Giáo án môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Tiết 1, Bài 21: Cuộc sống xung quanh

GV chỉ tranh: Đây là hình ảnh bà con nông dân đang gánh muối. Đó chính là nghề làm muối.

? Ngoài nghề trên , người dân vùng biển còn sinh sống bằng nghề nào?

- Ngoài các nghề mà các em vừa biết, em hãy kể thêm những nghề khác của người dân nông thôn?

? Em cần có thái độ như thế nào với những người làm công việc đó?

? Theo em nghề nghiệp của người dân nông thôn có giống nhau không?

? Tại sao họ lại có những nghề khác nhau như vậy?

- GV: Vừa rồi các em đã tìm hiểu nghề nghiệp của người dân NT ở các vùng miền khác nhau. Vậy bạn nào có thể kể một số nghề nghiệp ở vùng NT HD mà em biết.

- GV: Ở Tỉnh Hải Dương của chúng ta cũng có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bây giờ các em sẽ hướng lên màn hình và xem một clip nói về hoạt động của nghề nào nhé.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Tiết 1, Bài 21: Cuộc sống xung quanh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TIẾT 1) – LỚP 2
1.Kiểm tra bài cũ:
-Hãy kể các phương tiện giao thông mà em biết?
-Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe máy em cần phải làm gì?
- GV nhận xét.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu: GV đưa hình nông thôn – Thành thị- Nói: Sau đây các em cùng hướng lên màn hình. Quan sát 2 bức tranh và cho cô biết tranh nào vẽ quang cảnh nông thôn, tranh nào vẽ quang cảnh thành thị giải thích vì sao em biết điều đó.
+ Ở lớp 1 các em đã được tìm hiểu về quang cảnh cuộc sống xung quanh của NT và TT. Lên lớp 2 các em lại tiếp tục được tìm hiểu về cuộc sống xung quanh ở cả NT và TT.Vậy tiết học hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu về cuộc sống xung quanh ở vùng nông thôn qua Bài 21: Cuộc sống xung quanh (GV ghi BL).
+ Trong tiết học này chúng ta có 2 nhiệm vụ chính. NV1: Kể tên một số nghề của người dân ở NT. NV2: Chúng ta cùng đi tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt của người dân NT.
+ Trước tiên cô trò mình cùng tìm hiểu HĐ1: Nghề nghiệp của người dân NT (BL)
+ Để giúp các em biết được nghề nghiệp của những người dân ở NT trên khắp đất nước VN cô cùng các em sẽ đi xem 1 clip sau.
-> Bật clip
+ Vừa rồi các em đã được quan sát một số hình ảnh cuộc sống cũng như hoạt động của người dân ở NT. Bây giờ chúng ta cùng nhìn lại một số hình ảnh về nghề nghiệp của họ. (Bắn 10 ảnh).
 GV: Đây là 10 hình ảnh mô tả các hoạt động nghề nghiệp của người dân NT ở các vùng miền khác nhau. Trên tay cô là 10 bức hình mà cô đã in lại giống như trên màn hình. Mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ: Lựa chọn hình ảnh về nghề nghiệp của người dân theo vùng miền. và Nêu nội dung từng hình và kể tên nghề nghiệp của người dân trong hình.
+ Để giúp các em thảo luận tốt 2 yêu cầu trên. Cô chia lớp mình thành 3 nhóm. ( nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3). 
Mỗi nhóm cử một đại diện lên bốc thăm vùng miền . Sau khi thảo luận xong thì các nhóm gắn hình ảnh nhóm mình lựa chọn lên bảng.
? Các em đã rõ yêu cầu chưa?
( Bắn 2 yêu cầu lên màn hình)
+ Cô mời 1 bạn nhắc lại nội dung 2 yêu cầu.
+ Và đây là tên những vùng miền mà các nhóm sẽ phải bốc thăm (Gv gắn thẻ 3 vùng miền)
+ Xin mời đại diện lên bốc thăm vùng miền.
Nhóm 1: Thưa cô, Nhóm em lựa chon hình ảnh về nghề nghiệp của người dân miền núi và trung du.
Nhóm 2: Thưa cô, Nhóm em lựa chon hình ảnh về nghề nghiệp của người dân miền đồng bằng
Nhóm 3: Thưa cô, Nhóm em lựa chon hình ảnh về nghề nghiệp của người dân miền biển.
+Xin mời đại diện của ba nhóm nhận tập ảnh.(GV đưa mỗi nhóm 1 tập ảnh.)
+Thời gian thảo luận là 2 phút, 2 phút bắt đầu.
+Hết giờ
- Cô mời các nhóm nx bài trên bảng.
- xin mời 3 nhóm 
+Cô đề nghị nhóm thứ nhất trình bày(Nhóm1: vùng núi)
+Mời các nhóm khác nhận xét.
+Mời nhóm thứ hai trình bày.(Nhóm 3: vùng đồng bằng)
+Mời các nhóm khác nhận xét.
+Mời nhóm thứ hai trình bày.( Nhóm 2: vùng biển)
**Khai thác:
+ MIỀN NÚI:
- Mời 1 bạn nhắc lại tên các nghề nghiệp mà các em đã tìm được của người dân miền núi và trung du
- GV chỉ tranh: Đây là bức tranh cô gái dân tộc đang ngồi dệt vải. Đó chính là nghề dệt vải.
- GV chỉ hình 3,4,5: Đây là công việc của nghề hái chè, nghề gặt lúa, nghề thu hoạch cà phê . Theo các em các công việc của những nghề đó được gọi chung là nghề nào?
? Ngoài các nghề trên , em biết người dân miền núi và trung du còn nghề nào ?
+ MIỀN ĐỒNG BẰNG:
- Mời 1 bạn nhắc lại tên các nghề nghiệp mà các em đã tìm được của người dân miền đồng bằng.
- GV chỉ: Đây là hình ảnh người dân cho gà ăn. Đó là nghề nuôi gà. Vậy các thấy nghề nuôi vịt, nuôi lơn,..Người ta còn gọi chung là nghề chăn nuôi.
- GV chỉ vào các tranh: Như vậy, Mỗi vùng miền có nghề nghiệp khác nhau, mỗi nghề cho ta những sản phẩm để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Việc trao đổi những sản phẩm đó người ta gọi là nghề buôn bán. -GV chỉ : Và đây chính hình ảnh chợ nổi nơi diễn ra hoạt động buôn bán của người dân đồng bằng vùng Tây Nam Bộ.
+ MIỀN BIỂN:
Mời 1 bạn nhắc lại tên các nghề nghiệp mà các em đã tìm được của người dân miền biển.
GV chỉ tranh: Đây là hình ảnh bà con nông dân đang gánh muối. Đó chính là nghề làm muối.
? Ngoài nghề trên , người dân vùng biển còn sinh sống bằng nghề nào?
- Ngoài các nghề mà các em vừa biết, em hãy kể thêm những nghề khác của người dân nông thôn?
? Em cần có thái độ như thế nào với những người làm công việc đó?
? Theo em nghề nghiệp của người dân nông thôn có giống nhau không?
? Tại sao họ lại có những nghề khác nhau như vậy?
- GV: Vừa rồi các em đã tìm hiểu nghề nghiệp của người dân NT ở các vùng miền khác nhau. Vậy bạn nào có thể kể một số nghề nghiệp ở vùng NT HD mà em biết.
- GV: Ở Tỉnh Hải Dương của chúng ta cũng có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bây giờ các em sẽ hướng lên màn hình và xem một clip nói về hoạt động của nghề nào nhé. (chiếu clip)
+ Theo em hoạt động trog clip vừa rồi là của nghề nào?
Chốt: Qua tìm hiểu, các em đã được biết, những người dân ở NT có rất nghề khác nhau. Tuy nhiên, nghề nghiệp chính của họ vẫn là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài những nghề chính của các vùng miền mà các em vừa kể thì có những vùng quê lại có nghề truyền thống. Mỗi nghề đều đều góp phần làm cho quê hương, đất nước ta thêm giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần phải trân trọng.
Đây chính là nội dung Hđ1 mà các em cần ghi nhớ.
GV: Vừa rồi các em đã tìm hiểu nghề nghiệp của người dân nông thôn ở các vùng miền trên đất nước ta. Vậy cuộc sống sinh hoạt thường ngày của họ như thế nào cô cùng các em 
chuyển sang hoạt động 2 của bài. (cất tranh, ghi HĐ 2).
GV ghi BL: HĐ2: Những hoạt động sinh sống của người dân.(GV ghi BL)
- Chiếu hình: Em hãy quan sát lại hình ảnh 1 và kể cho bạn bên cạnh nghe tên những công trình công cộng trong hình.
- Cô mời 1 bạn trình bày.
Bấm 10 ảnh
- Hàng ngày, trẻ em NT thường học tập ở đâu?
- Theo các em người nông dân thường làm việc ở đâu?
- Ngoài các nơi làm việc trên thì người dân còn làm việc ở đâu?
? Theo em ở bưu điện diễn ra những hoạt động nào?
? Em biết gì về trường Tiểu học?
? Ở Thành phố chúng ta có gọi là UBND huyện được không?
? Kể tên 1 số huyện của Tỉnh Hải Dương?
- GV chỉ hình nhận xét: GV chỉ hình 1: Đây chính là khu trung tâm huyện ở vùng NT. Chỉ có một bộ phận nhỏ người dân ở nông thôn làm việc trong cơ quan này. GV chỉ hình 2,3,7: Còn phần lớn người dân nông thôn làm nghề trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ và một số nghề đặc trưng ở vùng miền. 
+ Trong lớp mình, những bạn nào có quê ở vùng NT?
+ Em có hay về quê không?
+ Các em hãy kể về cuộc sống thường ngày ở quê em?
- GV: Em có nhận xét gì về hoạt động sinh sống của người dân quê em. 
- Đúng rồi. 
GV chốt: Nhìn vào các công trình công cộng này các em phần nào hiểu được hoạt động sinh sống của người dân vùng nông thôn. Người dân vùng biển phải ra khơi xa để đánh bắt cá. Do địa hình đồi núi nên cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi gặp nhiều khó khăn. Còn người dân đồng bằng đi lại thuận tiện hơn nhưng công việc của họ cũng rất vất vả. (chiếu ảnh máy gặt lúa) . Các em thấy, đây chính là máy gặt liên hợp và hình ảnh máy cày. Chính loại máy móc hiện đại này đã giúp cho người nông dân NT cũng đỡ vất vả hơn.
- Mời cả lớp mở SGK tr44, 45. NDBH đã thể hiện rất rõ trong tranh. Đó chính là nội dung mà chúng ta tìm hiểu 
- Vậy lớn lên em thích làm gì?
Cô - chúc cho ước mơ của các mơ sẽ trở thành hiện thực.
Kết luận: Tất cả nghề các em chọn đều rất đáng quý. Để đạt được ước mơ đó thì ngay từ bây giờ các em phải chăm chỉ học tập. 
+ GV: Vừa rồi cô thấy các em đã rất tích cực tham gia tìm hiểu bài. Bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi.
Trò chơi mang tên: Chiếc hộp kì diệu
 GV phổ biến cách chơi: Trò chơi dành cho tất cả các bạn trong lớp cùng tham gia. Trên tay cô là một chiếc hộp. Trong hộp có một số câu hỏi lien quan đến nội dung bài hoc hôm nay. Khi có nhạc của bài hát, chiếc hộp này sẽ được chuyền đến tay các bạn trong lớp. Khi nhạc dừng tại đâu thì bạn đang cầm hộp sẽ bốc một câu hỏi và TL. Nếu TL đúng thì bạn sẽ nhận được quà, nếu sai thì lượt chơi sẽ chuyển cho bạn bên Các em lưu ý phải giữ phiếu để cuối giờ lên nhận quà. Các em đã rõ cách chơi và luật chơi chưa?
Thời gian đã hết. 
Chúng ta dừng cuộc chơi.
- Câu 5: Em trả lời rất đúng: trồng trọt và chăn nuôi là nghề chính của người dân NT. Nghề lái tàu, nghề lái xe thường là nghề của vùng nào? Để hiểu rõ hơn về điều này thì tiết học sau cô cùng các em sẽ tìm hiểu.
-xe máy, xe đạp, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay.
-em phải đội mũ bảo hiểm và bám chắc vào người ngồi phía trước.
-1 HS nêu + giải thích (Tranh 1 vẽ quang cảnh nông thôn vì nhà cửa thấp, đường sá xe cộ đi lại ít , có nhiều cây cối). Tranh 2 vẽ quang cảnh thành thị vì nhà cửa san sát, đường phố nhộn nhịp).
- HS khác nhận xét
- 1 HS nhắc lại tên bài
- HS xem clip
 -HS lắng nghe
- 1 HS nhắc lại.
- 3 nhóm trưởng lên bốc thăm đọc to nhiệm vụ của nhóm trước lớp.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện lên gắn ảnh.
- HS nêu ND từng tranh và nghề nghiệp:
***Nhóm em chọn 4 hình ảnh:
Ảnh 1:Một cô người dân tộc đang dệt vải.Đây là nghề dệt vải.
Ảnh 2:Người dân vùng cao đang gặt lúa. Đây là nghề trồng lúa.
Ảnh 3:Người dân vùng cao đang hái chè. Đây là nghề trồng chè.
Ảnh 4:Người dân đang thu hoạch cà phê.Đây là nghề trồng cà phê
-Thưa cô đúng rồi.
**Nhóm em chọn 3 hình ảnh:
Ảnh 3:Người dân đang cho gà ăn .Đây là nghề nuôi gà.
Ảnh 5 :Người dân đang buôn bán hoa quả trên sông. Đây là nghề buôn bán.
Ảnh 10:Người dân đang gặt lúa .Đây là nghề trồng lúa.
- HS tự nêu
**Nhóm em chọn 3 hình ảnh:
Ảnh 2:Một số người dân đang đan lưới .Đây là nghề đan lưới.
Ảnh 7:Người dân đang gánh muối. Đây là nghề làm muối.
Ảnh 9:Người dân đang đánh bắt cá .Đây là nghề đánh cá.
-Thưa cô đúng rồi.
- Nghề trồng trọt
- trồng ngô, nuôi bò, dê, nấu rượu
- Nuôi trồng thuỷ hải sản, làm mắm
- nghề trồng rau, nuôi vịt, trồng hoa..Nghề đan lưới, làm mắm
- tôn trọng, yêu quý
- không
- Vì họ sống ở các vùng miền khác nhau
- làm gốm, làm bánh gai, làm hương, 
- Làm gốm
1 -2 HS kể : em nhìn thấy UBND huyện, Công an huyện, Ngân hàng, trường học, Bưu điện, Quỹ tiết kiệm, nhà văn hóa.
- ở trường học.
- trên cánh đồng, đồi núi, biển, nương.
- UBND huyện, Công an huyện, Ngân hàng, trường học, Bưu điện, Quỹ tiết kiệm, nhà văn hóa.
- Gưi thư, bưu phẩm, chuyển tiền..)
- Ở trường có cô giáo, bác lao công, bác bảo vệ, .Có hoạt động dạy học, vui chơi.
- Không – Gọi là UBND Thành phố
- Chí Linh, Tứ Kì, Nam Sách
- HS TL.
- Quê em ở Ninh Giang: Người dân đi làm đồng, chăn nuôi, làm bánh gai.
- Quê em ở Thanh Hà: người dân trồng vải, lúa, chăn vịt.
- Em quê ở Nam Sách: làm vôi, làm công ty, làm gốm.
- vất vả, làm nhiều việc.
HS lắng nghe
- 2HS

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_tiet_1_bai_21_cuoc_song.doc