Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 40: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

A.Giới thiệu chung:

 1.Tác giả:

-Tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở Q. Trị, là một trong những cây bút đầu tiên của thơ ca LM. Đồng thời cũng là một trong những cây bút xây dựng trường thơ Bình Định.

-Viết nhiều thể loại nhưng thành công nhất là thơ.Thơ CLV giàu chất suy tưởng trí tuệ.

 2.Tác phẩm:

 a.HCST:1960, trong tập Anh sáng và phù sa.

-Thời điểm mà MB đang bắt tay vào khôi phục và xây dựng CNXH. Thanh niên được kêu gọi đi tới XD kinh tế ở miền núi Tây Bắc.

-Sự kiện đó gợi ý cho CLVthể hiện khát vọng về với nhân dân, đất nước, cội nguồn dân tộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 40: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 40 (GV)	 Ngày soạn:15/10/2004
TIẾNG HÁT CON TÀU
 (Chế Lan Viên)
A.1.Qua bài thơ, cảm nhận được tình cảm hướng về nhân dân và đất nước với những kỉ niệm sâu nặng, nghĩa tình trong công cuộc KC chống Pháp, củng là hướng về ngọn nguồn của cảm hứng thơ ca.
 Thấy được những đặc sắc NT thơ CLV trong bài. Đó là sự sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú, bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng.
 2.Rèn KN phân tích thơ.
 3.Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
B.Tình cảm hướng về nhân dân, đất nước và khát vọng lên đường.
C.Phương pháp:diễn giảng, đàm thoại.
D.Thầy:soạn bài, hướng dẫn HS phân tích.b 
 Trò:đọc, soạn theo hướng dẫn của GV.
Đ.Các bước tiến hành:
 I.Ổn định lớp, ghi tên HS vắng.
 II.Bài cũ:-Tóm tắt truyện Vợ nhặt, định hướng phân tích.
 -Phân tích tình huống truyện.
 III.Dàn bài mới:
*Việc 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
-HS đọc tiểu dẫn, rút ý chính.
-GV bổ sung, chốt ý.
?Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào? Có sự kiện gì nổi bật?
- “ Lứa tuổi hai mươi ”
 (BMQ)
- GV hd HS tìm hiểu các hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng .
 + Hình ảnh con tàu .
 + Hình ảnh T Bắc .
- Thoát khỏi cs cá nhân chật hẹp, kép kín. 
?Giải thích ý nghĩa nhan đề?
* Việc 2 : Tìm hiểu bố cục (theo diễn biến tâm trạng ).
* Việc 3 : Hướg dẫn hs phân tích bài thơ .
 - Giới thiệu cách phân tích .
?Phân tích 4 câu thơ đề từ .
- Chú ý “ anh” sự phân thân của chủ thể trữ tình .
?Thủ pháp NT gì được tác giả sử dụng ở đây?Tác dụng của những thủ pháp ấy?(ý thức trách nhiệm).
?Những điều tácgiả nói trong bài thơ cũng đã được nhiều người nói đến . (nhân dân TB anh hùng), hết lòng giúp đỡ bộ đội. Nhưng nói lại những điều ấy, nhà thơ vẫn làm cho ta hứng thú và cảm động. Vì sao?
- Liên hệ : “Tây Tiến” (QD)
?Hình ảnh người mẹ, người anh du kích, người em được gợi ra trong bài thơ là những hình ảnh tiêu biểu trung cho những hi sinh và nghĩa tình của nhân dân. 
?Vì sao tác giả lại dùng cách xưng hô rất thân tình, ruột thịt, khi nói về những con người này?
-Hình ảnh em bé liên lạc
trách nhiệm khẩn trương và
kịp thời.
- Đây là những câu thơ chứa đựng được cảm xúc lắng đọng và suy nghĩ sâu, kết tinh những trải nghiệm của tác giả, được diễn đạt bằng hình thức cô đọng, giản dị .
- Viết bài thơ này Chế Lan Viên không chỉ ôn lại những kỉ niệm, bộc lộ những t/c của một người đã tham gia kháng chiến ở TB màcái chính là muốn nhắc nhở trách nhiệm của chúng ta đối với việc xây dựng TB phồn vinh .
- Gv hướng dẫn hs tổng kết .
A.Giới thiệu chung:
 1.Tác giả:
-Tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở Q. Trị, là một trong những cây bút đầu tiên của thơ ca LM. Đồng thời cũng là một trong những cây bút xây dựng trường thơ Bình Định.
-Viết nhiều thể loại nhưng thành công nhất là thơ.Thơ CLV giàu chất suy tưởng trí tuệ.
 2.Tác phẩm:
 a.HCST:1960, trong tập Aùnh sáng và phù sa.
-Thời điểm mà MB đang bắt tay vào khôi phục và xây dựng CNXH. Thanh niên được kêu gọi đi tới XD kinh tế ở miền núi Tây Bắc.
-Sự kiện đó gợi ý cho CLVàthể hiện khát vọng về với nhân dân, đất nước, cội nguồn dân tộc. 
 b.Những hình ảnh có tính chất biểu tượng:
-Hình ảnh con tàu: chưa có trong thực tếàbiểu tượng cho khát vọng lên đường , đến những miền đất xa xôi, đến với nhân dân, đất nước, cũng là đến với mơ ước, những ngọn nguồn của cảm hứng NT.
-Hình ảnh Tây Bắc:ngoài nghĩa cụ thể chỉ một vùng đất àgợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình, nơi đã khắc ghi những kỉ niệm không quên trong KC, nơi đã vẫy gọi mọi người đến XD cuộc sống mới đẹp tươi.
 c.Bố cục:3 đoạn.
-Hai khổ đầu:lời mời gọi lên đường.
-Chín khổ tiếp:khát vọng về với nhân dân, kháng chiến.
-Bốn khổ cuối:khúc hát lên đường, sôi nổi, tin tưởng, say mê.
B.Phân tích:
*Lời đề từ:
-Cô đọng và gợi cảm, giới thiệu một cách khái quát cảm xúc bao trùm bài thơ:khát vọng lên đường hăm hở, mê say.
-Đến với nhân dân, đến với những kỉ niệm xa xôi của đất nước cũng chính là sự trở về với lòng mình “lòng ta đã hóa”, “tâm hồn ta là Tây Bắc”
1.Hai khổ đầu: 
 a.Mở đầu là lời mời gọi lên đường:
Con tàu lên Tây Bắc anh đi chăng?
 b.Sự trăn trở giữa một bên là cuộc sống cá nhân nhỏ hẹp- một bên là cuộc sống rộng lớn của nhân dân.
- Anh giữ trời HN bạn bè đi xa
 lòng đóng khép gió ngàn, vành trăng
 đời anh nhỏ hẹp đất nước mênh mông .
- Những câu hỏi hồn thúc tăng tiến “ anh có nghe  tàu gọi sao chửa ra đi” à diễn tả cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt và ý thức trách nhiệm của tác giả về:
 - Công dân 
 - Ng Sĩ . 
à Không thể có ý nghĩa cuộc đời, thể có thơ hay nếu chỉ quẩn quanh trong thế giới tù túng của các 
2. 9 khổ giữa :
 a. 3 khổ đầu : nói về KC với niềm biết ơn sâu sắc.
- Tiếng gọi “Ơi”à thiết tha trìu mến .
- Hình ảnh đối lập : Mười năm qua > < Nghìn năm sau .
à Kháng chiến soi sáng đường đời, đường thơà vĩnh cữu .
- Đến với KC cũng là đáp ứng nhu cầu cấp thiết của trái tim: “ Cho con về  mẹ ”, Ng mẹà nhân dân. Cách xưng hô : “con”-“mẹ”à gắn bó máu thịt .
- Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc nhất của lòng mình, với niềm vui, niềm hạnh phúc từng khao khát .
 -Một loạt hình ảnh so 
 Con  nai về suối cũ sánh bình dị, gần gủi, 
 Cỏ đónchim én gặp mùa gợi cảm .
 Như đứa trẻ đói -Về với ngọn nguồn, 
 Chiếc ngừng thiết yếu của cs, với sự 
 cưu mang che chở .
Þ T/cảm chung của những người từng sống, chiến đấu, gắn bó TB .
b. 6 khổ tiếp theo : Gợi lại những kỉ niệm với Ndân trong kháng chiến .
- Đó là một người du kích .
- Đó là một em liên lạc tận tụy.
- Đó là một bàmẹ già chăm sức khỏe bộ đội như con của mình “mế thức” .
- Là một cô gái dũng cảm vược vòng vây kẻ thù để vào rừng tiếp tế cho bộ đội: 
à Chi tiết chân thực cụ thể, tác giả đã khắc họa hình ảnh những con người ấy với sự hi sinh thầm lặng. Sự đùm bọc che chở trọn vẹn, rộng lớn “đêm cuối cùng”, “mười lăm năm tròn”àthời gian gợi rõ sự thử thách, hi sinh
- Cách xung hô thân thiết, ấm áp tình cảm gia đình “con nhớ anh con  em con  mế”.
Þ Lòng biết ơn sâu sắc,, gợi sự gắn bó chân thành và những xúc động thấm thía từ đáy lòng .
c. Từ những kỉ niệm cụ thể, nhà thơ đã đi tới những suy ngẫm mang tính khái quát .
 - Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn .
 Biện pháp nhân hóa→ đất như 1 sinh thể có hồn
 đất-con người với tâm hồn
 mộc mạc,giản dị mà bền bỉ, thủy chung . 
 - Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương .
 à quy luật của tình cảm, của trái tim và được cảm nhận bằng chính trái tim .
3. Bốn khổ cuối : tiếp tục phát triển mạnh suy tưởng của bài thơ lên một bước nữa .
 - Tiếng gọi của đất nước, của nhân dânà sự thôi thôi thúc bên trong “lòng ta gọi” .
 - Không thể chần chừ, không cưỡng được .
 + Tình em đang mong đang chờ .
 + Mắt ta thèm → Điệp →nỗi khao khát bồn 
 Mắt ta nhớ chồn không cưỡng được .
 Tai ta nhớ
 - Aâm hưởng sôi nổi, lôi cuống, hình ảnh thơ phong phú, sáng tạo, kết hợp bút pháp NT vắt dòng→ câu thơ liền mạch, dồn dập trùng trùng, điệp điệp .
à Khúc hát lên đường hăm hở, say mê, đáp lại lời mời gọi ở 2 khổ đầu .
C. Tổng kết :
 Bằng những hình ảnh mới lạ và đầy màu sắc được tạo bởi những liên tưởng so sánh, sắc sảo, bất ngờ, thông minh tài hoa, bài thơ đã diễn tả những khát vọng trở về hòa nhập với cs lớn của nhân dân, của đất nước trong những năm đầu xây đựng CNXH ở TB. Đó không chỉ là một lẽ sống của một công dân mà còn là quan điểm sáng tác của 1 nhân văn chân chính .
 IV. Củng cố : 
 - Khát vọng lên đường hăm hở, say mê → trở về .
 - Lòng ta - Con tàu - T Bắc .
 V. Dặn dò : Học bài
 chuẩn bị bài mới : Các vị La Hán Chùa Tây Phương .
Đọc, định hướng phân tích .
Tìm những nét chung và riêng của những pho tượng .
Chủ đề tư tưởng của tác phẩm. NT chính .
E. Rút KN :
 - Hoài Thanh : “Điêu tàn” ,“đột ngột xuất hiện giũa làng thơ VN như một niềm kinh dị” .
 - Xem lại các việc (gọn . logic hơn) .

File đính kèm:

  • docT40.doc