Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 70: Sóng (Xuân Quỳnh)

I. Giới thiệu chung :

 1. Tác giả XQ : (1942 - 1988)

 - Là nhà thơ nữ không những có tài năng mà có một trái tim giàu lòng yêu thương, luôn trăn trở suy tư về cuộc đời, khác khao tình yêu, hạnh phúc

 - Đề tài thành công nhất : Tình yêu: chân thành, tha thiết, sôi nổi nồng nàn và trao tặng hết mình .

 2. Bài “Sóng” :

 a. Đề tài : Tình yêu - mượn sóng để nói về tình yêu .Sóng là hoá thân của chủ thể trữ tình “em”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 70: Sóng (Xuân Quỳnh), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 70(GV)	Ngày soạn:15/3/07
SÓNG
 (Xuân Quỳnh)
A.Mục đích yêu cầu:
 1.Kiến thức: Qua bài thơ, cảm nhận được một tâm hồn người phụ nữ, luôn khác khao chân thành, nồng hậu và dám bày tỏ khác vọng của mình trong tình yêu .
 – Thấy được những thành công của NT bài thơ trong cấu từ và hình ảnh, nhịp điệu ; cảm nhận được cái hay trong bài thơ XQ : hồn nhiên, dễ dàng không dụng công gì mà lại rất sâu sắc .
 2. Rèn luyện KN phân tích thơ trữ tình .
 3. Giáo dục : Tình yêu trong sáng, chân thành
 4. Trọng tâm : Tình yêu trong sáng, chân thành qua hồn thơ XQ .
B. Các bước tiến hành :
 1.Ổn định lớp:
 2. Bài cũ :Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của NMC và nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giaửng
3.Bài mới :
1) Tiểu sử :
 * Nhà thơ trẻ tiêu biểu thời 
chống Mĩ – La Khê – Văn Khê - 
TX Hà Đông – Hà Tây .
 * Tuổi thơ chịu nhiều thiệt thòi .
 * Mê thơ→vượt lên khó khăn → 
gắn bó với văn học .
- Là lời “tự bạch” chân thành thắm thiết của một trái tim phụ nữ khát khao tình yêu, hạnh phúc .
- Sóng là nơi khơi nguồn cho nhiều nhà thơ .(XD, nhiều ca khúc)
Sóng(XQ): sự giải bày hết sức chân thực về một tình yêu và khát vọng của chính mình → độc đáo .
- HS đọc, GV hướng dẫn tìm hiểu chủ đề .
- Mượn sóng để nói về tình yêu. Cách nói gì? (Nghệ thuật) 
Câu thơ 3,4 của khổ 1 cho em hiểu thêm điều gì về sóng?
Hình tượng người con gái trong tình yêu ở 2 câu này có khác gì người phụ nữ thời xưa?
6) Em cảm nhận được điều gì về nữ sĩ XQ qua 2 câu thơ này?
 - Sóng và em → cái tôi trữ tình của nhà thơ. Hai nhân vật tuy hai mà một (có lúc phân thân, có lúc hòa nhập) .
 - HS đọc đoạn 2 .
7) Nghĩa là nghĩ về điều gì? Đặt em, anh bên cạnh biển lớn cho ta thấy tình yêu ntn?
 - Câu hỏi không có lời giải đáp, nhưng trong tình yêu người ta vẫn cứ hỏi .
 Có lời giải đáp không?
 - Định nghĩa→ tâm trạng người đang yêu .
 - XD đã tổng kết : “Làm sao cắt được tình yêu” .
Em có nhận xét gì về cách diễn đạt nỗi nhớ của XQ?
Không nói : 
 Xuôi về phương nam Nhấn 
 Ngược về phương bắc mạnh
 Bất cứ hoàn cảnh nào cũng thũy chung .
 à Liên hệ : Rô Ju ; Hòn Vọng Phu
-“Sự kiên định trên lập trường tình 
yêu vàø đề cao tuyệt đối lòng chung thủy”(Phân tích-bình giảng 
tác phẩm văn học 12)
Em hiểu như thế nào về nỗi lòng của nhà thơ thể hiện trong khổ cuối?
Theo em vì sao tác giả chọn thể thơ 5 chữ ? Bài thơ cho em hiểu điều gì về những cung bậc tình cảm trong trái tim người phụ nữ khi yêu?
I. Giới thiệu chung :
 1. Tác giả XQ : (1942 - 1988)
 - Là nhà thơ nữ không những có tài năng mà có một trái tim giàu lòng yêu thương, luôn trăn trở suy tư về cuộc đời, khác khao tình yêu, hạnh phúc 
 - Đề tài thành công nhất : Tình yêu: chân thành, tha thiết, sôi nổi nồng nàn và trao tặng hết mình .
 2. Bài “Sóng” :
 a. Đề tài : Tình yêu - mượn sóng để nói về tình yêu .Sóng là hoá thân của chủ thể trữ tình “em”.
 b. Chủ đề :
 Qua sóng → nhà thơ liên tưởng đến một tình yêu như một khát vọng của tuổi trẻ. Tình yêu bao giờ cũng đẹp, nếu vượt qua thử thách gian lao sẽ đến được bến bờ hạnh phúc .
II. Phân tích :
 1. Nghĩ về sóng, bản chất của sóng :
 - Bản chất của sóng :
 Dữ dội > < dịu êm
 Oàn ào > < lặng lẽ
 à những trạng thái đối cực của sóng (đối cực mà thống nhất) . Mượn sóng để nói đến tình yêu -> cách nói ẩn dụ. Tình yêu cũng như sóng, cũng có những trạng thái trái ngược nhau : vui, buồn, đắm say, hờn giận 
 - Sôùng không hiểu nổi mình 
 Sóng tìm ra tận bể 
à Sóng (em) trăn trở suy tư khao khát vượt ra khỏi những giới hạn chật hẹp để tự khám phá về mình ,khát khao sự đồng điệu ->mạnh mẽ
 - Sóng tồn tại vĩnh hằng như tình yêu :
 +Sóng: vẫn thế à Tình yêu không bao giờ xưa cữ, vẫn là nỗi khát khao vĩnh hằng .
 +Bồi hồi trong ngực trẻ: khẳng định sức mạnh tình yêu của tuổi trẻ.
 2. Từ sóng nghĩ về tình yêu (4 khổ tiếp) .
 - Em : + Nghĩ về anh, em đặt anh, em bên
 + Nghĩ về biển lớn cạnh biển lớn: tình yêu cao cả, thiêng liêng không nhỏ bé tầm thường 
 - Tự đặt câu hỏi : Từ nơi nào sóng lên? Câu hỏi hồn nhiên như một đứa trẻ lần đầu đứng trước biển muốn tìm lời giải đáp : 
 Từ đâu ? Khó có lời giải đáp . Tình yêu như 
 Khi nào? một ẩn số khó cắt nghĩa .
 - “Em cũng không biết nữa”→ cái lắc đầu, lời thú nhận rất dễ thương, rất phụ nữ .
 - XQ cảm nhận con sóng ở nhiều tầng : 
 Dưới lòng sâu → có sóng ngầm, nổi 
 trên mặt nước khi ẩn, khi hiện nhưng mọi con sóng đều hướng tới bờ “nhớ bờ” .
 - Em nhớ đến anh Tình yêu đi liền với 
 cả trong mơ, còn thức nỗi nhớ da diết, mãnh liệt trong tiềm thức .
 - Nỗi nhớ thường trực trong thời gian → còn tỏa ra mọi không gian rộng lớn, đa dạng, đa chiều .
 Dẫu xuôi về phương bắc Nỗi nhớ chỉ có 
 Dẫu ngược về phương nam một phương - anh 
 -> Táo bạo, thành thật, chủ động bày tỏ tình yêu của mình, không e dè, giấu giếm, không nghĩ đến sự đón nhận đền đáp → tấm lòng bao dung nhân hậu .
3. Từ sóng nói lên khát vọng về một tình yêu cao đẹp .
* Tình yêu gắn với niềm tin :
 - Xuất phát từ quy luật của tự nhiên :
 Con nào chẵng tới bờ gợi liên tưởng cuộc
 Dù muôn  cách trở hành trình đến bờ đầy gian lao của sóng .
 - Muốn đến được hạnh phúc, tình yêu cũng phải vượt qua bao thử thách cuộc đời Û Tình yêu mãnh liệt : 
 - “Làm sao được tan ra Khát khao được yêu
 Để ngàn năm còn vỗ” và được tồn tại vĩng hằng trong tình yêu như sóng - một khát vọng đẹp đẽ và cảm động
III. Tổng kết :
 - “Sóng” – bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ, giọng thơ của XQ .
 - Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ như nhịp sóng, đó cũng là nhịp lòng của XQ.Giọng thơ trữ tình sâu sắc hình ảnh, cách thể hiện gần gũi, quen thuộc nhưng hết sức độc đáo .
 	4. Củng cố : Những cung bậc tình cảm trong trái tim người phụ nữ khi yêu được thể hiện trong bài thơ? 
 5. Dặn dò : - Học thuộc bài thơ , học bài giảng.
 - Chuẩn bị : xem lại tất cả nội dung đã học về VHVN từ CMT8 1945 đến 1975.Tiết sau ôn tập.
C. Rút KN :

File đính kèm:

  • docT70.doc