Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Chủ đề 6: Hội họa xuân - Trường THCS Phong Phú
-Vẽ được tranh tĩnh vật lọ hoa, quả. Vận dụng những kiến thức đã học, tạo hình và trang trí được sản phẩm chậu cây cảnh/ lọ hoa.
-Tạo hình được cây cảnh/ hoa lá cân đối với chậu cây cảnh/ lọ hoa đã tạo dáng.
-Giới thiệu, nhận xét và nêu đươc cảm nhận về sản phẩm.
I.MỤC TIÊU HỌC SINH CẦN ĐẠT: -Vẽ được tranh tĩnh vật lọ hoa, quả. Vận dụng những kiến thức đã học, tạo hình và trang trí được sản phẩm chậu cây cảnh/ lọ hoa. -Tạo hình được cây cảnh/ hoa lá cân đối với chậu cây cảnh/ lọ hoa đã tạo dáng. -Giới thiệu, nhận xét và nêu đươc cảm nhận về sản phẩm. II.NỘI DUNG BÀI HỌC: TIẾT 1: VẼ HÌNH TĨNH VẬT -Các em sắp đặt mẫu lọ hoa và quả (khoảng 2 đến 3 vật mẫu). -Các em quan sát mẫu để tìm hiểu: +Đặc điểm của vật mẫu về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, chất liệu. +Vị trí các vật mẫu. +So sánh tỉ lệ các vật mẫu với nhau về kích thước, chất liệu,... * Kiến thức các em cần nhớ: -Cách vẽ hình tranh tĩnh vật: +Bước 1: Vẽ phác khung hình chung; xác định vị trí, tỉ lệ từng vật mẫu để vẽ khung hình riêng cho từng vật mẫu. +Bước 2: Xác định tỉ lệ các bộ phận của mẫu và vẽ phác hình bằng nét thẳng. +Bước 3: Vẽ chi tiết và hoàn thiện hình. TIẾT 2: VẼ MÀU TRANH TĨNH VẬT -Các em quan sát hình dưới để tìm hiểu về tương quan màu sắc, đậm – nhạt, ánh sáng trên vật mẫu +Hướng ánh sáng chính trên mẫu. +So sánh sắc độ đậm – nhạt trên mẫu vẽ. +Ảnh hưởng qua lại của các màu cạnh nhau giữa các vật mẫu và không gian xung quanh. * Kiến thức các em cần nhớ: -Cách vẽ màu tranh tĩnh vật: +Vẽ phác các mảng màu đậm – nhạt lớn, nhạt hơn so với mẫu thực tế. +Vẽ màu chi tiết dựa trên đậm – nhạt của mẫu và không gian xung quanh. .Lưu ý: Các em cần so sánh đậm – nhạt giữa các vật mẫu và giữa mẫu với không gian xung quanh khi vẽ màu. -Các em tham khảo một số cách thể hiện màu cho tranh tĩnh vật bằng các chất liệu khác nhau (Màu sắc, dộ dậm – nhạt, chất liệu thể hiện trên các bức tranh). TIẾT 3: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH/ LỌ HOA -Các em quan sát hình dưới để tìm hiểu về một số chậu cảnh, lọ hoa được thể hiện bằng các hình thức khác nhau: +Hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ. +Cách trang trí, họa tiết, màu sắc,... +Chất liệu. * Kiến thức các em cần nhớ: -Các bước vẽ tạo dáng và trang trí chậu cảnh/ lọ hoa: .Tạo dáng: +Phác khung hình và đường trục để tìm hình dáng chung của chậu cảnh/ lọ hoa. +Xác định tỉ lệ các phần (miệng, cổ, thân,..), vẽ các nét tạo thành hình dáng của chậu cảnh/ lọ hoa. .Trang trí: +Tìm bố cục và họa tiết trang trí (phong cảnh, hoa lá, con vật,...). +Dựa vào hình dáng của chậu cảnh/ lọ hoa để sắp xếp họa tiết. +Vẽ màu sắc hài hòa phù hợp với họa tiết (không nên dùng quá nhiều màu). * Kiến thức các em cần nhớ: -Các bước thực hiện tạo hình và trang trí chậu cảnh/ lọ hoa: +Lựa chọn nguyên liệu để tạo hình dáng chậu cảnh/ lọ hoa. Ước lượng tỉ lệ các phần miệng, thân, đáy,...chậu cảnh/ lọ hoa cho cân đối. Lựa chọn màu sắc phù hợp với hình dáng của chậu cảnh/ lọ hoa. +Tìm họa tiết trang trí chậu cảnh/ lọ hoa cho phù hợp với hình dáng đã chọn. +Tìm cây, hoa phù hợp với chậu cảnh và lọ để gắn kết tạo thành sản phẩm chậu cảnh/ lọ hoa hoàn thiện (có thể sử dụng hoa, cây cảnh thật hoặc tự làm). -Các em tham khảo một số sản phẩm bên dưới để có ý tưởng sáng tạo riêng. TIẾT 4: TRƯNG BÀY VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM -Các em trưng bày các sản phẩm chậu cây cảnh/ lọ hoa, tranh tĩnh vật ở các vị trí thích hợp theo chủ đề: ”Hội hoa xuân” -Giới thiệu về sản phẩm theo định hướng: +Cảm nhận về sản phẩm. +Cách thể hiện mảng khối, màu sắc, đậm – nhạt và không gian. +Ý tưởng tạo hình sản phẩm. +Cách sử dụng, kết hợp chất liệu. +Hình thức thể hiện. THỰC HÀNH: Sử dụng những vật liệu tìm được trong cuộc sống để trang trí, tạo thành chậu cảnh/ lọ hoa theo ý thích.
File đính kèm:
- giao_an_my_thuat_lop_8_chu_de_6_hoi_hoa_xuan_truong_thcs_pho.doc