Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 9: Cái gì quý nhất - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Huê

*hđ1: - hướng dẫn giải bài tập

bài 1 :

- gv ghi các phép tính lên bảng.

- cho hs nhắc lại cách đổi các số đo độ dài từ hai danh số sang số đo độ dài có 1 danh số.

- củng cố: kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng stp.

bài 2 :

- gv ghi các phép tính cần làm mẫu lên bảng, hướng dẫn cách làm: viết số tp thích hợp vào chỗ trống.

- chốt lại đáp án đúng.

- củng cố: kĩ năng đổi đv đo độ dài từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn dưới dạng stp.(mỗi đơn vị tương ứng với 1 chữ số).

bài 3 :

- cho hs làm việc theo nhóm.

- sau khi làm xong, yêu cầu hs chữa bài và nêu cách làm.

- nhận xét bài làm của hs .

- chốt lại cách đổi số đo độ dài từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn hơn.

- củng cố: kĩ năng đổi từ 2 đv thành 1 đv.

bài 4 :

- hs làm bài cá nhân. kkhs hoàn thiện cả phần b,d.

- cho hs chữa bài và nêu cách làm.

- gv nhận xét chốt kiến thức.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 9: Cái gì quý nhất - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Huê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
đọc
III - Hoạt động dạy - học 
1- HĐTQ làm việc	- TBHT: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài Cái gì quý nhất và trả lời câu hỏi 
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ? 
+ Theo em, vì sao người lao động là quý nhất ? 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi 
2. Dạy bài mới 
a) Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu tranh - giới thiệu bài
(SGVtr190) 
b) Bài mới 
Hoạt động 1: Luyện đọc đúng 
- Gọi 1 HS đọc bài
- GV chia 3 đoạn 
Đoạn 1:..nổi cơn dông
Đoạn 2: thân cây đước
Đoạn 3: còn lại
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- Luyện đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng, đổi đoạn cho nhau)
- Cả lớp đọc thầm theo
- Luyện đọc từ khó: phũ, nẻ chân chim, rạn nứt, phập phều, cơn thịnh nộ, thẳng đuột, 
- Giải nghĩa từ khó: phũ, phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa số
- HS hoạt động theo nhóm 
- GV đọc mẫu cả bài
- Cả lớp đọc thầm theo
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* GV treo bảng phụ 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và luyện đọc diễn cảm từng đoạn 
* Đoạn 1 
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ? 
+ Em hình dung cơn mưa "hối hả" là mưa như thế nào ? 
+ Em hãy đặt tên cho đoạn văn này ? 
+ Để diễn tả được đặc điểm của mưa ở Cà Mau ta nên đọc bài như thế nào ? 
- HS đọc, trả lời
- 4 HS trả lời (câu 3)
- GV đọc mẫu đoạn 1
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc bài trước lớp 
- HS nghe 
- HS đọc 
- 3 -> 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét
* Đoạn 2
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH
- HS đọc, trả lời 
+ Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ? 
+ Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ?
+ Em hãy đặt tên cho đoạn 2
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 (tiến hành tương tự như đoạn 1) 
- 3 HS trả lời ( câu 3 HS trả lời. )
* Đoạn 3 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- HS đọc, trả lời 
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ? 
+ Em hiểu "sấu cản mũi thuyền" "hổ tình xem hát"
+ Em hãy đặt tên cho đoạn 3
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3 (tiến hành tương tự như đoạn 1) 
- 3 HS trả lời 
- GV hỏi: Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau 
- HS trả lời 
- Ghi bảng nội dung chính của bài 
- Gọi HS đọc lại toàn bài 
- Nhận xét 
- 2 HS nhắc lại 
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau?
 - Chuẩn bị ôn tập giữa học kì I
_____________________________________
Toán
Viết các số đo khối lượng Dưới dạng số thập phân
I - Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng; Quan hệ giữa các đo liền kề nhau và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thường dùng.
- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.
KKHS hoàn thiện cả phần b bài 2.
- Có ý thức học tập và phát huy khả năng vận dụng sáng tạo.
II - Đồ dùng dạy học:- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, để trống một số ô bên trong.
III- Các hoạt động dạy học:	
A- HĐTQ làm việc	- TBHT: Kiểm tra bài cũ: 
- HS chữa BT3 - tiết 41- HS khác nhận xét và đặt câu hỏi về nội dung bài cho bạn. 
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Nội dung:
*HĐ1:- Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng.
- Gọi 1 HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng thường dùng.
- Nêu mối quan hệ của các đơn vị đo đó. (dùng bảng phụ đã có kẻ sẵn bảng để HS điền)- 
- Cho HS nhắc lại.
*HĐ2: - Tìm hiểu ví dụ. 
- GV ghi ví dụ lên bảng.
- Cho HS thảo luận để tìm kết quả.
- GV hướng dẫn lại cách tìm để HS nắm chắc hơn.
*HĐ3: - Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 :- Cho HS làm việc cá nhân vào vở nháp.
- Cùng HS nhận xét bài của các nhóm.
- Củng cố kĩ năng viết số đo KL dưới dạng STP.
Bài 2: 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ làm phần a.
- Làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Chữa bài cho HS. 
- KKHS hoàn thiện cả phần b.
- Chốt lại kiến thức của 2 bài: Đôỉ số đo KL có 2 đơn vị đo ra PSTP( với đơn vị đo lớn hơn) sau đó viết dưới dạng STP(có một đơn vị đo).
Bài 3 : - GV treo bảng phụ.
- Hướng dẫn cách tóm tắt và cách làm.
- Chấm một số bài của HS.
- Nhận xét kết quả.
- Củng cố kĩ năng trình bày bài.
- HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng thường dùng (tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g).
- Nêu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo đó. Điền vào bảng đo khối lượng, mối liên hệ giữa các đơn vị đo. 
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm, nêu được cách làm và kết quả.
VD : 5 tấn 132kg = 5,312 tấn
- HS làm việc cá nhân, nêu cách làm ; làm vào vở nháp.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Lớp cùng nhận xét.
- Đọc và nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm, trình bày bài làm vào bảng nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung bài cho các nhóm.
- Đọc và nêu yêu cầu, trao đổi cách tính .Làm việc cá nhân vào vở ở lớp.( KKHS làm cả 2 cách).
- 1HS lên bảng chữa bài.
- Lớp cùng nhận xét.
*HĐ3- Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố lại bài, cho HS nhắc lại các đơn vị đo khối lượng.
- GV nhận xét chung về tiết học. Dặn HS xem lại bài chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : thiên nhiên
I. Mục tiêu:
- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh nhân hoá bầu trời.Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp
 quê hương hoặc nơi em ở.Biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
 - Có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
* GD BVMT: Hs hiểu biết về mụi trường thiờn nhiờn Việt Nam và nước ngoài, từ đú bồi dưỡng tỡnh cảm yờu quý, gắn bú với mụi trường sống.
II. Đồ dùng dạy học: - 4 Bảng nhóm + bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- HS: Đặt câu để phân biệt nghĩa các nghĩa của một từ nhiều nghĩa mà em biết?
- HS nhận xét.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu và nội dung tiết họcvà ghi bảng.( HS ghi vào vở).
2- Nội dung: 
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1:
- Đọc mẩu chuyện “Bầu trời mùa thu”.
- GV theo dõi , sửa lỗi phát âm.
? Bài văn nói về nội dung gì?.
 Bài 2:Đọc yêu cầu của bài tập.
 - GV tổ chức HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
 + Từ ngữ thể hiện sự so sánh .
+ Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.
- Khi sử dụng những từ thể hiện sự so sánh và nhân hoá làm cho sự vật được miêu tả như thế nào? 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng SGV- trang187.
 Bài 3: - Đọc yêu cầu của bài tập.
 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
+ Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em khoảng 5 câu, có sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm 
- Cho HS đọc đoạn văn 
- Nhận xét HS .
? Trước cảnh đẹp của quê hương như vậy em cần làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn?
- Nhắc nhở HS biết lồng các ý đó trong bài viết.
 - 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn - lớp đọc thầm. 
- Bài nói về bầu trời theo ý hiểu và cảm nhận của từng bạn HS. 
-1 HS đọc.
- HS thảo luận tìm các từ miêu tả bầu trời; ghi vào bảng nhóm. 
- Cử đại diện báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung.
 - 3 HS đại diện nhóm phát biểu.
- 1 vài HS trả lời.
 - Các nhóm nhận xét .
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu đề bài .
- HS làm bài trong vở bài tập .
- HS cả lớp làm vào vở.
- HS đọc đoạn văn. 
- Nhận xét đoạn văn bạn viết.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn phải có hình ảnh và giầu cảm xúc. 
- HS nối tiếp trả lời.
3. Củng cố- dặn dò:
- Cho HS nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ điểm “Thiên nhiên”.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS hoàn thành đoạn văn .
- Chuẩn bị bài: Đại từ
_______________________________________________________________
Thứ tư ngày 1 thỏng 11năm 2017
Tập làm văn
 Luyện tập thuyết trình , tranh luận
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu có KN thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi .
- Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức 
thuyết phục.
- GD kĩ năng diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin,tôn trọng người cùng tranh
 luận.
KNS: Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác luyện tập, thuyết trình tranh luận.
- GD BVMT: Hs biết được sự cần thiết và ảnh hưởng của mụi trường thiờn nhiờn đối với cuộc sống của con người
*GT: bỏ bài 3.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
 - HS đọc mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường .
B- Bài mới : 
1- Giới thiệu bài:GV nêu nội dung bài và ghi bảng.(HS ghi vào vở). 
2- Nội dung 
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu, tổ chức làm việc theo nhóm .
- GV hướng dẫn làm bài .
- GV quan sát , giúp đỡ HS nào còn lúng túng .
- Nhận xét , chốt lời giải đúng SGV tr 193 .
* Nhấn mạnh : Khi thuyết trình , tranh luận về một vấn đề gì đó , ta phải có ý kiến riêng , biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có tình có lí, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại .
Bài 2:
 - GV phân tích VD, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Phân công mỗi nhóm đóng một vai, ghi chuẩn bị ra giấy nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS xác định yêu cầu . 
- HS làm việc theo nhóm , viết kết quả vào bảng nhóm .
- Đại diện trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- HS nghe.
- Từng tốp HS thực hiện tranh luận.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc nội dung của bài.
3. Củng cố - dặn dò: 
 ? Nêu tóm tắt các điều kiện thuyết trình, tranh luận ?
GV nhận xét tiết học .
Dặn HS nhớ các điều kiện thuyết trình tranh luận, rẽ kĩ năng thuyết trình, tranh luận.
Chuẩn bị bài : Luyện tập thuyết trỡnh tranh luận (tiếp)
_____________________________________________
đạo đức
Tình bạn (Tiết 1)
I - Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết :
- Biíet được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- GDHS luôn có tình thân ái, đoàn kết với bạn bè trong và ngoài lớp .
*KNS: Kĩ năng tư duy phê phán, đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập, trình bày suy nghĩ và ý tưởng.
II - Tài liệu và phương tiện: - Bài hát "Lớp chúng ta đoàn kết"- Nvà L : Mộng Lân.
III- Các hoạt động dạy - học: 
A- HĐTQ làm việc	- TBHT: Kiểm tra bài cũ: 
:- HS tự đặt câu hỏi trao đổi nội dung của bài trước.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầy tiết học và ghi bảng. HS ghi vào vở.
2- Nội dung:
*HĐ1 : Đặt vấn đề Vì sao cần phải có bạn bè?
- Cho cả lớp hát bài hát "Lớp chúng ta đoàn kết ".
? Bài hát nói lên điều gì?
? Lớp chúng ta có vui như vậy không?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
? Trẻ em có quyền được tự do kết giao với bạn bè không? 
- GV: Ai cũng cần có bạn bè, trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao với bạn bè.
*HĐ2 : Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
- Cho HSK đọc truyện “Đôi bạn
- Cho 1 số em đóng vai theo nội dung truyện.
- Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi trang 17 - SGK.
- GV : Bạn bè cần phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. 
*HĐ3: Cách ứng xử phù hợp với bạn bè 
- GV mời 1 số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do
- Sau mỗi tình huống GV cho học sinh liên hệ với bản thân.
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp với mỗi tình huống (Tham khảo SGV - tr30)
*HĐ4 : Củng cố Biểu hiện của tình bạn đẹp.
 - Yêu cầu mỗi em HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- GV ghi nhanh lên bảng các ý kiến của HS.
- GV: Các biểu hiện đẹp của tình bạn : tôn trọng, chân thành, biết quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia se buồn vui cùng bạn ...
*HĐ nối tiếp:- Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát...về chủ đề “Tình bạn.
- Đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
- Thảo luận cả lớp.
- HS hát đồng thanh 2 lượt bài hát do lớp phó văn nghệ bắt nhịp.
- HS thảo luận nhóm bàn và nối tiếp nhau trình bày ý kiến 
- Lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- 1 HS khá đọc truyện.
- Một số em tham gia đóng vai.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK tr 17.
- Rút ra ý kiến nhận xét 
- HSG nêu dược ý nghĩa của câu chuyện.
- HS làm việc cá nhân: Làm BT2 - SGK tr 18
- Thảo luận nhóm bàn, trình bày cách ứng xử của mình và giải thích lí do. HS tự liên hệ bản thân
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
- HS liên hệ với thực tế trong lớp, trường ...
- Một vài HS đọc Ghi nhớ SGK.
__________________________________________
Toán
Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
I- Mục tiêu:
- Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. HS làm bài 1,2.
 - Kĩ năng đổi các đơn vị đo chính xác.
 - HS yêu thích bộ môn.
II- Chuẩn bị: Bảng mét vuông (có chia các ô đề-xi-mét vuông)
III- Các hoạt động dạy - học 
A- Kiểm tra bài cũ: Nêu các đơn vị đo diện tích đã học. Mối quan hệ giữa 2 đ/vị đo lìên kề.
B- Bài mới
1. Lí thuyết
a) Ôn lại hệ thống bảng đơn vị đo diện tích 
 (Tiến hành tương tự như phần a- Lí thuyết của tiết trước)
* Chú ý: Phân bịêt sự khác nhau về quan hệ giiữa đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài
b) Ví dụ: Viết số thích hợp: 
 3m2 5dm2 = ...m2
 42dm2 = ... m2
* Củng cố: Mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số
- HS trình bày: Ví dụ:
 1m =10dm 1dm = 0,1m
 1m2 =100dm2 1dm2 =0,01m2
- Phân tích và nêu cách làm
3m2 5dm2 =m2 = 3,05m2
2. Luyện tập
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp: 
56dm2=...m 17dm2 23cm2 = ... dm2
23cm2=...dm2 2cm2 5mm2 =...cm2
* Củng cố: Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích nhỏ hơn mét vuông
- Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
- Làm bài vào vở nháp 
- 2 HS lên bảng ,lớp làm theo dãy ,ai xong làm phần còn lại. 
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp: 
1654m2 = ...m2 5 000m2 =...ha
1ha =...km2 15ha =...m2 
 (Tiến hành tương tự như BT 1)
* Củng cố: Quan hệ giữa những đơn vị đo diện tích lớn hơn mét vuông)
- HS làm bài tương tự bài 2. 
Bài 3: Viết số thích hợp: 
* Chấm bài - Nhận xét
- Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu 
- Làm bài vào vở 
C- Củng cố:
 - Cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Phân biệt với đv đo độ dài.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
_________________________________________________________________
Thứ năm ngày 2 thỏng 11 năm 2017
Luyện từ và câu
Đại từ
I. Mục tiêu
- Hiểu đại từ là dựng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ( hoặc cụm danh từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp. Nhận biết được đại từ trong cách nói hằng ngày, trong văn bản.
- Biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn. 
- GDHS kĩ năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em ở. 
B- Bài mới: 
1-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu nội dung tiết họcvà ghi đầu bài.( HS ghi vào vở).
2- Nội dung: 
*HĐ1: Nhận xét
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 + Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn ?
 + Từ nó để làm gì ?
- Kết luận: Các từ cậu, tớ, nó là đại từ dùng 
để xưng hô.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp. 
 + Qua 2 bài tập, em hiểu thế nào là đại từ ?
 + Đại từ dùng để làm gì?
*HĐ2: Rút ra Ghi nhớ. 
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
 - Yêu cầu HS đặt câu có dùng đại từ để minh hoạ cho phần Ghi nhớ . GV ghi nhanh câu HS đặt lên bảng.
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
+ Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?
+ Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
 - GV kết luận.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
? Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai?
 + Các từ mày, ông, tôi, nó dùng để làm gì?
 - Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - Yêu cầu HS làm bài theo cặp trong nhóm. 
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa (nếu có).
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HĐ cả lớp, trả lời câu hỏi, liên hệ với 
bản thân khi sử dụng các từ đó .
- HS nhắc lại
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài tập. 
- Một số HS phát biểu.
- 3 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm. HS đọc thuộc ngay tại lớp.
- 3 HS nối tiếp nhau đặt câu.
 - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS đọc các từ in đậm.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét.
- HS trả lời: 
 + Các đại từ đó dùng để xưng hô, mày chỉ cái cò, ông chỉ người đang nói, tôi chỉ cái cò, nó chỉ cái diệc.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài: Phát hiện DT lặp lại nhiều lần trong câu chuyện, ròi tìm đại từ thích hợp để thay thế 
 - Đọc, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
 ? Em hiểu thế nào là đại từ? Tác dụng của việc dùng đại từ để thay thế trong đoạn văn?
Chuẩn bị bài: ễn tập.
_____________________________________________
Toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu: Giúp học sinh : 
- Củng cố viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Luyện giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích. KKHS hoàn thiện cả bài 4.
- Có ý thức học tập và luôn có tư duy logic.
II - Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ; bảng nhóm.
III- Các hoạt động dạy học:	
A - Kiểm tra bài cũ: - HS chữa BT3 - tiết 43. HS nhận xét 
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học và ghi bảng.(HS ghi vào vở).
2- Nội dung: 
*HĐ1: - Hướng dẫn giải bài tập 
Bài 1 :
- GV chép đề bài lên bảng, chia lớp thành các nhóm nhỏ ; mỗi nhóm làm một phép tính.
- Cho HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài, mối liên quan giữa hai đơn vị liền kề nhau và các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài.
Bài 2:
- Chép đề bài lên bảng; cho HS làm việc cá nhân.
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo khối lượng; mối liên hệ giữa hai đơn vị liền kề nhau và mối liên hệ giữa các đơn vị trong bảng.
- HS giải thích cách làm phần c.
- Chốt lại cách viết số đo KL dưới dạng STP.
Bài 3 :
- Tiến hành tương tự bài tập 2:
- Gợi ý cách làm.
- Cho HS làm vào vở ở lớp.
- Chấm 1 số bài và nhận xét.
- Cho HS nhắc lại các đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích, mối liên hệ giữa các đơn vị trong bảng ...
Bài 4 :KKHS hoàn thiện.
- GV treo bảng phụ
- Cho HS tóm tắt.
- Chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức thi đua giải bài tập cho các nhóm.
- GV nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc.
- Củng cố cách viết dưới dạng STP.
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm vào bảng nhóm.
- Đại diện 4 nhóm lên trình bày.
- Lớp chữa bài và nhận xét.
- Nhắc lại cách viết các số do độ dài dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau
- HS đọc, phân tích đề.
- Làm việc cá nhân vào vở lớp.
- Chữa bài trên lớp.
- Nhận xét kết quả của bạn và so sánh bài làm của mình.
- Rút ra kết luận.
- HS đọc, phân tích đề.
- Làm việc cá nhân vào vở lớp.
- Nêu được tên các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích. Mối liên hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Đọc và phân tích đề.
- Tóm tắt bài toán.
- Thảo luận nhóm ; trình bày kết quả vào bảng nhóm.
- Đại diện lên bảng đọc lại kết quả của nhóm mình ; các nhóm khác cùng nhận xét và đánh giá đội thắng thua.
3. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung bài luyện tập chung với các kiến thức có liên quan .
- GV nhận xét chung về tháI độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
________________________________________________
chính tả (Nghe-viết)
Tiếng đàn Ba-la-lai- ca trên sông đà
I. Mục tiêu:
- Nhớ viết chính xác, trình bày đúng bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên Sông Đà .Trình bày
 đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do. 
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu l/n hoặc âm cuối n/ ng.HSG phân
 loại được ý nghĩa và tác dụng của các từ lỏy tìm được trong bài tập 2.
- Rèn tính cẩn thận; ý thức luyện chữ đẹp, đúng chính tả .
II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ , bảng nhóm.
III-.Các Hoạt động dạy và học: 
A- Kiểm tra bài cũ :
 - 2 HS lên bảng viết các tiếng có chứa vần uyên, uyêt .
 - HS nhận xét chữa bài.
B- Bài mới :
1- Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_9_cai_gi_quy_nhat_nam_hoc.doc