Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết số 19, 20: Tây tiến

 HĐ 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn.

H: Tiểu dẫn giới thiệu những nội dung gì ?

- HS trả lời, GV lưu ý HS:

+ Cần nhớ một số ý để giới thiệu tác giả.

+ Về hoàn cảnh ra đời bài thơ với hai nội dung: giới thiệu về đơn vị Tây Tiến và thời điểm, hoàn cảnh Quang Dũng viết bài thơ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết số 19, 20: Tây tiến, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần 7 / Tiết 19-20
Đọc văn:	TÂY TIẾN
	Quang Dũng
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.
Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC (có bài dạy giáo án PowerPoint)
Tổ chức:
Kiểm tra:
* Bài cũ: không
* Việc chuẩn bị bài mới: Kiểm ra việc soạn bài của 10 HS.
Bài mới:
* Giới thiệu bài: Cho HS nghe bài hát Tây Tiến, từ đó dẫn vào bài.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA GV VÀ HS 
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn.
H: Tiểu dẫn giới thiệu những nội dung gì ?
HS trả lời, GV lưu ý HS:
+ Cần nhớ một số ý để giới thiệu tác giả.
+ Về hoàn cảnh ra đời bài thơ với hai nội dung: giới thiệu về đơn vị Tây Tiến và thời điểm, hoàn cảnh Quang Dũng viết bài thơ.
HĐ 2: Đọc - hiểu văn bản bài thơ.
GV cùng HS đọc diễn cảm bài thơ.
Mục 1: GV lưu ý HS về dấu sao Ž bốn đoạn.
Mục 2- Đoạn một: 
H: Nội dung chính của đoạn 1 ?
HS trả lời, GV lưu ý: tác giả giới thiệu cảm xúc (2 câu đầu) và diễn tả cụ thể cảm xúc (những câu còn lại). Từ đó hướng dẫn HS phân tích.
H: Hai câu đầu, tác giả giới thiệu cảm xúc gì ? Cảm xúc ấy như thế nào ? Cách thể hiện cảm xúc của tác giả ?
HS trả lời, GV củng cố ý.
H: GV yêu cầu HS tự đọc những câu còn lại, trả lời: Theo mạch cảm xúc, những câu còn lại có nội dung gì ?
GV định hướng cách hiểu: Diễn tả cụ thể đối tượng “nhớ”. 
H: Hãy làm rõ nội dung và hình thức thể hiện của những câu thơ còn lại của đoạn một ?
Gợi ý: Dùng thao tác phân tích- chia thành nhóm câu, làm rõ nội dung, nghệ thuật.
Nhiều HS tham gia trả lời, HS khác bổ sung, GV củng cố ý.
Kết thúc đoạn 1, GV yêu cầu HS tóm tắt ý nghĩa.
Đoạn 2:
GV gọi 1 HS đọc 4 câu thơ đầu.
H: Có ý kiến cho rằng: Quang Dũng đã diễn tả một lễ hội do đồng bào dân tộc tổ chức có bộ đội Tây Tiến tham dự. Ý kiến của em như thế nào ?
HS trình bày ý kiến, GV nhận xét, gợi ý HS phân tích đoạn thơ.
GV đọc 4 câu thơ sau.
H: Hãy phân tích nội dung, nghệ thuật bốn câu thơ sau của đoạn hai ?
GV gợi ý HS phân tích hình ảnh thiên nhiên, con người qua các hình ảnh, từ ngữ. 
HS trả lời, GV củng cố ý.
Đoạn 3: GV gọi 1 HS đọc đoạn thơ và hỏi nội dung đoạn thơ.
H: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong đoạn thơ ? (thêm một số câu hỏi phụ)
Một số HS trả lời, GV nhận xét, củng cố ý.
Phân tích hình ảnh “dữ oai hùm”: liên hệ “Tam quân tì hổ” (Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão), “Sĩ tốt kén tay tì hổ” (Đại cáo bình Ngô- Nguyên Trãi).
Tư liệu: “Những đêm dài  nhớ mắt người yêu” (Đất nước- Ng. Đình Thi), “Luống cày đất đỏ/ Tiếng mõ đêm trường/ Ít nhiều người vợ trẻ/ Mòn chân bên cối gạo canh khuya” (Nhớ- Hồng Nguyên)
Tư liệu: “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/ Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm” (Ngày về- Chính Hữu).
Chú ý: Cách hiểu “Áo bào thay chiếu”, chữ “Về đất”, chữ “gầm”.
Đoạn bốn: 
GV đọc và tóm tắt cảm xúc của tác giả.
HĐ 3: Củng cố và kết luận.
GV hỏi một số câu hỏi:
H: Nội dung chủ yếu của bài thơ ? Ý nghĩa của nội dung ấy ?
H: Quang Dũng là nhà thơ tài hoa, điều đó thể hiện trong bài thơ như thế nào ?
HS trả lời, GV củng cố, kết luận.
HĐ 4: Luyện tập
- GV hướng dẫn HS luyện tập ở nhà.
I. Tiểu dẫn:
 Về tác giả: Chú ý:
Đa tài Nổi bật là sáng tác thơ, hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.
Nhà thơ chiến sĩ, thành công với đề tài người lính.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ: (học theo sgk)
Chú ý:
Về đơn vị Tây Tiến: thời gian thành lập, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động, thành phần.
Hoàn cảnh viết bài thơ.
II. Đọc - hiểu văn bản:
Tìm hiểu bố cục: bốn đoạn
(theo sgk)
Tìm hiểu nội dung - nghệ thuật:
Đoạn một:
Nhớ thiên nhiên Tây Bắc, chặng đường hành quân của Tây Tiến.
Hai câu mở đầu: 
Tiếng gọi tha thiết
Cảm xúc “nhớ”: điệp từ, từ láy Ž nhẹ nhàng mà da diết, sâu lắng.
Còn lại: Diễn tả cụ thể nỗi nhớ
Liệt kê Sài Khao, Mường Lát: Hình ảnh chọn lọc, gợi tả Ž khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo, người lính gian khổ. 
Tả dốc (4 câu): Từ láy, hình ảnh nhân hóa, đối ý, đối thanh, số từ Ž diễn tả cụ thể chặng đường hành quân hiểm trở, gian nguy, người lính quyết tâm vượt khó.
Tả người lính (2 câu): hình ảnh đa nghĩa Ž kiệt sức, có thể hi sinh. 
Tả cảnh (2 câu): rừng già thâm u, hoang sơ, đầy hiểm nguy. 
Kết thúc (2 câu cuối): Tây Tiến, được hưởng không khí ấm cúng cùng đồng bào dân tộc. 
I Cả đoạn: thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ. Người lính Tây Tiến gian khổ.
Đoạn hai:
Bốn câu đầu: 
Liên hoan văn nghệ giữa bộ đội với đồng bào dân tộc.
Hình ảnh trữ tình, từ ngữ gợi tả Ž Người lính ngỡ ngàng, tâm hồn lãng mạn, bay bổng; không khí vui tươi, rộn rã, ấm tình quân dân. 
Bốn câu sau:
Hỏi Ž khẳng định.
Hình ảnh chọn lọc, gợi tả: “chiều sương / hồn lau nẻo bến bờ / dòng nước lũ / hoa đong đưa / dáng người trên độc mộc” Ž vẻ đẹp hoang dã, nên thơ của thiên nhiên, con người Tây Bắc rắn rỏi, gân guốc. 
Đoạn ba: Nhớ hình ảnh đồng đội- hình tượng người lính Tây Tiến.
Hai câu đầu:
Hình ảnh tả thực, ấn tượng, có chút cường điệu (không mọc tóc, xanh màu lá) Ž người lính dáng vẻ khác thường Ž tô đậm gian khổ, bệnh tật của người lính. 
 “Dữ oai hùm”: cách nói ẩn dụ Ž người lính ngang tàng, kiêu hùng, coi thường gian khổ, mang tầm vóc lịch sử (như người tráng sĩ đời Trần, nghĩa quân Lam Sơn).
Câu 3-4:
Diễn tả “mộng” và “mơ” của người lính: Từ ngữ chọn lọc () Ž khát vọng chiến thắng, tình cảm quê hương sâu nặng, tâm hồn lãng mạn.
Câu 5-6:
Hình ảnh tả thực, từ Hán Việt Ž gợi sự xót xa, thương cảm, thái độ trang trọng khi diễn tả sự hi sinh của đồng đội, ca ngợi người lính Tây Tiến.
Hai câu cuối:
Hình ảnh đa nghĩa, dùng từ tinh tế Ž người lính hi sinh trong thiếu thốn, sự ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.
Hình ảnh chọn lọc, từ ngữ sâu sắc Ž tiếc thương, căm thù.
Cả đoạn: Bút pháp tả thực, lãng mạn, giọng thơ bi tráng, hào hùng.
Đoạn bốn:
Khép lại cảm xúc, niềm bâng khuâng của tác giả.
III. Kết luận:
Nội dung:
Diễn tả sâu sắc nỗi nhớ () 
Ž Hình ảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, nên thơ, dữ dội, khắc nghiệt.
Ž Người lính anh hùng, hào hoa, lãng mạn, đậm chất bi tráng.
Ž Tình cảm tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên, đồng đội.
Nghệ thuật:
Bút pháp tả thực, lãng mạn; giọng thơ bi tráng, hào hùng.
Hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, nhiều phép tu từ.
IV/ Luyện tập:
Bài 1: Dựa vào ý 2 phần kết luận. So sánh: tham khảo.
Bài 2: Dựa vào ý phân tích ở đoạn 3 để làm rõ chân dung người lính Tây Tiến.
Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài:
Học bài: 
Học thuộc bài thơ, làm rõ được nội dung, nghệ thuật.
Tóm tắt được giá trị nội dung, nghệ thuật.
Chuẩn bị bài mới: 
Đọc phần tìm hiểu đề và lập dàn ý đề bài 1-2 sgk tr.91, bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, thử rút ra dàn ý chung cho kiểu bài này.
– & —

File đính kèm:

  • docGiao an.doc
  • docNoi dung Slide.doc
  • pptTu lieu.ppt