Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập Tiếng Việt học kì I

1. Các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cách dùng chúng:

- Từ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.

- Tôi, tao,tớ mình Ngôi thứ nhất.

- Nó, hắn, chúng nó . Ngôi thứ ba

2. Xưng khiêm, hô tôn trong Tiếng Việt:

- Nghĩa là ăn nói một cách khiêm tốn, lễ phép, biết tôn trọng, kính trọng người đang giao tiếp với mình.

- Biết xưng khiêm, hô tôn là biết tuân thủ phương châm quan hệ, phương châm lịch sự.

- Lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với đối tượng và tình huống sẽ tạo ra hiệu quả giao tiếp trong hội thoại.

- Tạo phong cách trong tác phẩm văn chương.

VD cách xưng hô của Nguyễn Khuyến, với bạn thường gọi là “bác” tôn xưng, thân mật, gần gũi.-> đây là nét đẹp trong nhân cách.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập Tiếng Việt học kì I, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT – HỌC KỲ I
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội thoại
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
- Luyện đề tổng hợp
2. Kĩ năng
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ: -Nghiêm túc và chừng mực trong nói viết
- Rèn kỹ năng luyện đề tổng hợp.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài, máy chiếu
2. Học sinh: Xem lại kiến thức đã học
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
ổn định:
Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: 
I. Các phương châm hội thoại:
GV - Kẻ bảng HS điền vào 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Phươngchâm
về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về quan hệ
Phương châm cách thức 
Phương châm lịch sự
Nội dung của người nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
Không nói những điều mà mình không tin là đúng, hay không có bằng chứng xác thực
Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Cần chú ý nói ngắn gọn rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác 
VD :
 HS nêu
VD:
HS nêu
VD:
HS nêu
VD:
HS nêu
VD:
HS nêu
II. Xưng hô trong hội thoại.
1. Các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cách dùng chúng:
- Từ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
- Tôi, tao,tớ mình  Ngôi thứ nhất.
- Nó, hắn, chúng nó ... Ngôi thứ ba
2. Xưng khiêm, hô tôn trong Tiếng Việt:
- Nghĩa là ăn nói một cách khiêm tốn, lễ phép, biết tôn trọng, kính trọng người đang giao tiếp với mình.
- Biết xưng khiêm, hô tôn là biết tuân thủ phương châm quan hệ, phương châm lịch sự.
- Lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với đối tượng và tình huống sẽ tạo ra hiệu quả giao tiếp trong hội thoại.
- Tạo phong cách trong tác phẩm văn chương...
VD cách xưng hô của Nguyễn Khuyến, với bạn thường gọi là “bác” tôn xưng, thân mật, gần gũi...-> đây là nét đẹp trong nhân cách.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1. Phân biệt lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.

Cách dẫn trực tiếp
Cách dẫn gián tiếp
Đối tượng
Lời nói hoặc ý nghĩ của một người, một nhân vật
Lời nói hoặc ý nghĩ của một người, một nhân vật
Nội dung
Nhắc lại nguyên vẹn
Thuật lại có sự điều chỉnh nhưng phải đảm bảo đúng ý
Hình thức
- Đặt trong dấu ngoặc kép
- Lời thoại đặt sau dấu ngang
- Không phải đặt trong dấu ngoặc kép.
- Có thể dừng từ: rằng, là trước lời dẫn
Vị trí
- Đứng trước lời dẫn; đứng giữa, đứng sau lời dẫn.
Bao giờ cũng đứng sau lời dẫn.

2. Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.
- Thay đổi từ ngữ xưng hô (tôi-> nhà vua)
- Có thể thêm từ “rằng” “là” trước lời dẫn.
IV. Luyện tập:
Bài tập 1. Nêu những nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại?
Bài tập 2. Tại sao trong quá trình giao tiếp người nói đôi lúc phải sử dụng những cách diễn đạt như:
Tôi tin chắc rằng, nếu tôi không nhầm thì theo tôi nghĩ, hình như là, như tôi được biết, như tôi đã trình bày, như đã biết
Bài tập 3. Giải thích ngắn gọn nội dung các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a. Hứa hươu hứa vượn, ba voi không được bát nước xáo, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, khua môi múa mép
b. Nói như đá ném, nói úp úp mở mở, nói băm nói bố, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, lúng búng như ngậm hột thị 
Bài tập 4. “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính.” (Kim Lân – Làng)
Tại sao ông Hai lại nói như khoe với ông chủ rằng: “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ.”? Hãy cho biết hàm ý của câu nói đó.
Bài tập 5. Hãy cho biết hàm ý của mỗi câu được in nghiêng trong đoạn thơ sau? Theo em, người nghe có thể hiểu hàm ý của người nói hay không?
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!”
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
Vợ chàng quỷ quái tinh ma
“Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”
 (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Bài tập 6: Hãy viết lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp cho nội dung sau:
a. Học, học nữa, học mãi! (Lênin)
b.Người Việt Nam có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình (Đặng Thai Mai).
c. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
(Phạm Văn Đồng)
Bài tập 7. Tìm lời dẫn trong những trích đoạn sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
a. Nó cứ làm in như nó trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão nỡ đối xử với tôi như thế này à?”.
b. Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả” (Nam Cao)
Bài tập 8. Cho biết các biện pháp tu từ nào sau đây liên quan trực tiếp tới phương châm hội thoại lịch sự (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm, nói tránh)
Bài tập 9. Hãy trình bày hàm ý của câu được in đậm trong trích đoạn sau:
Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:
- Đây, tôi giời thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh
	(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_on_tap_tieng_viet_hoc_ki_i.docx
Bài giảng liên quan