Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 53: Tiếng gà trưa (T1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Hà
II. Đọc, hiểu văn bản
1.Đọc:
- Chú ý đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ.
- Đọc nhịp 2/3; 3/2 nhấn mạnh điệp câu, điệp ngữ "Tiếng gà trưa" ở đầu các khổ thơ.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
3. Thể thơ:
- Thể thơ ngũ ngôn (5 tiếng) xen vào các điệp ngữ - điệp câu 3 tiếng.
4. Tìm hiểu: 3 phần
- Từ âm vang tiếng gà trưa.
- Từ hiện tại gợi về quá khứ và lại trở về hiện tại.
- Là tác giả - là người lính trên đường hành quân xa.
Ngày soạn :7/12/2019 Tiết 53 TIẾNG GÀ TRƯA (T1) ( Xuân Quỳnh) A Mức độ cần đạt: Qua bài học giúp HS : 1. Kiến thức: - HS đọc diễn cảm bài thơ, nắm được bố cục của bài thơ, thể thơ. - Hiểu được những nét chính về cuộc đời của tác giả, tác phẩm. - Phân tích khổ thơ 1 để thấy được mạch cảm xúc của bài thơ. - Nghệ thuật sử dụng điệp từ trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc-hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản . 3. Thái độ: - Bồi đắp tình cảm đối với làng quê, tình cảm bà cháu. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu. - Tập thơ "Xuân Quỳnh thơ và đời" 2. Học sinh: Sách vở ghi chép, Soạn bài theo câu hỏi SGK. C. Hoạt động lên lớp: 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Tổng số - Vắng) 2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Cả phiên âm)? ? So sánh hình ảnh trăng của hai bài thơ và bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh? 3.Bài mới. GV: Có những nhà thơ với hình ảnh cây đa, bến nước, lũy tre, những dòng sông quê hương, những làng chài ven biển đã tạo cảm hứng cho họ viết nên những thi phẩm, nhưng cũng có những nhà thơ với những h/ả bình dị nhất trong cuộc sống đã tạo cho họ một niềm hứng khởi để sáng tác thơ ca, với Tiếng gà trưa HĐ của GV và HS Kiến thức HS đọc chú thích SGK - GV giới thiệu chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh. ? Em hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Xuân Quỳnh qua các tài liệu ? ? Em hãy nêu những tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh mà em biết? ? Đề tài nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là gì? -HS tiếp xúc với những từ khó trong SGK. ? Em thấy có từ nào khó hiểu? - Hướng dẫn đọc: Cho HS phát hiện cách đọc. - GV đọc mẫu ? Bài thơ "Tiếng gà trưa" được ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Em có nhận xét gì về thể thơ? ? Bài thơ có bố cục như thế nào? ? Cảm hứng của tác giả được bắt nguồn từ đâu? ? Mạch cảm xúc đó diễn biến như thế nào? ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? GV nói thêm: Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ lúc ấu thơ, cha đi làm xa, hai chị em sống với bà suốt những năm tuổi nhỏ ở làng La Khê (Hà Tây), một làng có nghề dệt the lụa nổi tiếng. => Chỉ bình dị thế thôi nhưng bài thơ vẫn gợi được trong lòng người đọc niềm xúc động bởi sự chân thành. GV: Vậy tiếng gà đã đem đến cho nhân vật trữ tình những tình cảm khác lạ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. ? Nhân vật trữ tình nghe được tiếng gà trưa trong hoàn cảnh nào? ? Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con người chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa? GV:Đường hành quân xa là đường ra trận. ? Với người ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào? ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? ? Em có cảm nhận như thế nào trước nỗi niềm của nhân vật trữ tình? ? Khi con người nghe được bằng tâm hồn thì người đó phải có tình cảm như thế nào với làng xóm, quê hương? I. Đọc – hiểu chú thích 1. Tác giả: - Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988) quê La Khê, ven thị xã Hà Đông( Hà Tây, nay HN). Là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng ở nước ta thời chống Mỹ, là tác giả của nhiều tập thơ hay. 2. Tác phẩm - "Hoa dọc chiến hào" - "Hoa cỏ may" - "Sân ga chiều em đi" - “Tiếng gà trưa” - "Tự hát"... -> Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành tha thiết và đằm thắm. 3. Từ khó: II. Đọc, hiểu văn bản 1.Đọc: - Chú ý đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ. - Đọc nhịp 2/3; 3/2 nhấn mạnh điệp câu, điệp ngữ "Tiếng gà trưa" ở đầu các khổ thơ. 2. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 3. Thể thơ: - Thể thơ ngũ ngôn (5 tiếng) xen vào các điệp ngữ - điệp câu 3 tiếng. 4. Tìm hiểu: 3 phần - Từ âm vang tiếng gà trưa. - Từ hiện tại gợi về quá khứ và lại trở về hiện tại. - Là tác giả - là người lính trên đường hành quân xa. a.Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc. * Hoàn cảnh: + Trưa nắng, trong xóm nhỏ. + Trên đường hành quân. + Tiếng gà: “cụccục tác cục ta” - Tiếng gà là âm thanh của làng quê, âm thanh gần gũi, thân thuộc. - Là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo thành niềm vui cho người nông dân cần cù, chắt chiu; là âm thanh dự báo điều tốt lành => dễ tạo thành kĩ niệm khó quên - Người chiến sĩ hành quân vào chiến trường khói lửa đầy gian khổ; miêu tả tiếng gà rất chân thực, gợi lên được bao nỗi niềm: + Nghe: - Xao động nắng trưa - Bàn chân đỡ mỏi - Gọi về tuổi thơ. => Biện pháp điệp từ, đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Nỗi niềm cảm xúc của người chiến sĩ: Tất cả như đang rung lên cao độ để đón nhận âm thanh của tiếng gà trưa một âm thanh rất đỗi diệu kì, rất đỗi gắn bó, quen thuộc đang nằm sâu trong tiềm thức, trong kỉ niệm tuổi thơ. => Tình yêu làng quê thắm thiết sâu nặng. 4.Cũng cố : Và người chiến sĩ đã nghe tiếng gà trưa không chỉ bằng thính giác mà bằng cả cảm xúc tâm hồn. Bởi tiếng gà đã gọi về trong lòng người chiến sĩ cả một tuổi thơ yêu dấu. Vậy kỉ niệm đó đã ùa về với những hình ảnh như thế nào , chúng ta tiếp tục tìm hiểu ở tiết sau: D. Hướng dẫn tự học: - Đọc thuộc lòng bài thơ - Tìm hiểu những cảm xúc của tác giả được thể hiện ở mỗi khổ thơ. - Cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ. Tiết 54 TIẾNG GÀ TRƯA (T2) ( Xuân Quỳnh) A Mức độ cần đạt: Qua bài học giúp HS 1. Kiến thức: - Những kĩ niệm tuổi thơ trong sáng, nặng nghĩa tình; kĩ niệm về tình cảm bà cháu. - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống mĩ - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc-hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản . 3. Thái độ: - Trân trọng, nâng niu những kỉ niệm về bà. - Thêm yêu quí và kính trọng gia đình. - Yêu thương loài vật. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, ảnh chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh, tập thơ “ Xuân Quỳnh thơ và đời” 2.Học sinh: Sách vở ghi chép, Soạn bài theo câu hỏi SGK. C. Hoạt động lên lớp: 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Tổng số - Vắng) 2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu? ? Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con người chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa? 3.Bài mới: Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã thốt lên rằng :"Mỗi lần nắng mới hắt bên sông - Xao xác gà trưa gáy não nùng" lòng lại nhớ về một tuổi thơ ngập tràn kỷ niệm thân thương về người mẹ. Còn nhà thơ Xuân Quỳnh khi nghe tiếng gà nhảy ổ ban trưa đã gọi về tuổi thơ với những kỉ niệm về người bà yêu dấu của mình. Đó là những kỉ niệm gì chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở tiết học này. HĐ của GV và HS Kiến thức HS đọc các khổ thơ tiép theo ? Tiếng gà trưa đã gợi về trong lòng người chiến sĩ những kỉ niệm nào? ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? ? Biện pháp so sánh cùng với những gam màu "hồng", "trắng", "màu nắng" đã gợi tả vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống làng quê? ? Điệp ngữ "này con gà" - đó là một cách gọi như thế nào? nói lên điều gì? ? Âm thanh "Tiếng gà trưa" gợi lên những điều gì về tình bà cháu? ? Tại sao bị bà mắng mà cháu vẫn không giận bà? ? Hình ảnh "tay bà khum soi trứng" gợi lên điều gì? ? Điều mà người bà lo sợ nhất là gì? ? Em hiểu gì về nỗi lo sợ của bà? ? Em cảm nhận được tình cảm gì của bà? ? Nhờ sự chắt chiu đó của bà mà cháu có được điều gì? ? Cảm giác của cháu khi mặc bộ quần áo mới? ? Niềm vui của cháu là hạnh phúc của ai? ? Qua những kỉ niệm được gợi lại về người bà, em có cảm nhận gì về tình bà cháu? GV:Người bà gắn liền với những kỉ niệm bình dị đó: Tần tảo, chắt chiu, tấm lòng đôn hậu, yêu thương: Lời bà nói, việc bà làmtất cả chỉ để dồn vào cho cháu; niềm vui được nhen lên từ cái quần cái áo=> bà là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất đẹp đẽ. ? Em có nhận xét gì về tâm hồn của người cháu ở đây? ? Trong cảm nhận hiện tại của tác giả, tiếng gà trưa đã mang lại điều gì? ? Theo em, niềm hạnh phúc trong mơ của tác giả là gì? ? Tại sao tác giả lại viết "giấc ngủ hồng sắc trứng" HS đọc khổ thơ cuối ? Hôm nay, trên đường hành quân ra trận, khi nhớ về bà người cháu đã tự hứa với mình điều gì? ? Biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng? có tác dụng gì? ? Tình cảm của tác giả giờ đây nghiêng về tình bà cháu hay là về đất nước? ? Vậy tình yêu nước được bắt nguồn từ đâu? ? ở lớp 6 các em đã học văn bản nào nói về điều này? GV: Hình ảnh ổ trứng hồng là hình ảnh đẹp và giàu sức biểu cảm; diễn tả niềm hạnh phúc tuổi thơ thật huyền diệu, lung linh tình bà cháu,lung linh kỉ niệm của một tuổi thơ nặng nghĩa tình. Đến đây ta có thể khẳng định với tất cả những điều bình dị trên, Xuân Quỳnh đã góp phần lí giải, cắt nghĩa cội nguồn sức mạnh của dân tộc – Từ những điều nhỏ nhất, bình dị nhất cũng tạo nên một sức mạnh VN. ? Bài thơ với những ngôn ngữ mang đặc điểm nổi bật nào? ? Bài thơ thành công trên cơ sở những biện pháp nghệ thuật nào? ? Vì sao điệp ngữ "Tiếng gà trưa" lại luôn được đặt ở đầu câu? ? Âm thanh tiếng gà trưa đã gợi lên những điều gì? HS đọc phần ghi nhớ II.Đọc- Hiểu văn bản b.Tiếng gà trưa gọi về những kỉ niệm tuổi thơ. * Kỉ niệm: + ổ rơm hồng những trứng: Mái mơ, mái vàng ->So sánh. => Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị - Cách gọi thân thương âu yếm. - Từ "này" được lặp lại như sự giới thiệu đầy hồ hởi kéo quá khứ xa xăm về với hiện tại bây giờ. - Lời mắng: "Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt" - Vì cháu cảm nhận được tình cảm, sự lo lắng của bà từ lời mắng yêu. Bà muốn cháu sau này được xinh đẹp, hạnh phúc. - Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu, chịu thương, chịu khó. - Sợ đàn gà toi. - Nếu gà toi thì cháu sẽ không có được tiền mua sắm quần áo. => Sự lo toan, tần tảo, hết lòng vì cháu. - Có quần áo mới “Ôi cái quần chéo go, cái áo trúc bâu” -> Cảm giác vui sướng -> Niềm vui của bà. => Bà hết lòng yêu thương cháu, cháu biết ơn, kính trọng bà. - Một tâm hồn trong sáng, biết nâng niu trân trọng những việc làm, những tình cảm của bà. - Tiếng gà trưa mang lại bao nhiêu hạnh phúc. - "Giấc ngủ - hồng sắc trứng". - Đó là niềm vui từ những ổ trứng hồng, gợi nhớ về người bà thân yêu, về những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ.- C. Tiếng gà trưa gợi niềm suy ngẫm Chiến đấu: vì lòng yêu Tổ quốc vì xóm làng thân thuộc vì bà - vì sự bình yên. ->Điệp từ "vì" - nhấn mạnh mục đích chiếu đấu của người chiến sĩ hôm nay. -Tình cảm làng quê, tình bà cháu giờ đây đã trở thành một tình- yêu lớn: yêu Tổ quốc. - Bắt nguồn từ tình cảm gia đình, làng xóm. -Lòng yêu nước III. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ bình dị, tươi sáng. - Điệp từ ngữ. - So sánh. - Phương thức tự sự, miêu tả kết hợp để BC =>Vì đây là mạch nguồn cảm xúc của tác giả. b. Nội dung: - Những kỉ niệm trong sáng về tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. IV. Luyện tập: Em hãy nêu cảm nghĩ của mình trước tình cảm của người bà trong bài thơ của XQ ( Nói ngắn gọn) D. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc bài thơ. - Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ. GV: Chiến đấu vì tiếng gà (tuổi thơ), vì bà, vì xóm làng, vì Tổ quốc: Một tình yêu đất nước gắn với tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, từ tình yêu về cái nhỏ nhất ( tiếng gà trưa quê hương) mà yêu Tổ quốc như I. Ê-ren-bua (đã nói): “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh” -Tìm đọc bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt. -Soạn bài: Điệp ngữ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_tiet_53_tieng_ga_trua_t1_nam_hoc_2019.doc