Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 99 đến 104

1. Tác giả

- Hoài Thanh (1909 - 1982), quê ở Nghệ An. Là một nhà phê bình văn học xuất sắc.

- Được tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất: Thi nhân Việt Nam.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 99 đến 104, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 7
* Lưu ý: - Học sinh chép bài đầy đủ vào vở học ở lớp.
 - Phần bài tập, làm ở SGK
 - Phần câu hỏi ôn tập, làm vào vở bài tập ( phụ đạo)
TUẦN 26 (2/3/2020 – 7/3/2020)Tiết: 99
 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 -----Hoài Thanh-----
I. ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH
1. Tác giả
- Hoài Thanh (1909 - 1982), quê ở Nghệ An. Là một nhà phê bình văn học xuất sắc.
- Được tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000.
- Tác phẩm nổi tiếng nhất: Thi nhân Việt Nam.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: 
- Văn bản được viết năm 1936, in trong sách “Văn chương và hành động”.
- Nhan đề có lúc được đổi thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”.
b. Kiểu bài: Nghị luận văn chương (bình luận về các vấn đề văn chương nói chung)
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 
d. Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu..“muôn loài”
-> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- P2: Tiếp theo“sự sống”
-> Nhiệm vụ của văn chương.
- P3: Đoạn còn lại
-> Công dụng của văn chương.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
 Theo Hoài Thanh là “lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”.
à Quan niệm đúng đắn. Tuy thế, trong thực tế vẫn có những quan niệm khác, chẳng hạn văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người
è Các quan niệm không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.
2. Nhiệm vụ văn chương
- “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.”
 Một nhà văn có nói: “Văn học là tấm gương phản chiếu thời đại thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn.”
à Nhiệm vụ phản ánh cuộc sống.
- “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
à Phấn đấu xây dựng những ý tưởng, những hình ảnh đẹp, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
3. Công dụng của văn chương
- Giúp người đọc “có tình cảm, gợi lòng vị tha”. Thiếu văn chương, con người không chết nhưng thật vô vị, trống rỗng và đơn điệu.
- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.”
- Văn chương làm đẹp và làm hay thêm những thứ bình thường: hoa, cỏ, tiếng chim, suối.
- Các văn nhân, thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại.
à Cách lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc làm người đọc càng hiểu thêm một cách sâu sắc công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ: SGK/63
IV. Luyện tập
Giải thích câu của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Chứng minh câu nói đó.
- Giải thích: 
+ Văn chương gây cho ta những tình cảm không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gọi những cảm xúc bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,
+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng và phong phú hơn.
- Dẫn chứng: Bài “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau, tác phẩm còn bồi dưỡng thêm tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
Tiết : 100
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
 THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (Tiếp theo)
I. CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Ví dụ 1:
a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
à Chuyển đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ được.
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng.
à Chuyển đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ chủ thể của hoạt động.
Ví dụ 2:
a. Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b. Tay em bị đau.
à Không phải là câu bị động.
à Không phải câu nào có từ bị/được cũng là câu bị động.
 Ghi nhớ: SGK/64
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
à Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII.
à Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII. 
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
à Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
à Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
à Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
à Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
à Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
à Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
Bài tập 2:
a.Thầy giáo phê bình em.
à Em bị thầy giáo phê bình.
à Em được thầy giáo phê bình.
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy.
à Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi
à Ngôi nhà ấy được người ta phá đi
c. Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
à Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn được thu hẹp.
à Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn bị thu hẹp. 
Nhận xét:
- Câu bị động dùng “được” có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến (mong muốn).
- Câu bị động dùng “bị” đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến (không mong muốn).
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.
ÔN TẬP TUẦN 26
I. Mục tiêu
- Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản Ý nghĩa văn chương
- Khắc sâu kiến thức về câu chủ động, câu bị động, cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
II. Luyện tập
1. Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? 
2. Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là gì?
3. Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Chuyển đổi câu sau: Bố mẹ khen em ngoan.
4. Đặt 3 câu chủ động. Chuyển đổi thành câu bị động.
Tiết: 101
 TUẦN 27 (9/3/2020 – 14/3/2020)
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
- Đoạn văn là một bộ phận của bài nên cần chú ý vị trí của đoạn để chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn.Các câu còn lại tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được rõ ràng, mạch lạc.
II. Thực hành
- Học sinh viết một đoạn văn chứng minh ngắn theo một trong số các đề ở sách giáo khoa trang 65
Tiết: 102, 103
 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I. CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ĐÃ HỌC
STT
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm
Phương pháp lập luận
 1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Chứng minh
 2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Chứng minh (kết hợp giải thích).
 3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm, cái nhà, lối sống, cách nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.
Chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận).
 4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.
Giải thích (kết hợp bình luận).
II. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT	
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng toàn diện, chọn lọc, tiêu biểu, sắp xếp theo trình tự thời gian lịch sử rất khoa học và hợp lý.
2. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt: Kết hợp chứng minh với giải thích; luận cứ xác đáng, toàn diện, phong phú và chặt chẽ.
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ: Kết hợp chứng minh + giải thích và bình luận. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện và đầy sức thuyết phục. Lời văn giản dị, tràn đầy nhiệt tình, cảm xúc.
4. Ý nghĩa văn chương: Kết hợp giải thích và bình luận. Trình bày vấn đề phức tạp một cách dung dị, dễ hiểu. Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh.
III. SO SÁNH VĂN NGHỊ LUẬN VỚI CÁC THỂ VĂN KHÁC
a/ 	
Thể loại
Yếu tố
a. Truyện
b. Ký
c. Thơ tự sự
d. Thơ trữ tình
e. Tùy bút
f. Nghị luận
1. Cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện.
2. Người kể chuyện.
3. Cốt truyện, nhân vật, vần nhịp.
4. Vần, nhịp.
5. Người kể chuyện (thường là tác giả tự biểu lộ ý nghĩ, cảm xúc).
6. Luận điểm, luận cứ
b/ Sự khác nhau:
- Các thể loại tự sự như truyện, ký chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
- Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tùy bút, chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu.
- Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật
- Nghị luận là nêu ý kiến đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật.
- Nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. Văn nghị luận cũng có hình ảnh cảm xúc, nhưng điều cốt yếu lá lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng.
- Bài nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. 
- Các phương pháp lập luận chính thường gặp là chứng minh và giải thích.
c/ 
Các câu tục ngữ có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt. Vì nó đưa ra những lời bàn bạc, khuyên nhủ về các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết, các vấn đề về xã hội, con người.
Ghi nhớ: (Sgk/67)
Tiết: 104
 DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I. THẾ NÀO LÀ DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU?
Ví dụ: sgk/68
Cụm danh từ:
- những tình cảm ta không có
- những tình cảm ta sẵn có.
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
những
tình cảm
ta không có
những
tình cảm
ta sẵn có
	ta / không có - ta / sẵn có
	 C	 V C	 V
à Cụm chủ - vị làm phụ ngữ.
 Ghi nhớ 1: SGK/68
II. CÁC TRƯỜNG HỢP DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
Ví dụ: sgk/68
a. Chị Ba / đến...
à Cụm chủ - vị làm chủ ngữ.
... tôi / rất vui và vững tâm
àCụm chủ - vị làm phụ ngữ.
b. ... tinh thần / rất hăng hái.
à Cụm chủ - vị làm vị ngữ.
c. ...trời / sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
à Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm động từ.
d. ... Cách mạng tháng Tám / thành công
à Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
Ghi nhớ 2: (Sgk/69)	
III. LUYỆN TẬP
a.  chỉ riêng những người chuyên môn / mới định được.
à Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
b.  khuôn mặt / đầy đặn
à Cụm chủ - vị làm vị ngữ.
c. 
+ các cô gái Vòng / đỗ gánh 
à Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
 + hiện ra / từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
à Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm động từ.
d. 
+ một bàn tay / đập vào vai
à Cụm chủ - vị làm chủ ngữ.
 + hắn / giật mình
à Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm động từ.
ÔN TẬP TUẦN 27
I. Mục tiêu
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số kiến thức liên quan đến đọc – hiểu văn bản nghị luận đã học, nghị luận xã hội.
- Sự khác nhau cơ bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự trữ tình.
- Hiểu được thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu và nắm được các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
II. Luyện tập
Viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Hãy dùng cụm chủ - vị để mở rộng hai câu sau:
a/ Cả lớp lắng nghe
b/ Chiếc cặp rất đẹp
Xác định thành phần được mở rộng trong các câu sau:
a/ Cái bút bạn tặng tôi rất đẹp
b/ Lan học giỏi làm cha mẹ rất vui lòng
c/ Cái cây này lá vẫn còn tươi
* Lưu ý: - Học sinh chép bài đầy đủ vào vở học ở lớp.
 - Phần bài tập, làm ở SGK
 - Phần câu hỏi ôn tập, làm vào vở bài tập ( phụ đạo)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_99_den_104.docx
Bài giảng liên quan