Giáo Án Mỹ Thuật 7 - Tiết 8: Thường Thức Mĩ Thuật - Bài 8: Một Số Công Trình Mĩ Thuật Thời Trần (1226 - 1400)

A. MỤC TIÊU.

-Kiến thức: Củng cố và cung cấp thêm cho học sinh 1 số kiến thức về mĩ thuật thời Trần.

-Kỷ năng: Học sinh nhận thức đúng đắn hơn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết được 1 số công trình, tác phẩm mĩ thuật thời Trần.

-Thái độ: Học sinh trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật thời Trần nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

-Trực quan.

-Vấn đáp.

-Thuyết trình.

-Phân nhóm.

C. CHUẨN BỊ.

 Giáo viên:-Tài liệu tham khảo.

 -Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy.

 Học sinh: -Sưu tầm tranh ảnh, các bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Trần.

 -Xem bài mới và chuẩn bị câu hỏi thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 7913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo Án Mỹ Thuật 7 - Tiết 8: Thường Thức Mĩ Thuật - Bài 8: Một Số Công Trình Mĩ Thuật Thời Trần (1226 - 1400), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 19.10.2007.
Tiết 8: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Bài 8: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MĨ THUẬT THỜI TRẦN 
 (1226 - 1400) 	
A. MỤC TIÊU.
-Kiến thức: Củng cố và cung cấp thêm cho học sinh 1 số kiến thức về mĩ thuật thời Trần.
-Kỷ năng: Học sinh nhận thức đúng đắn hơn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết được 1 số công trình, tác phẩm mĩ thuật thời Trần.
-Thái độ: Học sinh trân trọng và yêu thích nền mĩ thuật thời Trần nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
-Trực quan.
-Vấn đáp.
-Thuyết trình.
-Phân nhóm.
C. CHUẨN BỊ.
 Giáo viên:-Tài liệu tham khảo.
 -Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy.
 Học sinh: -Sưu tầm tranh ảnh, các bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Trần.
 -Xem bài mới và chuẩn bị câu hỏi thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1
9
8
10
9
7
I. Ổn định tổ chức.
-Giới thiệu
-Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài củ hoặc kiến thức liên quan đến bài mới.
III. Nội dung bài mới. (Sử dụng vi tính)
1. Đặt vấn đề.
Gần 200 năm xây dựng và phát triển vương triều Trần đã ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên-Mông, cũng cố được nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ngày càng dâng cao, là nguyên nhân và sức bật để nghệ thuật phát triễn. Thông qua một số công trình tác phẩm trong bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ thêm những thành tưu đạt được của mĩ thuật thời Trần.
2. Triển khai bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu vài nét về công trình mĩ thuật thời Trần..
-Những công trình kiến trúc thời Trần: 
+Kiến trúc cung đình.
+Kiến trúc phật giáo.
-Giáo viên phân công công việc cho từng nhóm.
Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
-Học sinh đọc phần1: Tháp Bình Sơn.
Nhóm 1: thảo luận để đưa ra câu hỏi trao đổi giữa các nhóm với nhau.
-Giáo viên giới thiệu qua tranh ảnh về tháp Bình sơn. 
+Tháp dược xây dựng trước chùa Vĩnh khánh (Tam Sơn, Lập Thạch, Thanh Hóa) .
+Đây là công trình bằng đất nung khá lớn, hiện còn 11tầng ,cao hơn 15m.
+Hình dáng: Mặt bằng hình vuông càng lên cao càng nhỏ dần.
+Cấu trúc: Lòng tháp được xây 1 khối trụ bằng gạch khẩu. phía trong rỗng.
+Trang trí: Phía ngoài ốp gạch vuông có trang trí
-Giáo viên đưa ra kết luận: Với kỷ thuật khéo léo, chạm khắc công phu, tạo hình chắc chắn, chất liệu xây dựng bình dị, Tháp Bình Sơn trở thành niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam.
Khu lăng mộ An Sinh.
Học sinh đọc bài.
Nhóm 2: thảo luận đưa ra câu hỏi để trao đổi giữa các nhóm.
-Khu lăng mộ An Sinh thuộc thể loại kiến trúc nào?
 Kiến trúc cung đình.
 Vì đây là lăng mộ của các vua Trần. Xây dựng ở rìa sát chân núi thuộc Đong Triều, Quảng Ninh. Các lăng mộ được xây cách xa nhau nhưng đều hường về khu đền An Sinh.
Giáo viên giới thiệu và minh họa bằng hình vẽ khái quát.
-Đặc điểm:
+Kích thước lớn. Lăng Đồng Thái của vua Trần Anh Tông có diện tích chiếm 1 quả đồi.
+Bố cục lăng mộ thường đăng đối, quy tụ vào điểm giữa.
+Trang trí: Tượng gắn thành bậc hoặc sắp đặt như cảnh chầu thờ cúng người đã mất.
-Giáo viên kết luận:
Hoạt động 2:
Giới thiệu 1 vài tác phẩm điêu khắc và phù điêu trang trí:
Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ.
-Học sinh đọc phần1: 
 Nhóm 3: thảo luận để đưa ra câu hỏi trao đổi giữa các nhóm.
-Giáo viên đưa ra những câu hỏi để học sinh thảo luận:
+Trần Thủ Độ là ai?
+Ông có vai trò gì đối với vương triều Trần?
Là người uy dũng, quyết đoán góp phần xây dựng vương triều Trần. Chống quân xâm lược Mông cổ (1285)
-Giáo viên giới thiệu tranh về tượng hổ.
+Kích thước gàn như thật, thân hình thon, bộ ức nở nang, bắp vế căng tròn.
 +Tư thế dũng mãnh của vị chúa tể sơn lâm ngay cả trong tư thế rất thư thái.
+Hình khối: đơn giản, dứt khoát, sắp xếp vững vàng chặt chẻ.
+Trang trí.
+Ý nghĩa của tượng hổ.
-Giáo viên kết luận:
Chạm khắc ở chùa Thái lạc (Hưng Yên)
-Học sinh đọc phần1: 
 Nhóm 4: thảo luận để đưa ra câu hỏi trao đổi giữa các nhóm.
-Giáo viên giới thiệu đôi nét về chùa Thái Lạc
+Chùa bị hư hỏng nhiều, chỉ còn lại 1 số bộ phận, trong đó có mảng chạm khắc gỗ.
+Nội dung.Chủ yếu là cảnh dâng hoa tấu nhạc.
Phân tích: tiên nữ đầu người mình chim (nửa trên hình người, nửa dưới hình chim ) đang dâng hoa.
+Bố cục:
-Giáo viên kết luận:
Nghệ thuật chạm khắc đạt đến trình độ cao về bố cục và diễn tả.
Hoạt động 3:
Đánh giá kết quả học tập.
-Giáo viên tổ chức một trò chơi nhỏ: Học vui-Vui học để giúp học sinh cũng cố lai kién thức vừa được học.
NỘI DUNG CƠ BẢN
I.KIẾN TRÚC.
1. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
Tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt nam. Tháp được xây dựng với kỉ thuật khéo léo, chạm khắc công phu, cách tạo hình chắc chắn, chất liệu bình dị, nhưng vẫn đứng vững hơn 600 năm nay.
2. Khu lăng mộ An Sinh
Đây là khu lăng mộ lớn của các vua Trần. Các lăng mộ được xây cất ở chân núi, cách xa nhau nhưng đều quy tụ về một hướng là khu đền An sinh.
II. ĐIÊU KHẮC.
1. Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Thái bình)
Tượng Hổ có kích thước gần như thật, hình khối đơn giản, dứt khoát, cấu trúc chặt chẽ. Thông qua hình tượng con hổ các nghệ sĩ điêu khắc xưa đã nắm bắt, lột tả tính cách đường bệ lẫm liệt của Thái sư Trần Thủ Độ.
2. Chạm khắc ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên).
-Nội dung chủ yếu là cảnh dâng hoa tấu nhạc của vũ nữ, nhạc công hay chim thần thoại nửa trên là người, nửa dưới là chim.
-Nghệ thuật chạm khắc gổ của cha ông ta đã đạt đến trình độ cao về bố cục và diễn tả.
IV. DẶN DÒ
-Học bài cũ.
-Chuẩn bị 1 số đồ vật có dạng hình chữ nhật có trang trí.
-Chuẩn bị ĐDDH phân môn vẽ trang trí

File đính kèm:

  • doc8.7.doc
Bài giảng liên quan