Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 14 - Tiết 42: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

D.Tiến trình dạy học:

 1.Kiểm tra bài cũ, bài soạn:

 2.Giới thiệu bài mới:Tiết trước chúng ta đã học cách vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận ta thấy sự cần thiết của việc vận dụng các phương thức biểu đạt để tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Ngoài ra trong văn nghị luận, nếu biết vận dụng các thao tác lập luận đúng cách người viết có thể thuyết phục người đọc hiểu và tin vào vấn đề mà mình trình bày.Bài học hôm nay giúp ta biết cách vận dụng các thao tác lập luận để xây dựng đoạn, xây dựng luận điểm trong bài văn nghị luận. Đó là bài Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

 

doc8 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 14 - Tiết 42: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Soạn ngày 8/11/2011
Dạy ngày: 12/11/2011
Tuần 14, tiết 42 
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 1.Mục tiêu về kiến thức:
 -Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
 -Cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận: xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
 2.Về Kĩ năng:
 -Nhận diện tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản.
 -Biết vận dụng một số thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận.
 -Kĩ năng sống cơ bản: nhận thức, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
 3.Thái độ: nghiêm túc, khoa học trong viết văn nghị luận.
B.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 -Phương pháp: giải quyết vấn đề.
 -Kĩ thuật: đặt câu hỏi, công đoạn, thảo luận nhóm
C.Chuẩn bị: máy chiếu.
D.Tiến trình dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ, bài soạn:
 2.Giới thiệu bài mới:Tiết trước chúng ta đã học cách vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận ta thấy sự cần thiết của việc vận dụng các phương thức biểu đạt để tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Ngoài ra trong văn nghị luận, nếu biết vận dụng các thao tác lập luận đúng cách người viết có thể thuyết phục người đọc hiểu và tin vào vấn đề mà mình trình bày.Bài học hôm nay giúp ta biết cách vận dụng các thao tác lập luận để xây dựng đoạn, xây dựng luận điểm trong bài văn nghị luận. Đó là bài Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:Ôn lại kiến thức.
-GV:Nhắc lại các thao tác lập luận đã học, nêu đặc điểm của từng thao tác đó.
-HS thực hiện, GV chốt lại.
 1. Giải thích: Người chân chính là người có nhiều phẩm chất: yêu quê hương đất nước, đồng bào, có kiến thức có nghề nghiệp có ích cho xã hội, biết lao động mưu cầu hạnh phúc.Và sự đồng cảm là yêu cầu sơ đẳng và cơ bản của đạo làm người.
2. Phân tích: Học để đi làm bước này khó hơn. Làm việc để nuôi sống mình chia sẻ với mọi người.Đó là bước thiết thực trong quá trình học tập của con người. Lao động là vận dụng tri thức của mình đã học nhằm tao ra của cải vật chất cho mình và cho xã hội. Lao động làm ra của cải vật chất mới có thể khẳng định vị trí của mình trong xã hội, đóng góp vào sự phát triển xã hội.Con người ai cũng mong ước những việc làm của mình bao giờ cũng là một món quà tặng cho mọi người, cho cuộc đời.Đó là ý nghĩa cao đẹp của việc học tập của con người.
3. So sánh (tương phản) Các cụ ưa màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh nhạt.Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn các cô gái xinh xắn ngây thơ các cụ coi như là làm một việc tội lỗi, ta thì xem như đang đứng trước một cách đồng xanh.Cái tình của các cụ chỉ là hôn nhân còn cái tình của chúng ta thì muôn hình vạn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi, cái tình giây phút, cái tình ngàn thu
4.Bình luận: Cần thấy được sức mạnh của tri thức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: kinh tế, quân sự, khoa họcCũng cần nói thêm muốn có tri thức thì phải phát triển giáo dục, không riêng bản thân ta mà mọi người, mọi dân tộc, mọi đất nước, cũng cần ý thức tầm quan trọng của nó mà đầu tư cho phù hợp.Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tri thức, đó là một sự đầu tư đầy ý nghĩa nhìn Singapo là thấy rõ nhất. Câu nói là một sự nhắc nhở một lời khuyên, một khẩu hiệu cho mọi người mọi quốc gia.
-GV:Nếu bỏ ý 1 thao tác lập luận là gì? Nếu bỏ ý 3?
-GV:trong các bài làm văn của mình các em đã dung những thao tác nào để làm bài?
 +Trong bài văn nghị luận xã hội?
 +Trong bài nghị luận văn học?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập trên lớp:
 -GV: gọi HS đọc bài tập và xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong trong đoạn văn.Hiệu quả của nó như thế nào?
-Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày.
-GV giảng giải lại và chốt lại vấn đề.
-GV:Nhận xét hiệu quả của việc sử dụng kết hợp các thao tác lập luận. 
*Hoạt động 3:thực hành.
-GV: Đọc văn bản và cho biết người viết đã dùng những thao tác lập luận nào? Phân tích hiệu quả của nó.
 +Tổ 1: đoạn 2.
 +Tổi 2: đoạn 3, 4, 5.
 +Tổ 3: đoạn 3, 4, 5 với 6.
 +Tổ 4: đoạn 7.
=> Nhờ vận dụng các thao tác này mà vấn đề nghị luận được trình bày hoàn thiện:giúp hiểu vấn đề, chứng minh và phân tích biểu hiện của sống đẹp, để mọi người thấy, hiểu, tin và làm theo.Thấy biểu hiện của lối sống không đẹp mà tránh xa.Từ đó rút ra bài học cho bản thân về sống đẹp.
-GV: có đề bài: có ý kiến cho rằng: “Quyển sách hay là người bạn tốt.”Ý kiến của em như thế nào?
-GV:yêu cầu học sinh bình luận và vận dụng kết hợp nhiều thao nhiều thao tác lập luận khi trình bày.
-HS thực hiện theo nhóm .
-GV:qua việc tìm hiểu các bài tập ta rút ra bài học gì trong quá trình làm văn nghị luận? 
*Hoạt động 4:hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
-GV yêu cầu học sinh thực hiện .Yêu cầu học sinh chỉ ra được những thao tác lập luận được sử dụng và nêu hiệu quả của nó.
 -HS tực hiện.
-HS thực hiện ở nhà.
-GV:kiểm tra
I.Ôn lại các thao tác lập luận:
 Giải thích, Chứng minh, Phân tích, So sánh, Bác bỏ, Bình luận, Suy lí, Diễn dịch, Qui nạp, Tổng phân hợp
 1. Giải thích:giảng giải vấn đề để giúp hiểu đúng, rõ, hiểu sâu vấn đề.
 2.Chứng minh:Kết hợp với lí lẽ, dùng dẫn chứng để thuyết phục người đọc và người nghe.
 3.Phân tích: Chia tách vấn đề để tìm hiểu để thấy được giá trị nhiều mặt của nó.
 4.So sánh:Đối chiếu hai hay nhiều sự vậtđể thấy được nét tương đồng hoặc đối lập của chúng.
 5.Bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận một ý kiến nào đó.Lí lẽ và dẫn chứng phải đủ sức thuyết phục.
 6.Bình luận:Xác định đúng vấn đề, từ đó khẳng định mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa vấn đề.
 7.Suy lí: Từ một vấn đề đã được khẳng định, từ đó rút ra vấn đề có ý nghĩa sâu sắc.
 8.Diễn dịch:Từ vấn đề khái quát, triển khai thành vấn đề cụ thể.
 9.Qui nạp: Từ những vấn đề cụ thể rút ra kết luận có tính khái quát bao trùm.
 10.Tổng phân hợp:Từ vấn đề lớn phân tích ra thành những vấn đề nhỏ, sau đó khái quát lại có nâng cao.
 11.Ngoài ra còn một số thao tác lập luận khác như: Phân tích nhân quả, nêu phản đề, vấn đáp
5.Suy lí:Trong bản tuyên ngôn của người Mĩ năm 1776 và bản tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp 1791 khẳng định: “Con người sinh ra có quyền được sống, quyền được tự do, và quyền được mưu cầu hạnh phúc”.Suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới điều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sường và quyền tự do.
6.Tổng -phân -hợp:
 -Ý 1:Nhà thơ Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài về người lính Tây Tiến.Bức tượng đài ấy không chỉ tạc nên dáng vẻ bề ngoài mà cả về tâm hồn khí phách bên trong:
 “Tây Tiến.dáng kiều thơm”
 -Ý 2 Phân tích: 
 +Ngoại hình.
 +Tâm hồn.
 + Khí phách.
 -Ý 3:Chốt lại giái trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
 *Nếu bỏ phần khái quát thì thao tác qui nạp.
 *Nếu bỏ phần tổng hợp thành diễn dịch.
II.Luyện tập trên lớp:
 1.Bài tập 2 SGK:Các thao tác được sử dụng trong đoạn văn :
 -Thao tác bác bỏ:Thế màhành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
 -Để làm rõ ý đã bác bỏ người viết đã dùng dẫn chứng để chứng minh :Tác giả đưa ra hàng loạt những bằng chứng về tội ác của Pháp, không bỏ tội ác nào, ở hai mặt:
 +Về chính trị:..
 +Về kinh tế:.
 (Khi chứng minh tác giả đưa dẫn chứng bằng thao tác diễn dịch).
 *Hiệu quả:dùng thao tác bác bỏ mà bác bỏ một cách dứt khoát luận điệu xảo trá của Pháp.Dùng thao tác chứng minh nhằm đưa ra các dẫn chứng đầy cụ thể nhằm làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề, cho mục đích bác bỏ.
 2.Bài tập: GV phát cho học sinh:
 Các thao tác lập luận là:
 -Đoạn 2: Giải thích: Sống đẹp là gì? Đẹp là đẹp trong hình thức, trong hành động, sống nhân ái, bao dung rộng lượng
 ->Tác dụng là giúp cho người đọc người nghe hiểu thế nào sống đẹp, các biểu hiện của sống đẹp.
 - Đoạn 3, 4, 5 sử dụng thao tác phân tích chứng minh:
 +Lấy cuộc đời, việc làm của Đặng Thùy Trâm, ông giáo, tên cướp hoàn lương để chứng minh.
 +Phân tích việc làm của Đặng Thùy Trâm, ông giáo già, một tên cướp hoàn lương.
 ->Phân tích và chứng minh vấn đề để làm rõ những biểu hiện của sống đẹp, giúp cho những biểu hiện cụ thể của sống đẹp hiện lên rõ ràng.
 -Đoạn 3, 4, 5, 6 thao tác qui nạp. Chốt lại những biểu hiện, việc làm thể hiện lối sống đẹp.Khắc sâu, tạo ấn tượng về sống đẹp.
 -Đoạn 7 bình luận. Nhận xét đánh giá về sống đẹp.Những biểu hiện sai trái với sống đẹp, từ đó định hướng lối sống cho mọi người.
 3.Bài tập:
 - Đề bài: “Quyển sách hay là người bạn tốt.”Bình luận và dùng nhiều thao tác lập luận.
 -Yêu cầu:Cần thực hiện các thao tác sau:
 +Giải thích ý kiến của câu nói.
 +Phân tích thế nào một quyển sách hay.
 +Bác bỏ những loại sách không tốt.
 +Chứng minh sách tốt là một người bạn tốt.
 4.Ghi chú: trong bài văn, đoạn văn nghị luận nếu kết hợp sử dụng nhiều các thao tác lập luận giúp cho bài viết sinh động sâu sắc, tăng sức thuyết phục.
II.Luyện tập ở nhà:
 1.Bài 1: HS sưu tầm và phân tích.
 2.Bài 2: HS tự viết và phân tích. 
 4.Củng cố- tự học: Qua bài học này các em học được gì khi làm văn nghị luận?
 -Cần vận dụng nhiều thao tác lập luận trong văn nghị luận.
 -Phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
 -Nếu sử dụng khéo thì bài văn hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
 *Về nhà tập viết các thao tác lập luận và làm các bái tập.
 5.Dặn dò:
 -Học bài, làm bài tập.
 -Soạn bài :Qúa trình văn học và phong cách văn học.Đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
Sống đẹp là gì hỡi bạn?
 Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành nên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống íchkỉ buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy sống đẹp là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới.Nhưng sống như thế nào mới là sống đẹp, còn là điều băn khoăn của nhiều người.
 1. “Đẹp” không chỉ là cái đẹp hình thức. “Cái đẹp” thể hiện từ cái hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên của mỗi con người. “Sống đẹp” trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, tha thứXuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là hành động nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường.Mỗi ngày dành dụm ít tiền để ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng điều là những nghĩa cử cao đẹp.
 2.	Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thùy Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ, bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị.Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn; lo lắng cho người em nuôi giời này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mát ngủ.Tất cả những điều ấy điều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị.Để chính từ trong những lo lắng, đau đớn ấy mà dân tộc Việt Nam ta có một người con anh dũng, kiên cường, tận tụy làm người. Đó là câu chuyện của 30 năm trước, giờ đây còn biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa của tình yêu thương trên cõi đời này.Một thầy giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức ảnh cụ rùa hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để thầy góp tiền vào quỹ “Vì người nghèo”.Bao nhà hảo tâm, bao con người mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những con người sống trong đói khổ, bần cùng.Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ tạo nên muôn nghìn khuôn mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác.Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại.Chúng ta vẫn đang luôn dang tay chờ đón một con người mới ở nhgững người từng mắc tội.Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng đang vui mừng vào những dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bạn bè chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ. Đó cũng là sống đẹp.Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình.
 3.Có một nhà thơ với bút danh “Hoàn lương” từng nửa đời làm tướng cướp trên chuyến tàu Đà Nẵng-Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là Nguyễn Đức Tân (Đông Mỹ- Thanh Trì -Hà Nội).Nửa đời làm chuyện thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thị, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:
 “ Đêm đêm nghe tiếng vọng vang 
 Tiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêm 
 Đã buồn lại thấy buồn thêm
 Khát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời.”
Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác. Khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã.Khi được hỏi làm thế nào mà có sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời: nhờ có sự bao dung, tình yêu thương của người vợ và mọi người.
 4.Cuộc sống của mỗi con người phía trước có biết bao khó khăn phức tạp đang chờ đợi. Nhưng “ cuộc sống không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là làm sao có thể bước qua những ranh giới đó”.Trong cuộc sống chúng ta ai mà không vấp ngã một lần.Nhưng sau lần ngã đó chúng ta làm gì mới là điều quan trọng.Bạn hãy nhìn con lật đật bé nhỏ mà xem.Lần nào vấp ngã nó cũng đứng dậy và miệng luôn nở nụ cười thật tươi, đầy lạc quan.Bạn đã bao giờ kiên cường như con búp bê đó chưa: kiên cường và đầy nghị lực, lạc quan? Nếu bạn biết đứng lên sau khi điểm thấp trong học tập, thất bại trong công việc mà bạn cố gắng vượt lên là bạn đã sống đẹp rồi đấy.
 5.Tóm lại những con người đem cuộc đời mình dâng hiến cho đất nước, sống cho những con người cơ nhỡ bất hạnh, những người lầm lổi mà biết hoàn lương, những người làm sai mà biết sửa sai, những người sống có ích là những con người sống đẹp. Như vậy sống là không khó phải không các bạn. Chúng ta tin chắc mọi người điều có thể sống đẹp.
 6.Sống đẹp là nhu cầu của thời đại, là ước mơ khát vọng của biết bao con người. chúng ta ngày đêm học tập rèn luyện là để mong được sống đẹp.Tuy nhiên trong cuộc sống của chúng ta còn biết bao con người ngày đêm sống uổng phí vào những thú vui vô bổ, họ không làm gì có ý nghĩa, có mục đích.Họ sống buôn thả, họ nghĩ sống là làm sao vui cho mình là được, họ không làm gì cho mình cho người thân, cho xã hội, họ sống chỉ biết hưởng thụ.Lối sống đó thật đáng phê phán, đáng lên án.Tất cả mọi người chúng ta hãy cùng nhau sống đẹp, để tâm hồn mình thanh thản, để được cống hiến nhiều hơn để cuộc đời của mỗi chúng ta có ý nghĩa hơn.
Câu hỏi soạn bài.
1.Đọc văn bản trên và cho biết người viết đã dùng những thao tác lập luận nào? Phân tích hiệu quả của nó.
 -Đoạn 2.
 -Đoạn 3, 4, 5.
 -Đoạn 3, 4, 5 với 6.
 -Đoạn 7.
 2. Đề bài: “Quyển sách hay là người bạn tốt.”Ý kiến của anh chị như thế nào?
 -Dùng nhiều thao tác lập luận để:
 +Giải thích ý kiến của câu nói.
 +Phân tích thế nào một quyển sách hay.
 +Bác bỏ những loại sách không tốt.
 +Chứng minh sách tốt là một người bạn tốt, và chứng minh.
 -Mổi ý viết thành một đoạn.(nếu được thì đánh trên máy vin tính và đem USP theo, hoặc bảng phụ)
 3.Soạn câu hỏi trong SGK
Câu hỏi soạn bài cho tiết thao giảng thứ 7.
1.Đọc văn bản trên và cho biết người viết đã dùng những thao tác lập luận nào? Phân tích hiệu quả của nó.
 -Đoạn 2.
 -Đoạn 3, 4, 5.
 -Đoạn 3, 4, 5 với 6.
 -Đoạn 7.
 2. Đề bài: “Quyển sách hay là người bạn tốt.”Ý kiến của anh chị như thế nào?
 -Dùng nhiều thao tác lập luận để:
 +Giải thích ý kiến của câu nói.
 +Phân tích thế nào một quyển sách hay.
 +Bác bỏ những loại sách không tốt.
 +Chứng minh sách tốt là một người bạn tốt, và chứng minh.
 -Mổi ý viết thành một đoạn.(nếu được thì đánh trên máy vin tính và đem USP theo, hoặc bảng phụ)
 3.Soạn câu hỏi trong SGK
 *Ví dụ cho văn bản sau: Phân tích việc sử dụng các thao tác lập luận:
 -Thao tác giải thích: giải thích sự cần thiết của việc đọc sách.
 +Sách quan trọng trong việc tiếp thu tri thức.
 +Sách là kho tàng lưu giữ tinh thần của nhân loại.
 +Coi thường sách là kiêu ngạo.
 +Đọc sách là trả nợ quá khứ, lấy hành tranh đi vào đời.
 -Phân tích –chứng minh:cái hại của đọc sách.
 +Sách nhiều nên không chuyên sâu.
 +Sách nhiều nên dễ bị lạc.
 -So sánh:Cách đọc sách của người xưa và cách đọc sách ngày nay.
 -Phân tích cách chọn sách và đọc sách đúng đắn.
 +Chọn sách: không chọn nhiều mà phải tinh.Sách phỏ thông và chuyên môn.
 +Đọc sách:Đọc kĩ, đọc nhiều lần, suy nghĩ nghiền ngẫm.Có nhiều cách đọc
 +Tác hại của đọc hời hợt.
 -Bác bỏ: bác bỏ mối quan hệ của học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn.

File đính kèm:

  • docLUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN.doc
  • pptlt vd kh c t t ll.ppt