Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết học 66, 67: Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu

I.Giới thiệu chung :

 1.Tác giả:

 -Nguyễn Minh Châu(1930-1989) quê tỉnh Nghệ An.

 -Tham gia bộ đội từ năm 1950.1962 về công tác tại tại phòng văn nghệ quân đội.Sau đó sang làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.

 -Ông là nhà văn đi tiên phong trong thời kì đổi mới.Năm 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

 - Sáng tác tiêu biểu:

 +Trước 1975 viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu. Tác phẩm chính: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính.

 +Sau 1975: chuyển sang cảm hứng nhân sinh thế sự với ngôn ngữ đời thường, bình dị:Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết học 66, 67: Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết: 67-68
Soạn ngày: 12\1\10
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
 Nguyễn Minh Châu
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 -Từ việc tìm hiểu câu chuyện của người nghệ sĩ nhíp ảnh: đằng sau bức ảnh đẹp là số phận đau đớn của người phụ nữ làng chài, từ đó thấu hiểu: mọi người chúng ta, nhất là những người nghệ sĩ không được đơn giản, sơ lược trong nhìn nhận đánh giá cuộc sống và con người 
 -Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc hoạ nhân vật của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
B. Chuẩn bị:
 -HS: Đọc SGK soạn bài theo câu hỏi.
 -GV: đọc tài liệu soạn bài.
C.Cách thức tiến hành:
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh khám phá tác phẩm bằng những câu hỏi gợi mở, thuyết giảng, thảo luận nhóm
D.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định:
 Lớp12K1Vắng .. Lớp12K2Vắng...Lớp12K3Vắng...
 2. Kiểm tra bài cũ, bài soạn:
 Kiểm tra bài cũ phần Những đứa con trong gia đình.
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:Tìm hiểu về tác giả.
-GV:dựa vào sgk tự trình bày những kiến thức chung về Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp sáng tác của ông.
-GV:giới thiệu vài nét về tác phẩm.Tóm tắt?
-GV:Nêu chủ đề của tác phẩm.
*Hoạt động 2: hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm.
-GV cùng học sinh đọc lại tác phẩm.
-GV:người nghệ sĩ đã phát hiện những điều gì ?Có mấy phát hiện?
 -GV:Người nghệ sĩ như thế nào khi phát hiện ra bức tranh đó?
-GV:Phát hiện thứ hai là gì?
-Từ những phát hiện trái ngược ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
-GV:Câu chuyện ở tòa án như thế nào?Ý nghĩa của nó.
-GV:Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm.Ngoại hình, cuộc đời, tâm hồn.
-GV:Cảm nhận chung của em về người đàn bà?
-GV:chị em thằng phác là người như thế nào?
-GV:Em có nhận xét gì về Phùng ?
-GV:cảm nhận của em về người đàn ông? Phùng, Đẩu, Thằng Phác nhìn ông như thế nào?
-GV:Tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của chiếc thuyền ngoài xa, bãi xe tăng, tấm ảnh?
-GV hướng dẫn học sinh đánh giá nghệ thuật của tác phẩm:
 +Tình huống đặc sắc của truyện?
 +Người kể truyện là ai?
 +Ngôn ngữ của từng nhân vật có phù hợp với tính cách nhân vật không?
-GV:Gía trị nhân đạo và hiện thực, triết lí của tác phẩm.
-GV :Theo em nhan đề có ý nghĩa gì ?
I.Giới thiệu chung :
 1.Tác giả:
 -Nguyễn Minh Châu(1930-1989) quê tỉnh Nghệ An.
 -Tham gia bộ đội từ năm 1950.1962 về công tác tại tại phòng văn nghệ quân đội.Sau đó sang làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
 -Ông là nhà văn đi tiên phong trong thời kì đổi mới.Năm 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
 - Sáng tác tiêu biểu: 
 +Trước 1975 viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu. Tác phẩm chính: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính...
 +Sau 1975: chuyển sang cảm hứng nhân sinh thế sự với ngôn ngữ đời thường, bình dị:Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa.
 2.Tác phẩm :
 Truyện ngắn:Chiếc thuyền ngoài xa khơi sáng tác tháng 8 năm 1983.In trong tập truyện ngắn cùng tên.Tác phẩm thể hiện phong cách của tác giả:Tự sự- triết lí, ngôn ngữ dung dị đời thường.
 3.Tóm tắt : Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng → đến vùng ven biển 
( nơi anh từng chiến đấu) chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày phục kích, anh phát hiện một cảnh đắt trời cho về một chiếc thuyền chài đằng xa trong sương sớm. Nhưng phía sau bức ảnh tuyệt đẹp đó, khi chiếc thuyền vào bờ, một cảnh tượng kinh ngạc diễn ra: một người chồng vũ phu, một đứa con vì bảo vệ mẹ sẵn sàng đối nghịch với cha và một người đàn bà khốn khổ, nhẫn nhục & cam chịu. Cảnh tượng ấy cứ ám ảnh tâm trí Phùng về sau dù anh đã rời khỏi vùng biển đó, nhất là hình ảnh người đàn bà.
 4.Chủ đề :
 Truyện thể hiện quá trình nhận thức của người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật không thể xa lạ với số phận của con người. Đồng thời đưa ra quan điểm không thể nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản một chiều, cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
II.Đọc-hiểu tác phẩm:
 1.Những phát hiện của anh chàng nghệ sĩ về chiếc thuyền:
 -Phát hiện thứ nhất:
 +Một bức tranh nghệ thuật với vẻ đẹp trời cho, một vẻ đẹp toàn bích từ đường nét đến màu sắc mà thiên nhiên và cuộc sống tặng cho con người. Nó vừa cổ kính vừa mơ màng như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.
 +Người nghệ sĩ bối rối, trái tim như bị bóp thắt vào, làm cho tâm hồn mình trong trẻo tinh khôi.→Cái đẹp là đạo đức.
 - Phát hiện thứ hai:
 +Một người đàn bà xấu xí thô kệch, mệt mỏi, cam chịu.
 +Một người đàn ông hành hạ vợ như là một cách giải toả tâm lí .
 +Một đứa con vì bênh mẹ mà trở nên thù nghịch vối cha.
 →Một bi kịch gia đình khủng khiếp, ghê sợ.
 [Hiện thực cuộc sống vốn muôn màu, phức tạp.Khi khám phá cuộc sống nếu không hiểu tường tận, thấu đáo ta dễ đi đến kết luận sai lầm, đánh giá chủ quan phiến diện.Đằng sau cái đẹp đôi khi là cái ác, cái xấu
 -Câu chuyện ở tòa án:
 +Đẩu khuyên người đàn bà nên từ bỏ chồng.
 +Người đàn bà thoạt đầu lúng túng, sợ sệt, rồi để lộ ra cái vẻ sắc sảo, thay đổi xưng hô, tâm sự về cuộc đời của mình, về lí do không thể bỏ chồng.
 -> “Một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công vùng biển”: anh ngộ ra những nghịch lý của cuộc sống mà luật pháp dựa trên sách vở không thể giải quyết được.Công lý phải bắt nguồn từ nguyện vọng của quần chúng, phải có giải pháp thiết thực, nâng cao đời sống người dân, giải quyết tận gốc bi kịch.
 +Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điều: cuộc đời thì đa sự, con người thì đa đoan. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác
 ðTình huống bất ngờ mang tính nhận thức.Không thể đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng trong cuộc sống
 2.Các nhân vật:
 a.Người đàn bà vùng biển:
 -Ngoại hình: cao lớn, thô kệch, rỗ mặt, áo bạc phếch và rách rưới -> những vất vả, lam lũ in hằn trên hình dáng chị.
 -Cuộc đời bất hạnh:
 +Lúc nhỏ: xấu, rỗ mặt.
 +Lớn lên sống cuộc đời lênh đênh trên sóng nước "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng"-> Bị chồng hành hạ, đánh đập.
 +Nhẫn nhịn, không chạy, không kêu la, không né tránh.
 - Vẻ đẹp tâm hồn:
 +Là người mẹ thương con: "Đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không sống cho mình", xin với chồng đưa mình lên bờ mà đánh .-> Tình thương sâu sắc, sợ tâm hồn con bị tổn thương.
 +Người vợ cảm thông và thấu hiểu sự bế tắt của chồng, nhận phần lỗi về mình:do nghèo khổ, đông con nên người chồng đánh vợ .-> Tấm lòng bao dung nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh.Chị đã có cái nhìn về người chồng toàn diện và sâu sắc.
 +Giữa cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, vẫn chắt chiu hạnh phúc nhỏ nhoi: "Nhìn đàn con được ăn no.Gia đình cũng có lúc hòa thuận vui vẻ".
 =>Là người phụ nữ có suy nghĩ và trải nghiệm sâu sắc hiểu đời: không phải cam chịu nhẫn nhục mà là cao cả, hi sinh cho con cho chồng, không phải chìm đắm trong đau khổ mà vẫn biết sống trong hạnh phúc đời thường.
 b.Chị em thằng Phác :
 -Người chị: tước dao găm của em -> hành động theo lẽ phải.Hiểu mẹ, hiểu đời, nhìn chồng, cha toàn diện.
 - Thằng Phác: là đứa trẻ có cá tính phức tạp
 +Cái thiện: rất thương mẹ, bênh mẹ.
 +Cái ác: dắt dao găm định chống lại cha.
 -> Nỗi âu lo của nhà văn về niềm tin trẻ thơ bị rạn nứt.
 c. Nghệ sĩ Phùng: 
 -Là người lính từng chiến đấu trên mảnh đất này.
 -Là một nghệ sĩ tài hoa, tinh tế.
 -Là người có trách nhiệm với cuộc sống, căm ghét bất công, tàn bạo.
 -Nhìn cuộc đời một chiều một phía.
 -Nghệ sĩ Phùng đã có quá trình nhận thức lại về nghệ thuật và cuộc sống, nghệ thuật phải gắn bó với cuộc sống (quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh) và hãy nhìn cuộc đời ở bề sâu của nó, hãy nhìn bằng trái tim thấu hiểu, thông cảm, thương yêu.
 d.Người đàn ông:
 -Ngoại hình: Mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hai con mắt độc dữ -> toát lên vẻ khắc khổ.
 - Tính cách:
 +Vốn là anh con trai cục tính nhưng hiền lành.
 +Do cuộc sống nghèo khổ, bế tắt, trở thành người hung bạo, lão vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm gây ra đau khổ cho người thân.
 -> Thất học, nghèo khó làm con người tàn bạo.Cần phải nâng cao phần thiện trong những kẻ thô bạo đó.
 (Phùng, Đẩu, Phác nhìn lão là người độc ác cần phải đấu tranh.)
 3. Ý nghĩa các biểu tượng nghệ thuật
 a.Chiếc thuyền ngoài xa: 
 -Là sự thể hiện vẻ đẹp phong cảnh sông nước và sinh hoạt của người dân chài.
 -Là hình ảnh tượng trưng cho kiếp sống lênh đênh trôi nổi trên sóng nước cuộc đời của người dân nghèo.
 => Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải vì cuộc sống, vì con người.
 b. Bãi xe tăng hỏng
 - Là biểu tượng của chiến thắng giặc Mĩ.
 - Gợi ra một cuộc chiến không kém phần khốc liệt: cuộc chiến chống đói nghèo. Nhà văn âu lo: chừng nào còn đói nghèo, con người còn phải chung sống với cái xấu, cái ác.
 c. Tấm ảnh nghệ thuật:
 - Ở đầu tác phẩm chỉ là một tấm ảnh đẹp. Nó là biểu tượng của nghệ thuật.
 - Ở cuối tác phẩm: vẻ đẹp nghệ thuật hài hòa trong vẻ đẹp cuộc đời qua bóng dáng người đàn bà.
 [Nghệ thuật không được xa rời cuộc đời, nó là cuộc đời, vì cuộc đời.
 4.Nghệ thuật:
 -Tình huống của truyện: được xây dựng trên tinh thần của sự mâu thuẫn, tương phản (tương phản với cái nhìn, suy nghĩ ban đầu với sự thật đằng sau nó).
 →Tình huống phù hợp với chủ đề truyện: chủ đề khám phá cuộc sống (mang tính nhận thức).
 -Hình ảnh, chi tiết chân thực giàu ý nghĩa biểu tượng.
 -Giọng văn nhỏ nhẹ, đôn hậu, thấm thía triết lý nhân sinh sâu sắc.
 -Người kể là một nhân vật trong truyện →Tạo cho tác phẩm có lối trần thuật hay, sắc xảo, lời kể khách quan tự nhiên.
 -Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với từng đối tượng với những nét tính cách khác nhau.
 -Vẻ đẹp văn xuôi của nhà văn là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết con người.
III.Tổng kết:Từ câu chuyện về 1 bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, tác phẩm mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người. Một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sâu vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.Cách khắc họa nhân vật xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
 - Giá trị hiện thực : Truyện phản ảnh tình trạng bạo lực trong gia đình do cuộc sống nghèo đói cơ cực.
 + Người chồng vì gánh nặng mưu sinh trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. 
 +Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng mà không biết đã làm tổn thương tâm hồn thơ dại của con. 
 +Đứa con vì thương mẹ, bênh vực mẹ mà trở nên thù địch với cha. 
 è Chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, con người còn phải dối diện với cái xấu và cái ác.
 - Giá trị nhân đạo : Trái tim nhân hậu của nhà văn: 
 +Trân trọng vẻ đẹp của tình mẫu tử, đức hy sinh của người phụ nữ.
 + Nỗi lo âu khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tăm tối của con người.
 + Lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ thơ.
 +Đặt ra cấn đề: Làm gì cho con người sống hạnh phúc? Một cuộc chiến mới đang đợi mọi người.
 -Giá trị triết lý: Truyện thể hiện chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời :
 +Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
 +Không nên nhìn cuộc sống và con người một cách giản đơn mà phải nhìn một cách đa diện, nhiều chiều.
 +Hãy luôn yêu mến và tin tưởng vào con người!
 +Và tin vào chính mình!
*Ý nghĩa của tiêu đề:
 -Thường minh:Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, cuộc sống.Nó còn là hiện thực cay đắng của người dân chày.
 -Hình ảnh ẩn dụ-một hình tượng nghệ thuật: Chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh đẹp, huyền ảo.Đó cũng là nghệ thuật, nghệ thuật thì ở ngoài xa còn cuộc đời thì ở rất gần, rất thực.
 ->Đừng vì vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa ấy mà quên đi cuộc đời thực ngay ở con thuyền ấy.Nghệ thuật phải thấu hiểu số phận con người, không xa lạ với con người.
 4.Củng cố:
 -Câu hỏi thảo luận: tưởng tượng và kể tiếp phần sau của câu chuyện.Lí giải vì sao như thế?
 -Đọc phần ghi nhớ.
 5.Dặn dò: Chuẩn bị bài mới : Hàm ý.
 -Thực hiện các bài tập trong SGK.
 - Hàm ý là gì?có ý nghĩa như thế nào trong hoat động giao tiếp.
 6.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docchiếc thuyền ngoài xa.doc
  • pptNew Microsoft PowerPoint Presentation.ppt