Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 63: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

A. Giới thiệu chung :

 1. Tác giả : Nguyễn Khoa Điềm .

 - Quê ở Huế, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ .

 - Thơ NKĐ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén thể hiện tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia kháng chiến .

 - Tác phẩm chính :

 + Đất ngoại ô (1972) .

 + Mặt đường khát vọng (1971) .

 + Đất và khác vọng (1974) .

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 63: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 63-T0(GV)	Ngày soạn:29/01/2004.
ĐẤT NƯỚC
 (Nguyễn Khoa Điềm)
A.1. Giúp HS :
 - Cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước trong chiều sâu văn hóa – lịch sử và trong sự gần gủi thân thiết với đời sống hằng ngày của con người, với sự sống của mỗi người. Tóm tắt cốt lõi của nhận thức về đất nước trong bài thơ .
 - Thấy được nét nổi bậc trong nghệ thuật đoạn thơ .
 2. Rèn luyện khái niệm phân tích tác phẩm trữ tình .
 3. Bồi dưỡng niềm tự hào về dân tộc, đất nước .
B. Phân tích 2 phần của bài thơ .
C. Phương pháp : Diễn giảng + Đàm thoại .
D. Thầy : Soạn bài, hướng dẫn HS phân tích .
 Trò : Đọc, chuẩn bị kiến thức TG, TP và định hướng cách phân tích .
Đ. Các bước tiến hành :
 I. Ổn định lớp, ghi tên HS vắng .
 II. Bài cũ : - Tóm tắt truyện “Rừng XN”. Nêu chủ đề tư tưởng?
 - Phân tích hình ảnh RXN và hình ảnh dân làng XôMan?
 II. Dàn bài mới :
- HS đọc tiểu dẫn .
- GV giảng bổ sung .
?Những tác phẩm chính?
1) Nêu hoàn cảnh sáng tác?
2) Tìm hiểu nhan đề của T/P?
- Hướng dẫn cách đọc .
3) Trong phần này tác giả tập trung làm sáng rõ vấn đề gì? ĐN được cảm nhận ở những phương diện nào?
4) Trong cảm nhận của tác giả 
,ĐN là gì?
- Tác giả không trình bày như các nhà khoa học mà giảng giải sự kiện theo cảm hứng thiên về khai thác mặt trữ tình của các tài liệu mang tính dân gian .
5) Lời nhắn nhủ như một lời tâm sự riêng, không lên gân giả tạo .
6) Nhận xét, đánh giá?
- Đoạn thơ chính luận nhưng không phải là lí lẽ trừu tượng mà bằng những hình ảnh gợi cảm và giọng thơ sôi nỗi thiết tha→ trữ tình – Cluận .
- Bài thơ hấp dẫn chủ yếu không phải lí lẽ đanh thép mà là hàng loạt những hình ảnh cụ thể thân thiết trong đời sống hằng ngày .
- GV hướng dẫn HS kết luận .
A. Giới thiệu chung :
 1. Tác giả : Nguyễn Khoa Điềm .
 - Quê ở Huế, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ .
 - Thơ NKĐ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén thể hiện tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia kháng chiến .
 - Tác phẩm chính :
 + Đất ngoại ô (1972) .
 + Mặt đường khát vọng (1971) .
 + Đất và khác vọng (1974) .
 2. Tác phẩm : “Mặt đường khát vọng” .
 a. HCST :
 - Được sáng tác vào cuối năm 1971 ở chiến khu Trị – Thiên .
 - Nội dung : Sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng thành thị MN, đứng dậy xuống đường đấu tranh hóa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc .
 - Đoạn trích : “Đất nước” là chương V của tác phẩm, là chương hay nhất thể hiện sâu sắc tư tưởng cơ bản nhất của tác phẩm. Đất nước này là của nhân dân .
 b. Nhan đề - đề tài : Đất nước .
 - Là đề tài quen thuộc, truyền thống .
 - Nét riêng :
 + Đất nước được cảm nhận, phát hiện trong một cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn cả quá khứ, hiện tại, tương lai → Đất nước của nhân dân .
 + Sự sử dụng phong phú các yếu tố của văn hóa, VHDG một cách sáng tạo và thích hợp .
B. Phân tích :
 * Phần I :
 1. Đất nước có từ bao giờ:
 a. Đất nước có từ rất xưa, trước khi ta ra đời từ các thời ngày xửa, ngày xưa→ Không xác định thời gian và không gian .
 b. ĐN lớn lên = sự nghiệp chống giặc ngoại xâm “dân mình biết “, bằng sự lao động cần cù lom lũ của con người “hạt gạo” .
 c. ĐN gắn với những gì thân thuộc tình nghĩa của ông bà cha mẹ .
à Hình ảnh, ngôn từ có màu sắc dân dã .
à ĐN bắt nguồn từ những gì gần gủi nhất , thân thiết nhất , bình dị nhất trong đời sống và tâm hồn của con người .
 2. Đất nước là gì?
 Tách 2 thành tố đất nước .
 - Đất là nơi anh đến trường à ĐN lànơi 
 là nơi chim  con người
 - Nước là nơi anh tắm . sinh ra, lớn
 là nơi rồng ở lên, yêu 
 - Đất Nước là nơi ta hò hẹn nhau, sinh 
 nơi dân mình đoàn tụ con, đẻ cái .
 - Lối tách → Gộp từ “Đất Nước” độc đáo làm rõ vẻ đẹp cụ thể của từng vế .
 + Đất có vẻ đẹp, kỉ niện của đất .
 + Nước có vẻ đẹp, kỉ niệm của nước .
 Þ Đất nước có vẻ đẹp tổng hợp, phong phú, giàu có .
 3. Đất nước tiếp tục làm rõ theo thước đo cửa thời gian, không gian, địa lí, lịch sử .
 - Thời gian đằng đẵng : từ huyền thoại LLQ – AC → truyền thuyết đắt tổ hùng Vương → hôm nay . 
 - Không gian mêng mông : con chim phượng hoàng .núi bạc .
 con cá  biển khơi .
 4. Đất nước hàm chứa mọi cá nhân nên trong mỗi cá nhân đều cù một phần ĐN .
→ Ý tưởng mới mẻ .
 Trong anh và em hôm nay 
 Đều có một phần đất nước .
 5. Lời nhắn nhủ chân thành về trách nhiệm đối với ĐN của thế hệ trẻ, của mỗi cá nhân .
 Phải biết gắn bó và san sẻ 
 Phải biết hóa thân 
 Sơ kết : ĐN được cảm nhận như một sự thống nhất cái yếu tố địa lí, lịch sử, văn hóa, phong tục, là sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thế hệ này, thế hệ khác. Mỗi cá nhân phải có ý thức giữ gìn, xây đắp cho đất nước muôn đời .
 Qua cách cảm nhận ấy, vừa thiêng liêng sâu xa, lớn lao, vừa gần gũi thân thiết với sự sống của mọi người .
 * Phần II :
 Đất nước là của ai? Đất nước của 
 Ai đã làm nên đất nước? nhân dân .
 - Đất nước được quy tụ bằng một loạt những hình ảnh, những hiện tượng, những địa danh, danh nhân là Hòn Thống Mái, Hòn Vọng Phu, Bà Đen, Bà Điển  (Địa lí) .
 - Đất nước gắn với những con người vô danh, bình dị, sinh ra lớn lên, lao động và đánh giặc, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia :
 Không ai nhớ mặt đặt tên
 Nhưng họ đã làm ra đất nước (Lịch sử) .
 - Điểm hội tụ – cốt lõi : đất nước này là đất nước của nhân dân .
 → Đây chính là đóng góp của NKĐ trong việc làm sâu sắc thêm ý niệm về ĐN của thơ thời chống Mĩ .
 * Nghệ thuật : 
 - Thơ chính luận – trữ tình vừa dồi dào cảm xúc, vừa sâu lắng suy tư .
 - Sự thống nhất chặt chẽ giữa tư tưởng nghệ thuật (tư tưởng nhân dân, hình thức dân dã, dân gian) .
 - Sử dụng vốn văn hóa dân gian một cách sáng tạo (từ ngữ gợi cảm, nôm na, bình dị) .
 → Từ cổ tích→ ca dao, tục ngữ .
 Từ ca dao → đời sống lao động vất vả .
 Từ xa xưa→ thực tại, dân ca .
 → Sự “lộn xộn” có dụng ý : đất nước muôn màu, muôn vẻ, trải dài trong không gian, thời gian, đọng sâu trong tư duy, nhận thức của con người .
C. Tổng kết:(HS làm ở nhà)
 IV. Cũng cố : Chủ đề đất nước, trong thơ 45 – 75 .
 V. Dặn dò : Học thuộc dẫn chứng, nắm bài giảng .
 Chuẩn bị : Cách làm bài phân tích các vấn đề văn học .
 (Đọc, xem trước bài tập) .
E. Rút KN :Cần gọn hơn ở phần hai.

File đính kèm:

  • docT63.doc