Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Chủ đề: Em yêu ca dao - dân ca

Hoạt động 1. Tìm kiếm và xử lí thông tin:

* Mục tiêu hoạt động:

Hs đọc và tìm hiểu lại những bài ca dao đã học để nắm vững nội dung; tìm hiểu nét văn hóa ngôn ngữ, lối sống của người Việt thời đại Hùng Vương, thời Trung đại. thông qua sách lịch sử 6,7 và nguồn Internet.

*Hình thức hoạt động: học sinh tìm kiếm thông tin trên Internet về chủ đề ca dao, dân ca Việt Nam

*GV giao nhiệm vụ:

Hs làm việc với sách giáo khoa, máy tính:

- Đọc lại các khái niệm về ca dao, dân ca trong SGK Ngữ văn 7, tập 1.

- Tìm hiểu sgk Sử 6,7 và Internet về nét văn hóa, ngôn ngữ, lối sống của người Việt thời đại Hùng Vương, thời Trung đại:

- Xem lại các làn điệu dân ca, các trích đoạn chèo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Chủ đề: Em yêu ca dao - dân ca, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ: EM YÊU CA DAO – DÂN CA.
I. Xác định vấn đề cần giải quyết:
1. Tên bài học: HĐTNST chủ đề: Em yêu ca dao – dân ca.
2. Hình thức dạy học: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ: 
II. Xây dựng nội dung chương trình
1. Sưu tầm các bài ca dao về tình cảm gia đình, quê hương đất nước.
2. Tập hát và biểu diễn hát dân ca, chèo
+Hoạt động 1: Học sinh làm việc ở nhà: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ các nguồn : sgk, internet, và các nguồn khác sau đó báo cáo
+Hoạt động 2: Xây dựng ý tưởng và kịch bản tổ chức CLB.
III. Mục tiêu hoạt động
1. Mục tiêu hoạt động
- HS củng cố và khắc sâu nội dung ý nghĩa của chủ đề ca dao – dân ca đã học
- Hát và yêu thích các làn điệu ca dao, dân ca các miền của đất nước, bước đầu làm quen với phương pháp học văn theo hướng “trả tác phẩm về cho học sinh”
2. Kỹ năng
- HS hình thành và rèn một số kĩ năng: tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, diễn xuất
3. Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng tình yêu văn chương, nghệ thuật; yeâu thích thể loại văn học dân gian nước nhà.
4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ , biểu diễn nghệ thuật
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng văn bản văn học dân gian.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ những ý tưởng của cá nhân về thuyết trình, diễn xuất
IV. Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Tìm kiếm và xử lí thông tin:
* Mục tiêu hoạt động:
Hs đọc và tìm hiểu lại những bài ca dao đã học để nắm vững nội dung; tìm hiểu nét văn hóa ngôn ngữ, lối sống của người Việt thời đại Hùng Vương, thời Trung đại... thông qua sách lịch sử 6,7 và nguồn Internet...
*Hình thức hoạt động: học sinh tìm kiếm thông tin trên Internet về chủ đề ca dao, dân ca Việt Nam
*GV giao nhiệm vụ:
Hs làm việc với sách giáo khoa, máy tính: 
- Đọc lại các khái niệm về ca dao, dân ca trong SGK Ngữ văn 7, tập 1.
- Tìm hiểu sgk Sử 6,7 và Internet  về nét văn hóa, ngôn ngữ, lối sống của người Việt thời đại Hùng Vương, thời Trung đại:
- Xem lại các làn điệu dân ca, các trích đoạn chèo...
*HS tìm kiếm và xử lí thông tin và báo cáo sản phẩm:
 - Học sinh lựa chọn tìm kiếm thông tin trong sgk, trên Intenet 
- Trình bày kết quả tìm kiếm theo các từ khóa được phân công.
- Xây dựng các thông tin tìm được theo sơ đồ tư duy 
Gv Kiểm tra: các phiếu thu thập thông tin, các tư liệu học sinh tìm được
Hướng dẫn hs xây dựng sơ đồ tư duy về các nội dung đã tìm kiếm được 
-> Định hướng sản phẩm báo cáo theo sơ đồ tư duy sau:
Hát chèo
Hát ru
HÌNH THỨC SINH HOẠT DÂN CA
Hát dặm
Hát đối đáp
Gợi ý: HS có thể tự phát hiện thêm các hình thức sân khấu hóa khác như: tiểu phẩm, tạp kĩ,
Hoạt động 2. Xây dựng ý tưởng cho kịch bản sinh hoạt CLB 
*GV: giao nhiệm vụ: 
- Tổ 1: Tập hát ru Bắc bộ, sưu tầm các bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Tổ 2: Tập hát ru Nam bộ, sưu tầm các bài ca dao về tình cảm gia đình.
- Tổ 3: Tập hát dặm Nghệ Tĩnh, sưu tầm các bài ca dao về q/h, đất nước.
- Tổ 1: Tập hát dân ca 3 miền về quê hương đất nước, sưu tầm các bài ca dao về q/h, đất nước.
- Các bộ phận được phân công hoàn thiện báo cáo.
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NGỮ VĂN 7
CHỦ ĐỀ: EM YÊU CA DAO – DÂN CA.
I. Mục tiêu hoạt động:
1. Kiến thức:
- HS củng cố và khắc sâu nội dung ý nghĩa của chủ đề ca dao – dân ca đã học
- Hát và yêu thích các làn điệu ca dao, dân ca các miền của đất nước, bước đầu làm quen với phương pháp học văn theo hướng “trả tác phẩm về cho học sinh”
2. Kỹ năng
- HS hình thành và rèn một số kĩ năng: tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, diễn xuất
3. Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng tình yêu văn chương, nghệ thuật; yeâu thích thể loại văn học dân gian nước nhà.
4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ , biểu diễn nghệ thuật
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng văn bản văn học dân gian.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ những ý tưởng của cá nhân về thuyết trình, diễn xuất
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Chia nhóm và phân công nhóm trưởng.
- Kế hoạch cụ thể cho chủ đề, hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh tìm tài liệu, cách làm dự án.
2. Học sinh:
- Thực hiện dự án theo yêu cầu của giáo viên.
- Phân công công việc cụ thể từng thành viên trong nhóm.
- Tìm tài liệu ở thư viện, trên sách báo, thông tin trên internet, vẽ tranh minh họa, sưu tầm làm bài ở giấy A4 và trình bày ở phần mềm đa phương tiện powerpoint.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức.
2. Tiến hành:
Hoạt động 
Nội dung
? Thế nào là ca dao, dân ca? 
? Về nội dung có những loại ca dao nào?
? E có biết ca dao  thường có những nét đặc trưng nổi bật nào  trong  hình thức thể hiện không ?
1. Trong 2 văn bản sau văn bản là ca dao .
a, Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời
 Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
b, Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
2. Điền vào chỗ trống trong các câu ca dao sau cho phù hợp:
A
B
a. Thân em như 
Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.
b. Thân em như 
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
c. Thân em như 
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
d. Thân em như 
Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
1. Hạt mưa rào
2. Trái bần trôi
3. Cá trong lờ
4. Cái chổi đầu hè

3. Những bài ca dao bắt đầu bằng “Thân em” không có nội dung nào sau đây?
a. Nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ.
b. Than thở cho thân phận của người phụ nữ.
c. Bộc lộ khát vọng của người phụ nữ.
d. Đề cao vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất của người phụ nữ.
4. Hình ảnh “con cò” trong ca dao thường tượng trưng cho ai?
a. Người bình dân, người lao động     
b. Người phụ nữ, người thanh niên
c. Người nông dân, người phụ nữ.     
d. Người lao động nghèo, người bình dân.
5. Học sinh phân tích, bình luận một bài ca dao mà mình yêu thích.

I. Ôn tập khái niệm:
1. Khái niệm:
- Là tên gọi chỉ thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc.
- Diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Có đặc điểm nghệ thuật truyền thống: Sử dụng các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ, so sánh, ví von, nhân hoá, lặp, điệp ...
- Thường sử dụng thể thơ lục bát
 - Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời của dân ca
2. Nội dung
- Ca dao trữ tình.
- Ca dao hài hước.
3.Nghệ thuật:
- Thể lục bát hoặc lục bát biến thể.
- Ngôn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày.
- Biện pháp tu từ: Hình ảnh so sánh, ẩn dụ
- Diễn đạt bằng một số hình thức dân gian.
II. Bài tập:
1. a: thơ Tố Hữu
 b. Ca dao.
2. a3,b2,c1,d4
3. d. Đề cao vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất của người phụ nữ.
4. c. Người nông dân, người phụ nữ.     
5. HS lên trình bày trước lớp bằng hoạt động nói.
III. Nghe nhạc hiệu đoán làn điệu dân ca.
1. Quan họ Bắc Ninh.
2. Ví dặm Nghệ Tĩnh
3. Ca Huế
4. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
IV. Thực hành hát dân ca:
- Tổ 1: hát ru Bắc bộ
- Tổ 2: hát dân ca 3 miền 
- Tổ 3: hát dặm Nghệ Tĩnh
- Tổ 4: hát ru Nam bộ.
3. Củng cố: GV chốt lại những điểm mấu chốt về chủ đề :
- Khái niệm ca dao, phân biệt ca dao với dân ca.
- Đặc trưng của ca dao.
- Vẻ đẹp tâm hồn người dân lao động VN 
- Ý nghĩa, sức lay động của những câu hát về tình cảm gia đình về tình yêu quê hương đất nước giúp ta sống tình nghĩa hơn, biết yêu thương nhiều hơn và sống có trách nhiệm hơn. 
- Hãy phân tích một vài nét đẹp đặc trưng của ca dao dân ca Việt Nam mà em biết.
- Cảm nhận sâu sắc của em sau khi sinh hoạt CLB? 
4. Hướng dẫn: Tìm tòi mở rộng .
- Mục tiêu: Mở rộng hiểu biết của Hs về ca dao , dân ca.
- Nhiệm vụ: HS sưu tầm thêm 1 số bài ca dao cùng chủ đề.
- Cách thức: Sưu tầm sách vở trong thư viện, trên mạng, hỏi người già lớn tuổi

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_chu_de_em_yeu_ca_dao_dan_ca.doc