Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 53, 54: Người lái đò Sông Đà

A. Xuất xứ :

 Trích Tùy bút sông Đà của N.Tuân (1958) .

B. Phân tích :

 I. Hình ảnh con sông Đà :

 Dưới ngòi bút của NT, con sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động có 2 nét tính cách đối lập :

 1. Hung bạo : “Kẻ thù số 1 của con người”

 - Có 79 thác nước, vũng xoáy

 - Thác nước :+réo lên như đun sôi hắt tung

 +rống lên .

 +thở và kêu lên như 1cái cống bị sặc

 + mặt nước hò la vang dậy

 Lối so sánh độc đáo, nhân hóa hợp lí .

 Làm rõ hơn tính cách hung bạo của SĐ .

 - Đá dựng thành vách mai phục hết trong lòng sông ngỗ ngược bày thạch trận bệ vệ oai phong lẫm liệt .

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 53, 54: Người lái đò Sông Đà, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ATiết 53-54-T0(GV)	Ngày soạn:29/11/2004.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
 (Nguyễn Tuân)
A.1. Làm cho HS cảm nhận được :
 - Tình cảm thiết tha, gắn bó của tác giả đối với con sông Đà và những người dân cần lao sống trên dòng sông đó. Đó là nhân tố quyết định để tác giả khắc họa được bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và trữ tình của sông nước, dựng được tính cách gan góc, thông minh của người lái đò vô danh .
 - Nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân : tư liệu dồi dào, chính xác, ngôn ngữ phong phú biến hóa, câu văn đa dạng nhiều tầng nhiều lớp, giàu hình ảnh .
 2. Rèn luyện KN : Phân tích tác phẩm tự sự (tùy bút) .
 3. Giáo dục : lòng yêu thiên nhiên, con người lao động gian lao .
B. Phân tích : Sông Đà và người lái đò .
C. Phương pháp : Diễn giảng + Đàm thoại .
D. Thầy : Soạn bài, hd hs phân tích .
 Trò : Đọc, soạn theo yêu cầu của GV . 
Đ. Các bước tiến hành :
 I. Ổn định lớp, nắm sĩ số HS .
 II. Bài cũ : Con người NT; sự nghiệp văn học; phong cách nghệ thuật .
 III. Dàn bài mới :
TIẾT 1
- GV đọc SGK, GV nhấn mạnh những ý chính đã tìm hiểu ở bài trước .
?Hình ảnh con sông Đà dưới ngòi bút của NT? Phân tích những khám phá của nhà văn về tính chất hung bạo và trữ tình. Những thủ pháp NT đặc sắc được dùng để gây ấn tượng về 2 phong cách đó .
?Thác nước SĐ được miêu tả ntn?
?Phân tích cấu trúc “nước xô đá”.
 Ý nghĩa tác dụng?
?Những chi tiết miêu tả SĐ trữ tình?
?Nhận xét?
TIẾT 2,3 :
- GV chuyển ý (nổi bậc trên bức tranh SĐ→ hình ảnh người lái đò→ linh hồn của con sông).
?Người lái đò được miêu tả như thế nào?
?Phân tích hình tượng ông lái đò với tư cách một người lđ chân chính đầy trí dũng và một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh?
?Phân tích hình ảnh con SĐ hung dữ và người lái đò trong trận thủy chiến?
- Người lái đò “Cố nén vết thương”, “mặt méo bệch đi”→ “cưõi lên con thác”. “nắm chặt cái bờm sóng”, “ghì cương”.
?Nhận xét sức tưởng tượng sáng tạo của NT trong đoạn văn này?
?Nhận xét chung về hình ảnh nggười lái đò?
- Là hình ảnh con người TB anh dũng, hào hoa (“thứ vàng mười đã đïc thử lửa”).
?Bài tùy bút này đã thể hiện những nét đặc biệt gì của phong cách NT nguyễn Tuân? Ví dụ cụ thể.
-GV hướng dẫn HS tự TK.
A. Xuất xứ :
 Trích Tùy bút sông Đà của N.Tuân (1958) .
B. Phân tích :
 I. Hình ảnh con sông Đà :
 Dưới ngòi bút của NT, con sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động có 2 nét tính cách đối lập :
 1. Hung bạo : “Kẻ thù số 1 của con người”
 - Có 79 thác nước, vũng xoáy 
 - Thác nước :+réo lên như đun sôi hắt tung
 +rống lên .
 +thở và kêu lên như 1cái cống bị sặc
 + mặt nước hò la vang dậy 
 à Lối so sánh độc đáo, nhân hóa hợp lí .
 à Làm rõ hơn tính cách hung bạo của SĐ .
 - Đá dựng thành vách  mai phục hết trong lòng sông  ngỗ ngược  bày thạch trận  bệ vệ oai phong lẫm liệt .
 à Gây hại cho con người (như 1 loài thủy quái khổng lồ) .
 - Cấu trúc trùng điệp : “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”
 + Đặc thù của dòng chảy SĐ .
 + dữ dằn “như một mụ gì ghẻ”.
 2. Trữ tình : 
 - SĐ được hình dung như một người phụ nữ kiều diễm “tuôn dài như một áng tóc trữ tìnhhoa gạo”.
 - Màu sắc con sông Đà biến đổi theo mùa: Mùa xuân “xanh như ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ đỏ”
 - Phong cảnh 2 bên dòng sông hùng vĩ, hoang vu, đầy gọi cảm “chuồn chuồn bươm bướm”, “nương ngô”, “hoang dại như bờ tiền sử”, “hồn nhiên như cổ tích”.
à gợi nhớ những câu thơ Đ cổ kính, những tứ thơ trữ tình đằm thắm của TĐ Þ SĐ thơ mộng dịu dàng, thân thiết với con người như một “cố nhân”, xa thì nhớ nhung lưu luyến .
 Sơ kết : Hai nét đối lập – hai hình ảnh trái ngược nhau hợp lại , đứng bên nhau dựng lên toàn cảnh SĐ độc đáo, hấp dẫn .
 I. Hình ảnh người lái đò SĐ :
 1. Dáng vẻ đặc biệt :
 - 70 tuổi, tóc bạc, hói .
 - Quắc thước, thân hình cao lớn, gọn quánh .
 - Tay lêu nghêu như cái sào .
 - Chân khuỳnh khuỳnh, giọng nói ào ào như tiếng nước .
 - Nhờn giới vòi vọi .
 - Ngực vú, bã vai bầm lên→ “ Thứ huân chương siêu hạng”.
à Miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, so sánh sinh động .
à Hình ảnh một con người lao động chân chính, nghiêm túc mang những nét riêng của nghề sông nước .
 2. Cuộc đời gắn với dòng nước sông Đà :
 Hơn 100 lần xuôi ngược sông Đà→ hiểu biết sâu sắc về con sông, về qui luật phức tạp của nó, nắm chắc từng luồng lạch, từng con thác, từng nơi dựng vách đá
 3. Tài hoa, nghệ sĩ, trí dũng cao cường :
 a. Giàu kinh nghiệm chèo lái : “tay lái ra hoa”.
 - Ngược sông Đà phải lái bằng sào .
 - Xuôi SĐ : linh hoạt, cơ động .
 - Có luồng nước đi lầm là chết ngay .
 b. Nghệ thuật vượt thác siêu phàm :
 - Tác giả đặt nhân vật giữa sự sống và cái chết→ nổi bật tài nghệ của ông .
 Sông Đà Người lái đò . 
 - Thác đá hung dữ - Đơn độc 1 mình .
 - Bày thạch trận . - Bình tĩnh, tự tin,
 - Như trận đồ ác quái . dũng cảm thông minh
 vượt thác, điều khiển 
 - 3 vòng trận con đò như một nghệ sĩ 
 tài hoa→ Chiến thắng .
Þ Ngòi bút Nguyễn Tuân như 1 camera ghi lại những thước phim hỗn hợp, căng thẳng về 3 lần phá vòng vây của người lái đò. Chi tiết biến hóa không lặp lại, từ ngữ đưa vào phù hợp với trận thủy chiến, câu văn giàu yếu tố tạo hình, lối kể giàu kịch tính, mạch văn dồn dập .
Þ Cuộc chiến đấu giữa người lái đò trí dũng và con thác dữ diễn ra như một đoạn phim, sôi động, hấp dẫn
 - Người lái đò như một viên tướng xung trận, oai phong bình tĩnh. Ông vừa có tư thế của một người anh hùng, vừa có phong cách nghệ sĩ tài hoa, tài tử .
Þ Là hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động mới hàng ngày, hàng giờ, cần mẫn khiêm tốn, hi sinh thầm lặng, góp công sức trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng Tây Bắc sau chiến tranh .
 * Nghệ thuật : Thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của N.Tuân:
 - Tài hoa, phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên và con người .
 - Trí tuệ uyên bác .
 + Tri thức văn hóa, hội họa điện ảnh, điêu khắc, âm nhạc, lịch sử, địa lí 
 + Những kĩ thuật quân sự, võ thuật .
 - Sự gắn bó sâu nặng với thiên nhiên, đất nước, cuộc đời, với con người lao động .
C.Tổng kết:(HS tự tổng kết)
 IV. Củng cố : So sánh với “Chữ người” (tr CM) → kế thừa và biến đổi về mặt phong cách của NT : Không chỉ tìm thấy cái đẹp, cái tài hoa ở trong những con người xuất hiện thuộc quá khứ Vang bóng một thời mà còn ở những con người rất đổi bình thường trong nhân dân lao động đang chiến đấu và sản suất hôm nay .
 V. Dặn dò : Nắm bài giảng (đọc lại tác phẩm) .
 Chuẩn bị bài mới: Cách làm bài phân tích tác phẩm văn học (đọc, nắm lý thuyết và xem trước bài tập. Chú ý mục 2 & 3 tr 57-58)
E. Rút KN :

File đính kèm:

  • docT53-54.doc