Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Tiết 21: Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 - Trường THCS Tân Túc

- Từ cuối thế kỉ 19 đến đầu năm 1954 tình hình chính trị, xã hội VN có những mốc sự kiện quan trọng nào?

+ Năm 1958 thực dân pháp xâm lược VN: dân nhân sống trong cực khổ lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân pháp nổ ra.

+ 1930 Đảng cộng sản VN ra đời lảnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước công - nông ra đời vào ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.

+ Đến năm 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Tiết 21: Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 - Trường THCS Tân Túc, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 13/4 – 18/4
Tiết 21: MỸ THUẠT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1954
Bài dạy
 NỘI DUNG CHÉP BÀI CỦA HS
* Học sinh tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa
- Từ cuối thế kỉ 19 đến đầu năm 1954 tình hình chính trị, xã hội VN có những mốc sự kiện quan trọng nào?
+ Năm 1958 thực dân pháp xâm lược VN: dân nhân sống trong cực khổ lầm than, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân pháp nổ ra.
+ 1930 Đảng cộng sản VN ra đời lảnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước công - nông ra đời vào ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
+ Đến năm 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật và thành tụ mỹ thuật của từng giai đoạn và điền vào bảng sau :
Giai đoạn
Giai đoạn 1:Từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1930
Giai đoạn 2: Từ năm 1930-1945
Giai đoạn 3: Từ năm 1945-1954
Đặc điểm
Thành tụ mĩ thuật
Giai đoạn
Giai đoạn 1:Từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1930
Giai đoạn 2: Từ năm 1930-1945
Giai đoạn 3: Từ năm 1945-1954
Đặc điểm mĩ thuật
- Chịu ảnh hưởng nền mĩ thuật Trung Hoa và Pháp.
- Hội họa chưa có gì đáng kể.
_ Lê Văn Miến người đi đầu cho nền hội họa Việt nam
- Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
- Chât liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.
- Chủ yếu vẽ tranh cổ động kí họa.
- Đề tài phản ánh toàn dân kháng chiến.
Thành tụ mĩ thuật
- Thành lập trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một (1901 ), trường mĩ nghệ trang trí và đồ họa Gia Định
(1913),trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương(1925)
_ 
Tác phẩm : Thiếu nữ bên hoa huệ ( sơn dầu),hai thiếu nữ và em bé(sơn dầu),Em Thúy 
+ Sơn mài : Thiếu nữ bên hoa phù dung,
- Thành lập trường Mĩ thuật kháng chiến
_ Tác 
phẩm : Trận tầm vu , cuộc họp
-Chân dung Bác Hồ của họa sĩ kết hợp giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
Tranh được ghép từ dây điện của họa sĩ Đỗ Năm- 1945
I/ Vài nét về bối cảnh xã hội
1. Bối cảnh lịch sử
+ Năm 1958 thực dân pháp xâm lược VN
+ 1930 Đảng cộng sản VN ra đời
2. Vai trò của các họa sĩ
Hăng hái tham gia kháng chiến và đã có mặt trên mọi chiến lũy. 
II/ Một số hoạt động mĩ thuật: 
3 giai đoạn
1/ Từ cuối thế kỉ XIX đến 1930:
- Chịu nhiều ảnh hưởng bởi nghệ thụât Pháp và Trung Hoa.
- Hội hoạ chưa có gì đáng kể.
- Pháp thành lập một số trường mĩ thụât nhằm khai thác tài năng của nghệ nhân Việt Nam để phục vụ cho chúng. 
2/ Từ năm 1930 đến 1945:
- Hình thành chất liệu mới là sơn dầu, sơn mài cổ truyền được phát huy. 
- Một số tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ, Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao, Em thuý
3/ Từ năm 1945 đến 1954:
- Mở ra một hướng mới cho MTVN. 
- Năm 1954 trường mĩ thụât kháng chiến thành lập. Một số tác phẩm ra đời có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật như: Du kích tập bắn, Cuộc họp, Bát nước, Trận tầm vu chiến sĩ- nghệ sĩ cách mạng.
Tuần 19/4 – 26/4
Tiết 22: MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI TK XIX ĐẾN NĂM 1954 
Bài dạy
 NỘI DUNG CHÉP BÀI CỦA HS
Học sinh tìm hiểu tóm tắc tiểu sử của 4 họa sĩ trong sách giáo khoa: Nguyến Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Diệp Minh Châu.
1/ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh:
Tác phẩm:
 Lên đồng Rửa rau cầu ao
- Ông là sinh viên khóa đầu tiên của trường MT Đông Dương.
- Chuyên vẽ tranh lụa.
- Từ những năm 30 của TK 19, ông nổi tiếng trong nước và ngoài nước. Đặc biệt là trưng bày ở Paris (Pháp) 1931.
- Tranh của ông nổi tiếng vì tình cảm chân thực, giản dị, trữ tình, đậm đà tâm hồn Việt Nam.
- Ông mất ngày 22/11/1984 tại Hà Nội, thọ 92 tuổi.
2/ Họa sĩ Tô Ngọc Vân:
 Chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân
- Trước cách mạng:
Thiếu nữ bên hoa huệ Hai thiếu nữ và em bé
- Sau cách mạng:
Hai chiến sĩ Hồ Chí Minh, 
(màu bột- 1954) 1946- khắc gỗ
- Trước CMT8, ông chuyên vẽ các thiếu nữ thành thị đài các. 
- Sau CMT8 và trong kháng chiến ông chuyển sang vẽ về những chị nông dân, anh vệ quốc đoàn, cô gái dân tộc tham gia kháng chiến.
- Là hiệu trưởng trường MT kháng chiến ở khu Việt Bắc (1951).
- Ông đã hi sinh trên đường tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
3/ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
 Chân dung Nguyến Đỗ Cung
Tan ca mời chị em đi họp thi thợ giỏi
- Tốt nghiệp trường CĐMT ĐD 1934.
- Trước CMT8 ông mang nặng u uất trăn trở.
- Sau CMT8 thành công, ông nhanh chóng tham gia hoạt động. Ông theo đoàn quân Nam tiến và có mặt ở vùng cực Nam Trung Bộ.
- Ông vẽ về kháng chiến hào hùng đầy khí thế của nhân dân ta và các lực lượng vũ trang.
=> Đã được sáng tác tại chỗ.
- Ngoài ra ông còn mở thêm lớp đào tạo cho các họa sĩ trẻ cho vùng Trung Trung Bộ để phục vụ kháng chiến.
- Hòa bình lập lại, ông vừa sáng tác vừa dồn hết công sức vào việc xây dựng Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và viện nghiên cứu Mỹ thuật. Ông là Viện trưởng đầu tiên và có nhiều bài viết về nghệ thuật dân tộc.
- Ông mất ngày 22/9/1977 tại Hà Nội, hưởng thọ 65 tuổi.
4/ Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu:
Chân dung nhà điêu khắc- họa sĩ Diệp Minh Châu
 - Ông dành tình cảm của mình để sáng tác về Hồ Chí Minh kính yêu.
- Ông là họa sĩ tiêu biểu cho miền Nam đi theo kháng chiến.
- Ông vượt đường trường từ miền Nam ra chiến khu Việt Bắc.
- Ông vẽ một số tranh về nơi ở và làm việc của Hồ Chủ Tịch.
- Hòa bình lập lại, ông giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ Thuật Việt Nam (ĐH mỹ thuật ngày nay). Vừa dạy vừa sáng tác.
1/ Phân tích tác phẩm: Chơi ô ăn quan: 
+ Bố cục thuận mắt
+ Đường nét: mềm mại
+ Màu sắc : gam màu chủ đạo nâu hồng, hài hòa
+Miêu tả một trò chơi dân gian quen thuộc của trẻ em trước CMT8 (1945) trong trang phục truyền thống.
2/ Phân tích tác phẩm: Nghỉ chân bên đồi. 
- Bố cục: tam giác
- Đờng nét: khoẻ khoắn, mạnh mẽ.
- Màu sắc: đơn giản
- Diễn tả phút nghỉ ngơi thư thái bên đường đi chiến dịch bên sườn đồi trung du phía Bắc.
- Miêu tả không khí kháng chiến với với đầy đủ các thành phần (anh vệ quốc đoàn, bác nông dân và cô gái Thái).
=> Bức tranh minh thể hiện tình cảm quân dân thắm thiết.
3/ Phân tích tác phẩm: Du kích tập bắn.
- Bố cục: năm nhân vật diễn tả ở năm tư thế khác nhau.
- Đường nét: khoẻ khoắn, lối vẽ khúc chiết.
- Màu sắc: trong sáng.
- Tranh vẽ bằng màu bột 1947 tại vùng La Hai – Phú Yên.
- Bức tranh ghi lại buổi tập bắn gồm nông dân, công nhân và những người khác.
- Con người và thiên nhiên trong cái nắng chói chang rực rỡ của vùng cực Nam Trung Bộ.
- Năm nhân vật đang bò, trườn, núp trên bờ mương đầy nắng, tạo nên sự sinh động tự nhiên cho bức tranh.
=> Bằng chất liệu màu bột, khuôn khổ nhỏ với một bút pháp khẻo khoắn đã lột tả được đầy đủ không khí kháng chiến sôi sục của nhân dân ta.
4/ Phân tích tác phẩm: Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc.
Tranh Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc là tấm lòng, tình cảm của họa sĩ đối với Hồ Chủ tịch.
- Tác phẩm có giá trị về mặt tình cảm vì được vẽ bằng máu của chính mình.
- Tranh chỉ có một màu.
- Tranh tượng trưng cho tình cảm yêu thương cảu thiếu nhi cả nước đối với Bác Hồ.
Gv giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương dạo đức HCM.
I/ TÌM HIỂU TIỂU SỬ CỦA CÁC HỌA SĨ:
1/ Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984)
- Sinh ngày 21/7/1982 tại làng Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là sinh viên khóa I của trường Mỹ thuật Đông Dương.
- Ông chuyên vẽ tranh lụa.
- Tác phẩm:
+ Chơi ô ăn quan (1931).
+ Rửa rau cầu ao (1931).
- Ông mất ngày 22/11/1984 tại Hà Nội (thọ 92 tuổi).
 Bửa cơm mùa thắng lợi
2/ Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954):
- Sinh tại Hà Nội (15/2/1906) làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
-Trước CMT8 ông chuyên vẽ tranh các thiếu nự thị thành đài các.
- Tác phẩm:
+ Thiếu nữ hoa huệ.
+ Hai thiếu nữ và em bé.
-Sau CMT8 và trong kháng chiến có các tác phẩm: Nghỉ chân bên đồi, Dân quân đứng gác.
3/ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 1977):
- Sinh 1912 làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội trong 1 gia đình nho học.
- Tác phẩm nổi tiếng:
+ Du kích tập bắn.
+ Làm kíp lựu đạn.
=> Mất ngày 22/9/1977 thọ 65 tuổi.
4/ Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 - 2002):
- Sinh năm 1919 tại Nhơn Thạnh, Bến Tre.
- Ông dành phần lớn tình cảm của mình để sáng tác về Bác Hồ.
- Tác phẩm: Bác Hồ với thiều nhi ba miền Nam, Trung, Bắc.. tượng liệt sĩ Võ Thị Sáu
II/ CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:
1/ Tranh lụa chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh:
* Bố cục: Sắp xếp chặt chẽ với các độ đậm nhạt vừa phải tạo sự hấp dẫn của bức tranh.
* Màu: Gam màu chủ đạo là nâu hồng nhưng do chuyển màu nhiều cung bậc khác nhau nên màu sắc không đơn điệu, tẻ nhạt.
2/ Tranh sơn màu “Dừng chân bên suối” của họa sĩ Tô Ngọc Vân:
Cách diễn tả khỏe khắn, mạch lạc, các chi tiết như nét mặt, các nếp quần áo được diễn tả kĩ làm cho bức tranh thêm sinh động.
3/ Tranh màu bột “Du kích tập bắn” của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
Màu sắc hài hòa trong sáng kết hợp lối vẽ khúc chiết. Họa sĩ đã tạo được sắc thái trong tranh.
4/ Tranh lụa Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Nam, Trung, Bắc của họa sĩ Diệp Minh Châu:
* Về hình thức:
Diễn tả nét mặt đôn hậu của Bác Hồ bên cạnh 3 cháu thiếu nhi, mỗi em một vẻ.
Bài tập: Tóm tắt nội dung trọng tâm “Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954” bằng bản đồ tư duy.
Lưu ý: Chọn 1 tác giả và tác phẩm tiêu biểu 
Tượng Võ Thị Sáu
Tượng đài Bác Hồ với nhi đồng
Nghỉ chân bên đồi – Sơn mài
Chơi ô ăn quan
Du kích tập bắn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_7_tiet_21_my_thuat_viet_nam_tu_cuoi_the.doc
Bài giảng liên quan