Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Chủ đề 7: Vẽ tĩnh vật có hai vật mẫu - Trường THCS Phong Phú

-Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ của vật mẫu.

-Vẽ được tĩnh vật tương đối sát với mẫu.

-Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 15/11/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Chủ đề 7: Vẽ tĩnh vật có hai vật mẫu - Trường THCS Phong Phú, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I.MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT:
-Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ của vật mẫu.
-Vẽ được tĩnh vật tương đối sát với mẫu.
-Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 
TIẾT 1: VẼ HÌNH
-Các em sắp đặt hai vật mẫu (cái ca và một quả) ở vị trí dễ quan sát, có hướng ánh sáng chính chiếu vào.
-Quan sát mẫu để tìm hiểu:
+Đặc điểm của vật mẫu về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, chất liệu, đậm - nhạt, 
màu sắc,...
+Vị trí các vật mẫu.
+Khung hình chung toàn bộ mẫu vẽ.
+Khung hình riêng từng vật mẫu.
+So sánh tỉ lệ chiều ngang, chiều cao của từng vật mẫu, các vật mẫu với nhau; tỉ lệ các bộ phận trên từng vật mẫu.
* Kiến thức các em cần nhớ: 
-Các bước vẽ hình tĩnh vật theo mẫu:
+Vẽ phác khung hình chung; xác định vị trí, tỉ lệ từng vật mẫu để vẽ khung hình riêng.
+Xác định tỉ lệ các bộ phận của vật mẫu và vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+Vẽ chi tiết và hoàn thiện.
Lưu ý: Khi vẽ hình tĩnh vật theo mẫu các em cần biết cách tạo bố cục hợp lí trên trang giấy.
TIẾT 2: VẼ ĐẬM NHẠT
-Sắp đặt mẫu (Cái ca và quả) như tiết trước.
-Quan sát mẫu, nhận xét về độ đậm – nhạt trên mẫu vẽ:
+Quan sát , nêu chỗ sáng nhất và đậm nhất của mẫu.
+So sánh độ đậm – nhạt giữa các vật mẫu, giữa vật mẫu với không gian xung quanh. 
* Kiến thức các em cần nhớ: 
-Các bước vẽ đậm – nhạt:
+Phân mảng đậm – nhạt theo ánh sáng và cấu trúc bề mặt của vật mẫu.
+Vẽ phác đậm – nhạt của các mảng đậm nhất, sáng nhất, trung gian theo mẫu.
+Vẽ chi tiết các độ đậm – nhạt của vật mẫu và không gian xung quanh để hoàn thiện bài vẽ.
-Các em tham khảo cách vẽ đậm – nhạt ở các khối hộp, khối cầu và khối trụ:
Lưu ý:
-Vẽ phác mảng đậm – nhạt theo cấu trúc của mẫu:
+Khối trụ: Mảng đậm – nhạt dọc theo thân.
+Khối cầu: Mảng đậm – nhạt theo chiều cong.
-Luôn so sánh tương quan giữa bài vẽ và mẫu về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, độ đậm – nhạt.
-Vẽ nét mềm mại hoặc khỏe khoắn để thể hiện sự chuyển tiếp giữa các mảng đậm – nhạt của hình khối, không viền đều cứng nhắc.
TIẾT 3: VẼ MÀU
-Sắp đặt lại mẫu vẽ giống tiết trước.
-Nhớ lại cách vẽ hình ở tiết trước đồng thời quan sát kĩ mẫu để thấy được các mảng màu chính và thực hành vẽ màu.
-Quan sát hình bên dưới để tham khảo bài vẽ màu ở các chất liệu khác nhau:
-Quan sát hình bên dưới để tìm hiểu cách vẽ, độ đậm – nhạt của các mảng màu lớn và ảnh hưởng qua lại của các màu với nhau trong tranh.
* Kiến thức các em cần nhớ: 
-Các bước vẽ màu:
+Vẽ hình.
+Phác hình các mảng màu theo mẫu vẽ.
+Vẽ các mảng màu lớn, vẽ màu chi tiết từng vật mẫu.
+Chỉnh sửa màu toàn bộ bức tranh (cả hình và nền) để hoàn thiện.
-Các em tham khảo hình bên dưới để tìm hiểu cách vẽ, độ đậm – nhạt của các mảng màu lớn và ảnh hưởng qua lại của các màu với nhau trong tranh.
THỰC HÀNH:
-Vẽ màu tĩnh vật theo các bước trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_7_chu_de_7_ve_tinh_vat_co_hai_vat_mau_t.doc