êm đềm làm chị không sao cưỡng lại được. Bởi thư ngỏ lời ấy như những hạt mưa ngọt ngào thấm sâu vào trái tim khô cằn “khao khát hạnh phúc mà chị cô hắt hủi, vùi nén một cách bất lực ngót chục năm trời” .
 - Thực tế lúc này Đào mới được sống thật với con người của mình : suy nghĩ đến tương lai, khát khao được sống bình thường như bao người phụ nữ khát “chẳng ai ở vậy suốt đời, chẳng ai ”(tr 138) .
 - Sẵn sàng tha thứ với mọi người, chị thấy họ rất đáng yêu “tất cả đều vun xối cho hạnh phúc của chị cả”(tr 141).
Þ Như vậy, cuộc đời của Đào từ đây thực sự tái sinh, chị đã tìm thấy hạnh phúc chân chính ngay giữa mảnh đất Điện Biên đầy bom đạn . Nhà văn có lí khi suy tưởng “Sự sống...”
 * Tóm lại : Thông qua sự biến đổi của thân phận nhân vật Đào, tác giả muốn khẳng định rằng : Chỉ có trong môi trường mới tốt đẹp, chỉ có giữa những con người lao động đầy nhân ái thì những số phận nhỏ bé, bất hạnh mới tìm thấy hạnh phúc thật sự cho mình .
 2.Các nhân vật Huân, Duệâ:
 -Mỗi người một số phận, một tính cách.
 -Nhưng giống nhâu trong nhân cách: thương yêu chân thành, dễ nhạy cảm với đau thương của người khác.
àQua Mùa lạc, nhà văn thể niềm tin vào cuộc sống cộng đồng: hăng say lao động, thương yêu, chia sẻ tạo sức mạnh vượt qua tất cả.
C.Tổng kết:
 ND: ( kết hợp đánh giá mục 1&2)
 NT: khắc họa NV,kể chuyện tự nhiên, sinh động,tác phẩm giàu màu sắc triết lý.
 IV. Củng cố : Vẻ đẹp và sức mạnh của tình người + Lối kể chuyện duyên dáng. Phân tích nhân vật sắc sảo .
V. Dặn dò : Đọc lại truyện, nắm vững kiến thức .
 Thảo luận:
 1. Nguyên nhân sâu xa làm đổi thay số phận NV Đào? (nội lực và ngoại lực)
 2.Những nét giống nhau của các tác phẩm: Mùa lạc, Vợ chồâng A phủ và Vợ nhặt.
Bài mới: Trả bài viết số 3 .
 -Xem kiến thức giảng văn.
 -Đối chiếu với bài làm của mình
E. Rút KN : 

File đính kèm:

  • docT42-43.doc