Giáo án Ngữ văn lớp 12 - Tiếng Việt: Luật thơ
H: Những qui định trên gọi là luật thơ, vậy luật thơ là gì ?
- HS trả lời, GV y/c HS đọc- hiểu khái niệm luật thơ trong sgk.
- Lưu ý: Thơ Việt Nam có ba nhóm chính.
* Mục 2:
- GV hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu VD trên về các yếu tố trong luật thơ lục bát: Tên gọi thể thơ: Dựa vào số tiếng / Nghĩa của các tiếng tạo nên nghĩa của từng câu thơ / Mỗi tiếng đều có thanh điệu, phối thanh là sự kết hợp thanh của tiếng / Vần của tiếng tạo nên hiệp vần.
H: Từ phân tích ví dụ, hãy cho biết cơ sở hình thành luật thơ ?
- HS trả lời, GV hướng dẫn HS kết luận.
Tuần 8 / Tiết 23 & 30 Tiếng Việt: LUẬT THƠ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: Hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật. Qua các bài tập, hiểu thêm về một đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng,... B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC (có bài dạy giáo án PowerPoint) Tổ chức: Kiểm tra: * Bài cũ: Câu hỏi 1: Trình bày những nét chính về tiểu sử nhà thơ Tố Hữu. Câu hỏi 2: Kể tên, thời gian sáng tác các tập thơ của Tố Hữu, nêu các nội dung tập “Việt Bắc”. Câu hỏi 3: Nêu các đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu, tại sao nói: thơ Tố Hữu lại có chất trữ tình chính trị rất sâu sắc ? * Việc chuẩn bị bài mới: kết hợp trong khi hướng dẫn HS tìm hiểu bài mới. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV hỏi HS: Muốn làm một bài thơ, trước tiên cần phải biết điều gì ? - HS trả lời, GV củng cố: cần biết luật thơ, dẫn vào bài. * Hướng dẫn tìm hiểu bài: HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ 1: Tìm hiểu mục I Mục 1: GV đưa ví dụ và phân tích những qui định về số tiếng, thanh, vần, nhịp, của thơ lục bát. H: Những qui định trên gọi là luật thơ, vậy luật thơ là gì ? HS trả lời, GV y/c HS đọc- hiểu khái niệm luật thơ trong sgk. Lưu ý: Thơ Việt Nam có ba nhóm chính. Mục 2: GV hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu VD trên về các yếu tố trong luật thơ lục bát: Tên gọi thể thơ: Dựa vào số tiếng / Nghĩa của các tiếng tạo nên nghĩa của từng câu thơ / Mỗi tiếng đều có thanh điệu, phối thanh là sự kết hợp thanh của tiếng / Vần của tiếng tạo nên hiệp vần. H: Từ phân tích ví dụ, hãy cho biết cơ sở hình thành luật thơ ? HS trả lời, GV hướng dẫn HS kết luận. HĐ 2: Tìm hiểu mục II Mục 1: Do đã phân tích ví dụ luật thơ lục bát ở mục I nên trong mục tìm hiểu luật thơ lục bát GV y/c HS đọc ví dụ và phân tích luật thơ ở sgk. Hướng dẫn HS lập mô hình hài thanh, vần, nhịp. Mục 2: GV y/c HS theo dõi ví dụ và luật thơ sgk. GV hướng dẫn HS lập lược đồ luật thơ. Lưu ý HS: + Hai câu thất, câu lục và câu bát tạo thành một khổ thơ. Một bài thơ phải có ít nhất là một khổ thơ. + Bài thơ có nhiều khổ, luật thơ được lặp lại. Nhưng câu cuối của khổ trên phải có vần với câu đầu khổ dưới. Mục 3. a Thể ngũ ngôn tứ tuyệt luật thơ như nửa trên bài ngũ ngôn bát cú. Mục 3.b GV y/c HS quan sát ví dụ và luật thơ trong sgk. GV hướng dẫn HS lập mô hình hài thanh, vần, nhịp. Mục 4.a: GV y/c HS quan sát ví dụ và luật thơ trong sgk. GV lưu ý HS: + Mô hình trong sgk là luật trắc vần bằng (dòng 1, tiếng thứ 2 là thanh T). + Còn có luật bằng vần bằng ((dòng 1, tiếng thứ 2 là thanh B), đưa ví dụ bài “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương và lập mô hình hài thanh: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân hương mới quyệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi” + Trong bài thất ngôn tứ tuyệt, tiếng cuối của dòng 1 không bắt buộc phải có vần (hiện tượng trốn vần). Mục 4.b: GV y/c HS quan sát ví dụ và luật thơ trong sgk. GV lưu ý HS: Có luật trắc vần bằng (mô hình trong sgk) và luật bằng vần bằng (như thất ngôn tứ tuyệt), ví dụ bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.” HĐ 3: Tìm hiểu mục III Mục III.1: GV so sánh về hài thanh, vần, nhịp hai thể thơ năm tiếng và bảy tiếng trong thơ hiện đại với thơ cổ điển để thấy thơ hiện đại có sự tiếp thu thơ truyền thống và có cách tân. “Vận nước(T) / như mây(B) quấn Trời Nam(B) / mở thái(T) bình Vô vi(B) / trên điện(T) các Chốn chốn(T) / dứt đao(T) binh” (Vận nước – Pháp Thuận) “Bước tới(T) đèo Ngang(B) / bóng xế(T) tà Cỏ cây(B) chen đá(T) / lá chen(B) hoa Lom khom(B) dưới núi(T) / tiều vài(B) chú Lác đác(T) ven sông(B) / chợ mấy(T) nhà” (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Thơ tám tiếng, hỗn hợp và tự do có sự đổi mới hoàn toàn luật thơ. Từ các ví dụ, GV cùng HS rút ra nhận xét về luật thơ của thơ hiện đại. HĐ 4: Củng cố và kết luận GV nhắc HS: Cần nắm vững luật thơ, để làm thơ đúng luật, hiểu để phân tích thơ. Đọc ghi nhớ. HĐ 5: Luyện tập Bài 1: GV hướng dẫn HS kẻ bảng để so sánh: Giống nhau về vần, ngắt nhịp khác nhau, hài thanh không hoàn toàn giống. Bài 2: GV hướng dẫn HS phân tích vần, nhịp đoạn thơ trong bài “Tống biệt hành”. Đối chiếu với thơ thất ngôn truyền thống để thấy: Thâm Tâm có tiếp thu yếu tố thơ cũ về vần, nhưng có cách tân về nhịp thơ. Bài 3: Y/c HS sinh thực hiện ở nhà. Bài 4: GV hướng dẫn HS phân tích các yếu tố vần, nhịp, hài thanh của khổ thơ trong bài “Tràng giang” rồi nhận xét. I. Khái quát về luật thơ: VD: luật thơ lục bát - những qui định: Câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng. Câu thơ phải có nghĩa. Về kết hợp B-T, gieo vần, ngắt nhịp: Thanh (B) (T) (B) Trong đầm gì đẹp bằng sen Vần (B) (T) (B) (B) Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhịp (chẵn) Khái niệm luật thơ: Luật thơ là gì ? (đọc sgk) Thơ Việt Nam có ba nhóm chính (đọc sgk). Cơ sở hình thành luật thơ: (đọc sgk) Nhân tố cơ bản là tiếng và các đặc điểm của tiếng: số tiếng, nghĩa, thanh điệu, vần II. Một số thể thơ truyền thống: Thể lục bát (chính thể) VD: sgk Luật thơ: theo sgk Mô hình hài thanh, vần, nhịp: (B) (T) (B) 1 - 2 / 3 - 4 / 5 - 6 Vần Ngược lại (B) (T) (B-thấp) (B-cao) 1 - 2 / 3 - 4 / 5 - 6 / 7 - 8 Vần (B) (T) (B) 1 - 2 / 3 - 4 / 5 - 6 Nhịp(chẵn 2/2/2) Thể song thất lục bát: VD: sgk Luật thơ: theo sgk Mô hình hài thanh, vần, nhịp: (B hoặc T) 1 - 2 - 3 / 4 - 5 - 6 - 7 Vần 1 - 2 - 3 / 4 - 5 - 6 - 7 Vần 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 Như lục bát 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 Vần 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 Các thể ngũ ngôn Đường luật: Ngũ ngôn tứ tuyệt: VD: “Vận nước như mây quấn Trời Nam mở thái bình Vô vi trên điện các Chốn chốn dứt đao binh” (Vận nước – Pháp Thuận) Ngũ ngôn bát cú: VD: sgk Luật thơ: theo sgk Mô hình hài thanh, vần, nhịp: Tiếng Dòng 1 2 3 4 5 Vần 1 T B 2 B T B Vần Niêm 3 B T 4 T B B Vần 5 T B 6 B T B Vần 7 B T 8 T B B Vần Luân phiên Các thể thất ngôn Đường luật: Thất ngôn tứ tuyệt: VD: sgk Luật thơ: Theo sgk Chú ý: + Có luật trắc vần bằng (mô hình sgk). + Có luật bằng vần bằng - mô hình: Có thể trốn vần Tiếng Dòng 1 2 3 4 5 6 7 Vần 1 B T B B Vần 2 T B T B Vần 3 T B T 4 B T B B Vần Thất ngôn bát cú (luật trắc vần bằng): VD: sgk Luật thơ: Theo sgk Chú ý: + Có luật trắc vần bằng (mô hình sgk). + Có luật bằng vần bằng - mô hình: Tiếng Dòng 1 2 3 4 5 6 7 Vần 1 B T B B Vần 2 T B T B Vần 3 T B T 4 B T B B Vần 5 B T B 6 T B T B Vần 7 T B T 8 B T B B Vần III. Các thể thơ hiện đại: (Thơ mới - 1932) Một số thể thơ chính: Năm tiếng: “Trước sân(B) / anh thơ(B) thẩn Đăm đắm(T) / trông nhạn(T) về Mây chiều(B) / còn phiêu(B) bạt Lang thang(B) / trên đồi(B) quê” (Tình quê – Hàn Mặc Tử) Bảy tiếng: “Rặng liễu(T) đìu hiu(B) / đứng chịu(T) tang Tóc buồn(B) buông xuống(T) / lệ ngàn(B) hàng Đây mùa(B) thu tới(T) / – mùa thu(B) tới Với áo(T) mơ phai(B) / dệt lá(T) vàng” (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu) Tám tiếng: “Đây / những tháp gầy mòn / vì mong đợi Những đền xưa / đổ nát / dưới thời gian Những sông vắng / lê mình / trong bóng tối Những tượng Chàm / lở lói / rỉ rên than” (Trên đường về - Chế Lan Viên) Hỗn hợp: “Tôi muốn / tắt nắng đi Cho màu / đừng / nhạt mất Tôi muốn / buộc gió lại Cho hương / đừng / bay đi Của ong bướm / này đây tuần tháng mật Này đây / hoa của đồng nội / xanh rì Này đây / lá của cành tơ / phơ phất Của yến anh / này đây / khúc tình si” (Vội vàng - Xuân Diệu) Tự do: “Anh chị em ơi ! Hãy giương súng lên cao,/ chào xuân 68 Xuân / Việt Nam Xuân / của lòng dũng cảm Ai đến kia / rộn rã cùng xuân Hoan hô / anh giải phóng quân Kính chào anh / con người đẹp nhất” (Bài ca Xuân 68 - Tố Hữu) Luật thơ: Sử dụng luật thơ cũ hoặc có cách tân (năm tiếng, bảy tiếng). Đổi mới hoàn toàn: chú trọng nhịp điệu (tám tiếng, tự do). IV. Ghi nhớ: Học ghi nhớ (sgk) V. Luyện tập: Các bài tập tr. 127 Bài 1: Ngũ ngôn truyền thống Bài thơ “Sóng” Gieo vần Vần cách Vần cách Ngắt nhịp Nhịp 2/3 Nhịp 3/2 Hài thanh Luân phiên B-T Luân phiên không hoàn toàn. hoàn toàn Bài 2: Trong bài “Tống biệt hành” Vần: Như thơ cũ Nhịp: Thay đổi. Bài 3: Tự làm ở nhà Bài 4: Các yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong bài “Tràng giang” hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài: Học bài: Làm bài tập 3. Tiếp tục học bài về tác giả Tố Hữu. Chuẩn bị bài mới: Đọc bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài trong SGK tr.20. Làm các bài luyện tập ra vở nháp. &
File đính kèm:
- Giao an.doc
- Tu lieu.ppt