Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 72: Mùa lá rụng trong vườn

I.Tác giả Ma Văn Kháng:

 -Đinh Trọng Đoàn 1936 tại Hà Nội. Sống bằng nghề dạy học trước khi viết văn. Ông được tặng giải thưởng văn học ASEAN 1998, Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật 2001.

 -Tác phẩm chính:Đồng bạc trắng hoa xoè, Vùng biên ải, Ngày đẹp trời, Đám cưới không có giấy giá thú

 -Đoạn trích được trích từ chương II của tiêủ thuyết cùng tên (1985).

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 72: Mùa lá rụng trong vườn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 72
Soạn ngày 16\1\10
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
 Ma Văn Kháng
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 -Thái độ trân trọng của nhà văn đối với những giá trị văn hoá, tinh thần truyền thống của dân tộc, nề nếp gia đình trước sự biến động của nền kinh tế thị trường.
 -Từ đó giáo dục 	HS thái độ trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
B. Phương pháp: vì đây là bài đọc thêm nên GV chỉ sử dụng những câu hỏi gợi mở và HS thảo luận để trả lời, thuyết giảng.
C. Chuẩn bị:
 -HS: Đọc SGK soạn bài theo câu hỏi.
 -GV: đọc tài liệu soạn bài.
D.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định:
 Lớp: 12K1Vắng  lớp 12K2Vắnglớp 12K3 Vắng.. 
 2. Kiểm tra bài cũ, bài soạn:
 - Kiểm tra bài cũ: Chiếc thuyền ngoài xa khơi.
 -Việc soạn bài.
 3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:Tìm hiểu về nhà văn Ma Văn Kháng:
-GV:Em biết gì về tác giả ?
(Gv để Hs tự do phát biểu →.Gv nhận xét và chốt lại những vấn đề chính)
*Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản:
- HS cùng GV đọc đoạn trích.
-GV lần lược đặt những câu hỏi gợi mở để Hs trả lời cũng là để khám phá tác phẩm
-GV:Qua đoạn trích em cảm nhận được gì về nhân vật chị Hoài?
-GV:Cảm nhận cảu em về cuộc gặp cả hai nhân vật này?
-GV:các em bắt gặp được những nét đẹp nào thể hiện truyền thống văn hoá của người Việt Nam ta?
-GV: em có suy nghĩ gì về nét đẹp truyền thống này?
I.Tác giả Ma Văn Kháng:
 -Đinh Trọng Đoàn 1936 tại Hà Nội. Sống bằng nghề dạy học trước khi viết văn. Ông được tặng giải thưởng văn học ASEAN 1998, Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật 2001.
 -Tác phẩm chính:Đồng bạc trắng hoa xoè, Vùng biên ải, Ngày đẹp trời, Đám cưới không có giấy giá thú
 -Đoạn trích được trích từ chương II của tiêủ thuyết cùng tên (1985).
II.Đọc hiểu văn bản:
 1.Nhân vật Chị Hoài:
 -Một phụ nữ nông thôn đằm thắm.
 -Người phụ nữ nhân hậu thuỷ chung, tình nghĩa trước sau như một.
 -Vui mừng khi gặp lại người thân, lo lắng trước sự biến theo chiều không vui của gia đình.
 -Qùa tết cho gia đình nhà chồng bằng những thứ sẳn có ở nhà.
 -Dù không còn mối liên hệ nào với gia đình chồng cũ, nhưng chị Hoài vẫn quan tâm, chia sẻ mọi biến động, buồn vui với họ.
 →Vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống trong cơn “địa chấn” xã hội: đằm thắm, nết na, thuỳ mị, giàu tình cảm, trọng nghĩa tình.
 2. Cuộc gặp của Hoài và ông Bằng:
 -Cuộc gặp đầy xúc động.Vì nó không đơn thuần là cuộc gặp của cha chồng với nàng dâu.
 -Cả hai phiền muộn vì biến cố của gia đình.
 -Ông Bằng hy vọng cái tốt không mất đi.Gia đình sẽ được gắn kết lại, đánh thức tình cảm trong họ.
 3.Vẻ đẹp của văn hoá truyền thống:
 -Sự xum họp của gia đình trong ngày tết:Chị Hoài về thăm cha chồng cũ, các con ông Bằng tề tựu cùng gia đình
 -Lễ cúng gia tiên trước thềm năm mới.
 -Sự quan tâm chia sẻ của một người với những thành viên khác trong gia đình.
 -Lời khấn vái chân thành, lễ chu đáo.
 →Đây là một nét văn hoá đẹp cần được giữ gìn và phát huy:vì nó làm gắn kết các thành viên trong gia đình đánh thức tình cảm gia đình trong mỗi con người.
 4.Củng cố:
 Chốt lại vần đề mà đoạn trích đề cập.
 5.Dặn dò: 
 -Học bài.
 -Chuẩn bị bài mới : Một người Hà Nội.
 6.Rút kinh nghiệm:
Tiết 73
Soạn ngày: 18\1\10
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
 Nguyện Khải.
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS thấy:
 -Cách nhìn đầy trân trọng của nhà văn về vẻ đẹp của người Hà Nội (xưa)
 -Từ đó giáo dục HS ccáh sống.
B. Phương pháp: vì đây là bài đọc thêm nên GV chỉ sử dụng những câu hỏi gợi mở và HS thảo luận để trả lời, thuyết giảng.
C. Chuẩn bị:
 -HS: Đọc SGK soạn bài theo câu hỏi.
 -GV: đọc tài liệu soạn bài.
D.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định:
 Lớp: 12K1Vắng  lớp 12K2Vắnglớp 12K3 Vắng.. 
 2. Kiểm tra bài cũ, bài soạn:
 - Kiểm tra bài cũ: Chiếc thuyền ngoài xa khơi.
 -Việc soạn bài.
 3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:Tìm hiểu về tác giả:
- GV:Em biết gì về tác giả ?
(Gv để Hs tự do phát biểu →.Gv nhận xét và chốt lại những vấn đề chính)
*Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản:
- HS cùng GV đọc đoạn trích.
-GV lần lược đặt những câu hỏi gợi mở để Hs trả lời cũng là để khám phá tác phẩm
-GV: Tìm những nét tính cách của nhân vật cô Hiền?
-GV: vì sao tác giả cho cô Hiền là một hạt bụi vàng?HS thảo luận nhóm.
-GV:hãy nêu cảm nhận về những người hà nội khác? Dũng, Tuất, Mẹ Tuất, người thanh niên Hà Nội hiện tại?
-GV:ý nghĩa của chi tiết Cây si cổ thụ bị bảo đánh bật rễ rồi lại hồi sinh?
-Nhận xét về nghệ thuật của truyện?
I.Tác giả Nguyễn Khải (1930-2008):
 -Nguyễn Mạnh Khải sinh tại hà Nội.Tham gia cách mạng, làm báo.Sau 1975 sống tại TP HCM.Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 2000.
 -Tác phẩm của ông thường đề cập đến những vấn đề có tính thời sự: tính cách tư tưởng tinh thần của con người trước những biến động của đời sống.
 -Tác phẩm tiêu biểu:Xung đột, Mùa lạc, Chủ tịch huyện, 
 -Truyện ngắn Môt người Hà Nội sáng tác 19\1\1990.
II.Đọc hiểu văn bản:
 1.Nhân vật cô Hiền:
 -Nhân vật trung tâm của câu chuyện.
 -Tính cách:
 +Thẳng thắn, chân thành:dám nói thẳng quan niệm của mình trước những hiện tượng trong xã hội: (vui hơi nhiều, nói hơi nhiều, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân)
 +Đầu óc rất thực tế, tính toán mọi việc rất khéo léo, tính là làm, làm thì không thèm để ý đến sự đàm tiếu của thiên hạ.
 +Luôn có ý thức giữ gìn nét sống văn hoá, lịch sự.
 +Biết sống cho lợi ích chung của đất nước, dân tộc, biết hy sinh lợi ích riêng khi cần thiết.(dạy con biết tự trọng biết xấu hổ:tao đau đớn mà bằng lòng, tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn nó.)
 -Tin vào cuộc sống ngày mai tốt đẹp hơn dù hiện tại có xô bồ với nền kinh tế thị trường.
 *Cô Hiền -Hạt bụi vàng:
 -Hạt bụi vàng- một thứ nhỏ bé tầm thườngư ít ai nhận thấy, chẳng có giá trị gì nhưng là vàng thì dù là một hạt bụi nó vẫn lấp lánh và nhiều hạt bụi vàng sẽ thành vàng.
 -Cô Hiền là một hạt bụi vàng vì cô chỉ là một người đang sống âm thầm, lẫn khuất ở một nơi nào đó của Hà Nội.Nhưng đó là một nhân cách vàng của Hà Nội.
 2.Những con người Hà Nội khác:
 -Dũng biết hy sinh tuổi xuân của mình cho đất nước.
 -Tuất đã hy sinh cho đất nước.
 -Mẹ Tuất đã âm thầm nén nỗi đau mất con để sống bản lĩnh cho những ngày mới của đất nước.
 →Những con người này đã góp phần tô thắm thêm cho vẻ đẹp của con người Hà Nội, con người Việt Nam..
 -Người thanh niên được hỏi đường: nói thô lổ không lịch sự văn minh: ông bạn trẻ đạp xe như gió, chưởi “ Tiên sư cái anh già”→Hà nội đang mất dần đi vẻ đẹp của sự thanh lịch bởi cuộc sống mới thị trường.
 3.Cây si cổ thụ bị bảo đánh gục rồi hồi sinh:
 Niềm tin của tác giả vào sự trường tồn của vẻ đẹp Hà Nội .Vẻ đẹp thanh lịch hài hoà, cổ xưa của Hà Nội đã bị cơn bão của lối sống mới, kinh tế hàng hoá đánh bật rễ nhưng rồi nó sẽ được giữ gìn và phát huy trở lại.
 4.Nghệt huật:
 -Giọng từng trải, tự nhiên, giàu chất triết lí.
 -Tính cách nhân vật được thể hiện qua tình huống gặp gỡ, mỗi nhân vật có ngôn ngữ riêng.( nhân vật tôi suy tư hài hước, tự trào.. Ngôn ngữ của Cô Hiền rõ ràng dứt khoát.)
 4.Củng cố:
 HS rút ra cảm nhận của mình từ câu chuyện.
5.Dặn dò: 
 -Học bài.
 -Chuẩn bị bài mới :Rèn luyện mở bài, kết bài trong văn nghị luận. 
6.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docMÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN.doc
  • mp3Ha-Noi-Mua-Vang-Nhung-Con-Mua.mp3
  • pptmua la rung trong vuon.ppt