Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Chủ đề 6: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Trường THCS Phong Phú

-Biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam qua tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.

-Mô phỏng được tác phẩm trong giai đoạn này theo cảm nhận riêng.

-Có ý thức học tập, giữ gìn, trân trọng giá trị nghệ thuật.

-Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 15/11/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Chủ đề 6: Sơ lược mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 - Trường THCS Phong Phú, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I.MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT:
-Biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam qua tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
-Mô phỏng được tác phẩm trong giai đoạn này theo cảm nhận riêng.
-Có ý thức học tập, giữ gìn, trân trọng giá trị nghệ thuật.
-Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 
TIẾT 1: TÌM HIỂU MĨ THUẬT VIỆT NAM
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954
-Các em đọc thông tin bên dưới để biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954:
Bối cảnh lịch sử:
-Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta khiến nhân dân phải sống cực khổ dưới sự thống trị của thực dân, phong kiến.
-Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một giai đoạn lịch sử mới cho dân tộc.
-Năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, nhiều họa sĩ đã hăng hái tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Các sự kiện mĩ thuật nổi bật:
-Một số trường nghệ thuật được thành lập:
+Trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một (1901).
+Trường vẽ Gia Định (1913).
+Đặc biệt, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Động Dương được thành lập năm 1925 là bước ngoặt quan trọng của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam,...
-Triển lãm mĩ thuật đầu tiên mừng Tết độc lập đánh dấu sự ra đời của nền mĩ thuật Cách mạng Việt Nam.
Đặc điểm về xu hướng sáng tác:
-Hình thành nhiều phong cách nghệ thuật với các chất liệu khác nhau, nổi bật là:
+Chất liệu sơn dầu: du nhập từ phương Tây đã được các họa sĩ Việt Nam tiếp nhận và thể hiện.
+Chất liệu sơn mài truyền thống được phát triển và ứng dụng vào sáng tác tranh nghệ thuật.
+Đặc biệt giai đoạn này, kí họa phát triển rất mạnh, là cơ sở tư liệu cho việc sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình.
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
 Em Thúy (1943) 	 Cuộc họp 	 Em bé cho chim ăn
 (Tranh sơn dầu (Tranh màu bột của họa sĩ 	 (Tranh lụa 
 của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung)	 của họa sĩ Nguyễn 
 Trần Văn Cẩn)	 Phan Chánh)
Hai thiếu nữ và em bé (1944)	Dọc mùng (1939)
(Tranh sơn dầu của họa sĩ	 (Tranh sơn mài của họa sĩ
 Tô Ngọc Vân)	 Nguyễn Gia Trí)
-Các em đọc thêm nội dung dưới đây để hiểu hơn về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này:
-Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984): Ông là họa sĩ chuyên vẽ tranh lụa.
-Các tác phẩm tiêu biểu: Chơi ô ăn quan, Em bé cho chim ăn, Rửa rau cầu ao,...
-Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
	 Chơi ô ăn quan (Lụa) Rửa rau cầu ao (Lụa)
-Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 – 1954)
-Tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Nghỉ chân bên đồi,...
-Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
 	 Con trâu quả thực Thiếu nữ bên hoa huệ
	 (Kí họa màu nước) (Tranh sơn dầu) 
-Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912 – 1977).
-Tác phẩm tiêu biểu: Du kích tập bắn, Làm kíp lựu đạn, Khai hội,...
-Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
	 Du kích tập bắn (Màu bột)
-Nhà điêu khắc – họa sĩ Diệp Minh Châu (1919 – 2002).
-Các tác phẩm tiêu biểu: Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi Trung, Nam, Bắc; Võ Thị Sáu; Hương Sen;...
-Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
 Nhà điêu khắc – họa sĩ	Bác Hồ với ba cháu thiếu nhi 
 Diệp Minh Châu (1919 – 2002) 	Trung, Nam, Bắc
	(Tranh lụa của họa sĩ Diệp Minh Châu)
TIẾT 2: MÔ PHỎNG LẠI MỘT TÁC PHẨM 
MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954
* Kiến thức các em cần nhớ: 
-Cách thực hiện mô phỏng lại tác phẩm mĩ thuật:
+Vẽ phác bố cục.
+Vẽ mảng chính, mảng phụ.
+Vẽ chi tiết để hoàn thiện.
+Vẽ màu.
TIẾT 3: TRƯNG BÀY VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
-Giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của hoạt động trước.
THỰC HÀNH:
-Em hãy chọn một tác phẩm mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 có trong bài để thực hành vẽ lại.

File đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_7_chu_de_6_so_luoc_mi_thuat_viet_nam_tu.doc