Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết số 73: Thực hành về hàm ý

Hoạt động 1: Tổ chức ôn lại khái niệm về hàm ý

H: Thế nào là hàm ý?

HS: Trả lời

GV: Nhắc thêm về tác dụng của hàm ý:

+ Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sác hơn cách nói thông thường

+ Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói hoặc người nghe

+ Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc

+ Người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý

Hoạt động 2: Thực hành về hàm ý

1. Bài tập 1

HS: Đọc đoạn trích SGK

GV: Chiếu đoạn trích cho HS theo dõi kỹ hơn

GV: Trước khi trả lời câu hỏi SGK, GV giả dụ các câu trả lời của A Phủ theo nghĩa tường minh (hiệu ứng giả dụ câu trả lời: Hổ ăn mất một con bò)

H: Câu hỏi (1) SGK/79

HS: Trả lời

H: Câu hỏi (2) SGK/79

HS: Trả lời

H: Câu hỏi (3) SGK/79

GV: Nếu HS chưa trả lời được, GV gợi dẫn

H: Câu hỏi b SGK/79

HS: Trả lời

 

doc2 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết số 73: Thực hành về hàm ý, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuaàn 27
Tieát 75: Tiếng Việt: 
Ngaøy soaïn : 19/02/2009	 
Ngày dạy: 28 /02/2009	
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp HS 
- Củng cố và nâng cao những kiến thức về hàm ý, về cách tạo lập và lĩnh hội hàm ý
2. Kĩ năng : Lĩnh hội và phân tích hàm ý (trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hằng ngày)
3.Giáo dục : Ý thức dùng câu có hàm ý khi cần thiết
B.TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP:
	1. Trọng tâm: Ôn luyện và nâng cao kiến thức, kĩ năng về:
	+ Khái niệm hàm ý
	+ Tác dụng của hàm ý 
	+ Cách thức để tạo câu có hàm ý; cơ sở để lĩnh hội và nhận biết hàm ý
	2. Phương pháp
	+ Phát vấn, phân tích, đàm thoại, thảo luận nhóm
 C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .
	1-Ổn định lớp (1’) :Kiểm diện học sinh
	2-Kiểm tra bài cũ (5’) : - Không kiểm tra bài cũ mà kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà (đã giao cho các nhóm trong phần dặn dò của tiết học trước.
	3- Bài mới : (1’) : Kể một vài câu chuyện có hàm ý để học sinh thấy sự cần thiết sử dụng hàm ý trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tổ chức ôn lại khái niệm về hàm ý
H: Thế nào là hàm ý?
HS: Trả lời
GV: Nhắc thêm về tác dụng của hàm ý:
+ Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sác hơn cách nói thông thường
+ Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói hoặc người nghe
+ Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc
+ Người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý
I. Ôn lại khái niệm về hàm ý
Hàm ý: Là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền báo cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp chỉ ngụ ý để người nghe suy ra trên cơ sở căn cứ vào ngữ cảnh, vào nghĩa tường minh và vào cả những phương châm hội thoại
Hoạt động 2: Thực hành về hàm ý 
1. Bài tập 1
HS: Đọc đoạn trích SGK 
GV: Chiếu đoạn trích cho HS theo dõi kỹ hơn
GV: Trước khi trả lời câu hỏi SGK, GV giả dụ các câu trả lời của A Phủ theo nghĩa tường minh (hiệu ứng giả dụ câu trả lời: Hổ ăn mất một con bò)
H: Câu hỏi (1) SGK/79
HS: Trả lời
H: Câu hỏi (2) SGK/79
HS: Trả lời
H: Câu hỏi (3) SGK/79
GV: Nếu HS chưa trả lời được, GV gợi dẫn
H: Câu hỏi b SGK/79
HS: Trả lời
II. Thực hành về hàm ý
1. Bài tập 1
a. Căn cứ vào câu hỏi thì lời đáp của A Phủ:
(1)Thiếu thông tin về số lượng bò bị mất
(2)Thừa thông tin về việc “lấy súng đi bắt con hổ”
(3)Hàm ý: + Công nhận bò mất (nhận lỗi)
 + Ý định lấy công chuộc tội
	 + Con hổ có giá trị hơn con bò
b. Cách thức tạo ra hàm ý: vi phạm phương châm về lượng tin (công nhận việc mất bò nhưng muốn lấy công chuộc tội)
2. Bài tập 2
HS: Đọc đoạn trích SGK 
GV: Chiếu đoạn trích cho HS theo dõi kỹ hơn (Từ đoạn: Chí Phèo đấy hở...xin năm hào)
GV: Trước khi trả lời câu hỏi SGK, GV giả dụ các câu nói cùa Bá Kiến và Chí Phèo theo nghĩa tường minh (hiệu ứng giả dụ câu trả lời: Tôi không có nhiều tiền để lúc nào cũng có thể cho anh- Chí Phèo; Làm mà ăn chứ không thể luôn đến xin tiền;Tao muốn làm người lương thiện)
H: Câu hỏi (a) SGK/80
HS: Trả lời
H: Câu hỏi (b) SGK/80
HS: Trả lời
H: Câu hỏi (c) SGK/80
GV: Gợi dẫn
2. Bài tập 2
a. Cái kho: biểu tượng của kẻ lắm tiền nhiều của 
- Cách thức tạo hàm ý:vi phạm phương châm cách thức
b. Câu hỏi của Bá Kiến không nhằm mục đích hỏi mà :+Hô gọi (lượt 1)
 +Cảnh báo, sai khiến (lượt 2)
- Cách thức tạo hàm ý:nói gián tiếp
c. Lời Chí Phèo được tường minh hóa ở lược lời thứ 3
- Lược 1 và 2:
+ Không đảm bảo phương châm về lượng: chưa đủ thông tin cần thiết
+ Không đảm bảo phương châm cách thức: nói chưa rõ ràng
3. Bài tập 3
HS: Đọc đoạn trích SGK 
GV: Chiếu đoạn trích cho HS theo dõi kỹ hơn
H: Câu hỏi (a) SGK/81
HS: Trả lời
H: Câu hỏi (b) SGK/81
HS: Trả lời
3. Bài tập 3
a. Hỏi à Khuyên (thực dụng)
- Hàm ý: chê tài ông kém, có thể phải loại bỏ giấy khi viết
b. Tác dụng cách nói của bà đồ:
+ Nể trọng và muốn giữ thể diện cho ông đồ
+ Có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý của câu nói
4. Bài tập 4
H: Dựa vào các bài tập 1,2,3 em hãy nêu ra cách thức tạo ra hàm ý?
GV: Chốt: 
- Vi phạm phương châm hội thoại (về lượng tin, về quan hệ - đi chệch đề tài giao tiếp, về cách thức- nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng...)
- Dùng hành động gián tiếp 
4. Bài tập 4
Phương án D
5. Bài tập làm theo nhóm- Phần chuẩn bị ở nhà của nhóm: Tự sáng tác hoặc sưu tầm một đoạn văn, đoạn truyện, kịch trong đó có sử dụng hàm ý.
- Trình bày trong tiết học: Có thể trình diễn theo phân vai, đọc, hoặc sưu tầm đĩa CD, sau đó GV hỏi bất kì thành viên nào trong nhóm về cách thức và tác dụng của hàm ý trong đoạn văn, đoạn truyện, kịch của nhóm mình
- Ở Powerpoint giáo viên có thể trình chiếu phần chuẩn bị của HS
5. Bài tập làm theo nhóm
HS trình bày theo nhóm phần chuẩn bị ở nhà
4.Củng cố (2’) : Hàm ý và cách thức tạo hàm ý
5.Dặn dò (1’): - Hoàn thành bài tập vào vở bài tập 
-Tiết sau học Số phận con người – Sôlôkhốp
D.RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docHàm ý.doc
  • pptHàm ý.ppt