Giáo án Sinh học 10 năm 2006 - 2007

I/. Mục tiêu yêu cầu: Sau khi học xong học sinh phải

1. Kiến thức

- Hình thành các cấp tổ chức của hệ sống từ đơn giản phức tạp

 - Hiểu các hệ sống có các đặc điểm:

+ Có sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức

+ Là hệ mở , có khả năng tự điều chỉnh.

+ Có tổ chức phức tạp theo các cấp bậc tương tác với nhau và với môi trường sống.

2. Kĩ năng : Phân tích sự lôgic thống từ đơn giản phức tạp trong hệ thống sống

3. Thái độ : Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về hệ sống : Là hệ mở , thống nhất có khả năng tự điều chỉnh thể hiện giữa cấu trúc và chức năng , giữa hệ và môi trường sống , hệ tiến hoá liên tục

 

doc121 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 10 năm 2006 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
1 vòng khép kín.
2. Pha tối
- Diễn ra trong chất nền lục lạp
CO2 NADPH,ATP (CHO)
*Chu trình C3
- CO2+ hợp chất 5 cácbon tạo thành hợp chất 6 cácbon không bền, tách ra thành các phân tử 3 cácbon.
- Hợp chất 3 cácbon dược biến đổi thành AlPG.
- AlPG một phần sd tái tạo RiDP.Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ.
III- Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
 E. Củng cố bài	
- Bản chất của quang hợp là gi?
- Quang hợp gồm những giai đoạn nào? Mối liên quan giữa chúng.
 F. Bài tập về nhà:
 1. Trả lời các câu hỏi trong SGK
 2. So sánh quá trình hô hấp và quá trình quang hợp?( Sản phẩm, Nguyên liệu, phương trình, nơi thực hiện)
Ngày 15 tháng 11 năm 2006
Tiết 28
Tiết Thực hành: Một số thí nghiệm về Enzim
I- Mục tiêu
- HS biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của Enzim Catalaza.
- HS tự tiến hành thí nghiệm theo quy trình SGK cho sẵn.
II- Chuẩn bị
HS: Khoai tây sống, khoai tây sống ngâm trong nước đá, khoai tây chín.
- Dứa chín vừa.
- Gan lơn hoặc gà tươi.
GV: ống nghiệm, ống hút, cốc thủy tinh, cốc sứ nghiền mẫu, thớt, phễu, lưới lọc, que tre, ống đong 
- Cồn 70 - 90o 
- Nước lọc lạnh
- Nước rửa bát
- Dung dịch H2O2, iôt loãng.
III- Tiến hành
1- Kiểm tra bài cũ
Nêu một số đặc điểm của Enzim?
2- Trọng tâm: 1 trong 2 thí nghiệm
3- Tiến hành
A- Thí nghiệm với Enzim Catalaza
1- mục tiêu
Câu hỏi: Em hãy trình bày mục tiêu tiến hành thí nghiệm này ?
2- Chuẩn bị
Câu hỏi: Chuẩn bị thí nghiệm này như thế nào?
3- Thí nghiệm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Chia HS theo nhóm để tiến hành thí nghiệm (4 nhóm/ 1 lớp).
- Tiến hành thí nghiệm với Enzim Catalaza.
Trình bày kết quả thí nghiệm và giải thích.
GV: Hướng dẫn học sinh thao tác thí nghiệm.
- Cắt lát khoai
- Nhỏ 1 giọt dung dịch H2O2 lên mỗi miếng khoai
Câu hỏi: Tại sao phải chuẩn bị 3 lát khoai tây khác nhau?
GV: Nêu câu hỏi 
- Cơ chất của Enzim Catalaza là gì ?
- Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là gì?
- Tại sao có sự sai khác về hoạt tính enzim giữa các lát khoai tây?
Tiến hành theo nhóm nghiên cứu SGK (trang 61). Các thành viên trong nhóm chuẩn bị theo hướng dẫn của GV và nhóm trưởng: Chuẩn bị 3 lát khoai tây (dầy 5 cm).
- Thực hiện thí nghiệm
- Quan sát thí nghiệm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
2- Viết báo cáo thu hoạch.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
- Viết thu hoạch
- 3 lát khoai tây
+ 1lát sống
+ 1 lát chín
+ 1lát sống ngâm trong nước lạnh
- Nhỏ H2O2 lên 3 lát khoai 
- Quan sát hiện tượng.
+ Lát khoai sống tạo ra bọc khí bay lên.
+ Lát khoai tây chín không có hiện tượng gì.
+ Lát khoai tây sống ngâm trong nước lạnh có bọt khí nhưng rất ít (hoặc không có bọt khí).
* Nội dung nêu được 
- Cơ chất là H2O2
- Sản phẩm sau phản ứng là H2O2 .
- Sự sai khác về enzim ở các lát khoai.
+ Xét ở nhiệt độ bình thường Enzim Catalaza có hoạt tính cao tạo ra nhiều bọt khí trên bề mặt lát khoai.
+ Lát để trong nước đá lạnh Enzim giảm hoạt tính khi nhiệt độ thấp.
+ Lát chín: Nhiệt độ phân hủy mất hoạt tính 
B- Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa 
tươi để tách chiết ADN.
1- Mục tiêu
- HS biết sử dụng Enzim trong tự nhiên để tách ADN ra khỏi tế bào.
- Nhận biết được một số đặc tính Lý hóa của ADN.
2- Chuẩn bị:
- Yêu cầu học sinh trình bày
3- Thí nghiệm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS
- Tiến hành thí nghiệm
- Quan sát được phân tử ADN và tách được ADN.
GV: - Nhắc HS lấy đúng tỷ lệ nước rửa chén và nước cốt dứa.
- Kiểm tra kết quả tiến hành của các nhóm: xem có các sợi trắng đục lơ lửng trong lớp cồn phổ biến cho HS tự kiểm tra kết quả thí nghiệm.
Câu hỏi: Cho nước rửa chén vào dịch nghiền TB có mục đích gì? Giải thích?
Câu hỏi: Dùng Enzim trong quả dứa tươi ở thí nghiệm này có tác dụng gì? Giải thích?
1- Tiến hành thí nghiệm
Mỗi nhóm phân công các thành viên thực hiện theo 4 bước (SGK trang 62)
- Các thao tác cần chú ý: Nghiền mẫu cẩn thận, lọc dịch, lọc nước cốt dứa, khuấy nhẹ hợp chất trong ống nghiệm.
- Quan sát các hiện tượng ở ống nghiệm.
2- Viết báo cáo thu hoạch
- Viết tường trình thí nghiệm các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
- Vận dụng lý thuyết để giải thích thí nghiệm mà các em vừa tiến hành.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
* Tiến hành
- Thấy phân tử ADN dạng sợi trắng đục và kết tủa lơ lửng.
Tách được ADN với quan sát 
* Nội dung nêu được
- Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền để phản ánh vỡ màng sinh chất.
- Dùng Enzim trong quả dứa tươi để thủy phân Protêin và phóng ADN ra khỏi Protêin.
IV- Củng cố
GV: - Giải đáp thắc mắc
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Lý do thành công, không thành công
- Các thao tác thực hiện thí nghiệm
HS: Trả lời các phần trong phiếu học tập.
Thứ tự
Tên TN
Mục tiêu
Chuẩn bị
Tiến hành
Kết quả
1
2
V- Dặn dò
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ
- Rửa dụng cụ, lau sạch, trả lại GV
- Ôn tập kiến thức về hô hấp, cấu tạo của thể để chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày 17 tháng 11 năm 2006
Tiết 29 
Chương IV: Phân bào
 Chu kì tế bào và các hình thức phân bào
I – Mục tiêu bài học
- Trình bày được những diễn biến cơ bản trong chu kì tế bào và những đặc điểm cơ bản của chúng.
- Hệ thống hoá các hình thức phân bào vànhững đặc điểm cơ bản của chúng
- Rèn luyện năng lực quan sát và phân tích hình vẽ
- Phát triển các thao tác tư duy: So sánh tổng hợp, hệ thống hoá
- Củng cố niềm tin vào khả năng của KH hiện đại trong việc nhận thức các cơ chế sinh học diễn ra ở cấp tế bào
II – Phương tiện dạy học cần thiết
Các tranh ảnh v trực phân, chu kì tế bào
III – Nội dung trọng tâm
Chu kì tế bào
Phân bào ở sinh vật nhân sơ
IV – Tiến trình bài giảng
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
I – Chu kì tế bào
? Chu kì tế bào là gì ?
Tham khảo SGK + hình 18.1 thảo luận và trả lời
I/ Chu kì tế bào
? Kì trung gian được chia thành mấy pha? Là những pha nào ? Đặc điểm của từng pha?
- Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân
? Có phải ở tất cả các tế bào khi kết thúc pha G1 đều chuyển sang pha S ?
- Chỉ những tế bào có khả năng phân chia.
- KTG gồm 3 pha:
Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
? Thời gian chu kì tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng 1 cơ thể có giống nhau không ? 
- Khác nhau
- Được điều khiển bằng 1 hệ thống tinh vi.
Pha S: Nhân đôi ADN và NST.
Pha G2: Tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình nguyên phân.
? Sự điều hòa chu kì tế bào có vai trò gì ?
- Nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự điều hòa chu kì bị trục trặc ?
(GV giới thiệu thêm về bệnh ung thư và liên hệ về việc ô nhiễm môi trường gây ung thư ở một số “Làng ung thư”)
Kì trung gian.(Kì sinh trưởng, chuẩn bịà 3 pha : G1/S/G2. 
G1: Tăng TBC, các bào quan, các tiền chất ,th Pr, các ĐK cho T/hợp ADN
- Cuối G1 có điểm kiểm soát (R), TB phải vượt qua thì mới vao S và n.phân
S: Tự nhân đôi ADN à NST tự nhân đôi tyành dạng kép gồm 2 NStử ( cromatit)đính với nhâu ở tâm động.
- Sự tự nhân đôi của trung tử 
G2: TT/hợp mARN à Protein (Tubuliấctọ các vi ống hình thành thoi vô sắc)
M ( mitosis) phân chia
( Thời gian ngắn )
CKTB
Gv: Yêu cầu học sinh phân biệt hình thức phân bào trực phân và gián phân
Phân bào phân đôi: ( Trực phân)
Sự phân bào không hình thành thoi tơ sắc 
Phân bào gián phân
Sự phân bào có hình thành thoi tơ sắc
- Phân bào của TB nhân sơ ( hình thức ssvt ở vi khuẩn):
- Bắt đầu là sự tự nhân đôi của ADN vòngà khoảng giữa TB hình thành Mezoxom định vị NST vòng tại đây hình thành vách ngăn TB à NST vòng tách khỏi hạt Mezoxom đi về 2 cực TB con.
- TB nhân thực. NST phân li đồng đều về 2 tế bào con nhờ thoi vô sắc
Phân loại : CC vào SL NST trong TB con 
+ Nguyên phân: TB con sinh ra có bộ NST giống hệt TB mẹ 
+ Giảm phân: TB con sinh ra bộ NST giảm 1 nửa.
Giữa TB SV nhân sơ và SV nhân chuẩn
kì trung gian
II – Các hình thức phân bào
Củng cố: Nêu khái niệm về chu kì tế bào diễn biến cơ bản của các kì trung gian
Dặn dò: Làm các bài tập cuối bài
Ngày 20 tháng 11 năm 2006
Tiết 30 
Nguyên phân
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các kì của quá trình nguyên phân thấy sự khác biệt trong phân chia tế bào chất ở thực vật và TBĐV
- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
2. Kỹ năng:
- Rèn 1 số kĩ năng:
	+ Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức
	+ So sánh, khái quát
	+ Liên hệ thực tế.
B/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp:
- Giáo viên phát vấn
- Học sinh nghiên cứu SGK, tranh hình, thảo luận nhóm và trả lời lệnh.
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh hình 18.1 và 18.2 phóng to
- Tranh phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật (nếu có).
C/ Trọng tâm của bài:
- Diễn biến của quá trình nguyên phân (đặc biệt là hoạt động của NST) và ý nghĩa của nó.
D/ Tiến trình thực hiện:
1. ổn định tổ chức
2. KTBC
? Chu kì tế bào là gì. Có mấy hình thức phân chia tế bào
3. Bài mới:
ĐVĐ: ở bài 1 ta đã biết các tế bào chỉ được sinh ra bằng cơ chế phân bào. Vậy tế bào có những hình thức phân bào nào ? cơ chế và ý nghĩa của chúng ra sao ? => Chương VI:
? Tế bào có những hình thức phân bào nào ? => ĐVĐ vào bài 18.
Hoạt động I
Tìm hiểu về quá trình nguyên phân
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/ Quá trình nguyên phân:
? Nguyên phân gồm mấy giai đoạn ?
Tham khảo SGK, nêu được:
Gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
1. Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền)
Sử dụng H18.2 (SGK) phát vấn:
Nghiên cứu hình vẽ, thảo luận và đại diện trả lời
? Quan sát H18.2. b.c em có nhận xét gì về trạng thái, kích thước của NST? =>chứng tỏ điều gì ? Nhận xét về màng nhân, nhân con và thoi phân bào ?
- Kép, đậm hơn, ngắn hơn ở kì trung gian.
a, Kì đầu:
- Các NST kép bắt đầu xoắn và co ngắn lại.
- Cuối kì đầu màng nhân và nhân con biến mất.
- Thoi phân bào dần xuất hiện.
=> Đây được xem là giai đoạn “bao gói” vật liệu di truyền và chuẩn bị phương tiện chuyên chở 
? Quan sát H18.2. d em có nhận xét gì về trạng thái, kích thước và vị trí các NST ?
Nghiên cứu hình vẽ, thảo luận và đại diện trả lời.
- Trạng thái kép
- Kích thước: Ngắn nhất, đường kính lớn nhất => đã xoắn cực đại.
-Vị trí: Tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo
b, Kì giữa:
- Các NST kép co ngắn cực đại.
- Tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo.
- Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
? Quan sát H18.2 e em có nhận xét gì về động thái của các NST kép ?
Nghiên cứu hình vẽ, trả lời
c, Kỳ sau:
- 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
? Sau khi nhân đôi các NST không tách nhau mà dính nhau ở tâm động điều này có lợi gì?
Thảo luận nhóm, trả lời.
- Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền
? Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ ?
- Việc phân li NST không bị rối
? Tại sao NST tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo ? Nếu các NST nằm lệch 1 phía thì sao ?
- Cân bằng lực kéo ở 2 đầu tế bào
d, Kì cuối
Quan sát H18.2. f nêu các sự kiện của kì cuối?
- Màng nhân và nhân con xuất hiện.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá hủy ?
- Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
? Tại sao khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?
- Thực hiện nhân đôi, tổng hợp ARN, chuẩn bị cho chu kì sau.
? Việc phân chia tế bào chất xảy ra ở kì nào ?
- Kì cuối
2. Phân chia tế bào chất:
? Việc phân chia TBC ở TBĐV và TBTV khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó?
Nghiên cứu SGK, trả lời
- Xảy ra ở kì cuối.
- TBC phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
Hoạt động II
Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên nhân
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
II/ ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
? Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân ?
Nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh và trả lời.
(Yêu cầu phân biệt riêng ý nghĩa với sinh vật đơn bào, đa bào)
- ý nghĩa sinh học:
- Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Với sinh vật nhân thực đa bào làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương.
? Nêu ý nghĩa thực tiễn của quá trình nguyên phân ?
- Giáo viên cung cấp thêm một số ví dụ về nhân giống vô tính và nuôi cấy mô.
HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời
- ý nghĩa thực tiễn:
- Nguyên phân là CSKH của các biện pháp: giâm, chiết, ghép cành.
- ứng dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả
E/ Tổng kết - đánh giá:
- 1 học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK), giáo viên nhấn mạnh những ý cơ bản.
- Nhận xét giờ học.
G/ Bài tập về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “em có biết” SGK trang 75
- Ôn tập kiến thức về quá trình giảm phân.
Ngày 22 tháng 11 năm 2006
Tiết 31 
Giảm phân
I -Mục tiêu bài học: 
1/ Kiến thức:
Mô tả được diễn biến cơ bản của quá trình giảm phân.
Giải thích được vì sao qua giảm phân số NST giảm một nửa
Tìm được 2 sự kiện quan trọng dẫn đến tăng số l;oại giao tử trong giảm phân từ đó nêu ý nghĩa của giảm phân.
Chỉ ra được điềm khác cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân?
2/ Ký năng:
Kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
Phát triển tư duy lý thuyết: phân tích, so sánh.
Kỹ năng hoạt động nhóm.
3/ Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức về giảm phân hay sinh sản hữu tính vào thực tiễn sản xuất ( như thụ phấn chéo cho cây; phát hiện các loại biến dị tổ hợp )
II- Chuẩn bị: 
1/ Đồ dùng: 
Hình vẽ 19.1; H19.2 ( sinh học cơ bản); Hình 30.2 (sinh học nâng cao)
Phiếu học tập 1, 2 ( Học sinh đã chuẩn bị ở nhà); PHT số 3 ( tại lớp)
Máy chiếu (nếu có)
2/ Phương pháp:
Vấn đáp
Hoạt động nhóm
3/ Trong tâm: (Giảm phân 1)
III- Tiến trình bài giảng: 
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Một tế bào (2n) có ký hiệu A a B b, viết ký hiệu bộ NST ở kỳ trung gian, kỳ sau, kỳ cuối của phân bào nguyên phân.
Thực chất của phân bào nguyên phân? Xảy ra ở thời điểm nào trong chu kỳ tế bào? Điều gì xảy ra khi kỳ giữa của nguyên phân thoi vô sắc bị phá huỷ.
3/ Giảng bài mới:
Đặt vấn đề: Như sách giáo viên hoặc vào bài trực tiếp.
Hoạt động 1: Mục tiêu : Nắm được diến biến cơ bản của giảm phân
Hoạt động của GV
Hoạt động của h/s
Nội dung
- Giáo viên treo H19(sơ đồ giảm phân ) 
? Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào? Thời điểm nào?
? Có mấy lần phân bào liên tiếp? Kết quả sau giảm phân.
Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả PHT số 1.
Yêu cầu hs nhận xét
GV đưa ra tờ nguồn
Học sinh quan sát hình vẽ và phải trả lời được 
Học sinh báo cáo kết quả PHT số1; nhận xét
I Quá trình giảm phân 
* Xảy ra ở tế bào SD chín
* Gồm hai lần phân bào liên tiếp.
* Kết quả từ 1 tế bào SD (2n) 4 tế bào đơn bội ( 1n)
* Diến biến cơ bản của giảm phân ( Tờ nguồn)
Tờ nguồn của PTH1:A
Các kỳ
Những diến biến cơ bản của NST
Giảm phân 1
Giảm phân 2
Kỳ trung gian
NST ở dạng sợi mảnh, tự nhân đôi thành NST kép 
Không có sự nhân đôI của NST
Kỳ đầu
NST kết cặp đồng dạng; tiếp hợp; có thể trao đổi chéo rồi co xoắn; thoi vô sắc hình thành, màng nhân , nhân con biến mất
NST co xoắn lại thoi vô sác hình thành, màng nhân ;nhân con biến mất 
Kỳ giữa
NST xoắn tối đa
Tập hợp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc; tơ vô sắc dính vào một phía của mỗi NST kép
Các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
Kỳ sau
Mỗi NST kép trong cặp tương đồng được thoi vô sắc kéo về 2 cực của tế bào
Các NST tách nhau tiến về 2 cực tế bào
Kỳ cuối
ở mỗi cực tế bào NST dần giãn xoắn, màng nhân con xuát hiện, thoi vô sắc tiêu biến, tế bào chất phân chia
Kết quả tạo 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép ( n NST kép)
Màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi vô sắc tiêu biến, tế bào chất phân chia.
Kết quả từ 2 tế bào đơn bội kép thành 4 tế bào đơn bội (n)
B: Diễn biến của TB sau giảm phân : 
Sau giảm phân cácTB con sẽ biến đổi thành các giao tử 
-1TB sinh tinh (2n) qua giảm phân tao 4 tinh trùng có khả năng thụ tinh 
-1TB sinh trứng (2n) qua giảm phân tạo 1trứng lớn (n) có khả nâng thụ tinh và 3thể định hướng (n) sau sẽ tiêu biến 
Hoạt động 2: Mục tiêu 
+ GiảI thích tại sao qua giảm phân bộ NST giảm từ 2 n xuống còn 1 n? Xảy ra ở thời điểm nào?
+ Tím 2 sự kiện quan trọng trong giảm phân làm tăng số loại giao tử dẫn đến làm tăng biến dị tổ hợp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của h/s
Nội dung
Sau khi học sinh có kiến thức về giảm phân; GV yêu cầu HS đọc lại một lượt sau đó trả lời câu hỏi 
? Trong giảm phân, NST nhân đôi mấy lần? Thời điểm nào? Phân chia mấy lần? Thời điểm nào?
? Trạng tháI kép của NST tồn tại từ thời điểm nào đến thời điểm nào?
? Số NST ở kỳ trung gian1, kỳ sau 1, kỳ cuối 1, kỳ cuối 2 (Nếu tế bào sinh dục 2n)
?Số NST giảm từ 2n xuồng 1n tại thời điểm nào? 
? Tìm 2 sự kiện quan trọng nhất dẫn đến xuất hiện nhiều loại giao tử ?
Cho HS quan sát H30.2 (sinh học 10 nâng cao). Nếu tế bào sinh dục có 1 cặp NST đồng dạng BV/bv. Xác định số loại giao tử trong trường hợp có trao đổi chéo và không có trao đổi chéo.?
Yêu cầu HS báo cáo kết quả phiếu học tập số 2; Nhận xét.
Giáo viên đưa tờ nguồn
HS làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
NST nhân đôI 1 lần ở kỳ trung gian 1. NST phân chia 2 lần ỏ kỳ sau 1 ( phân chia cặp đồng dạng); và kỳ sau 2 (Phân chia cromatít)
Tòn tại từ kỳ trung gian 1 đến kỳ giữa 2
TBSD (2n); trung gian 1 (2n kép); Sau1 (2n kép); cuối 1 (n kép); cuối 2 (n đơn)?
Từ kỳ sau 1 đến cuối 1
HS quan sát hình 30.2 và tìm được sự kiện : Hiện tượng tiếp hợp; trao đổi chéo xảy ra ở kỳ đầu giảm phân 1 dẫn đến làm tăng số loại giao tử
HS báo cáo kết quả thảo luận PHT số 2. Nhận xét 
Tờ nguồn của PHT số 2: 
Khả năng 1: K.tg;giữa; sau1 K.cuối1 K.cuối2
TB(2n)
AABB
AB
AaBb
AAaaBBbb
AB
aabb
ab
ab
Khả năng 2:
AAbb
Ab
AaBb
AAaaBBbb
Ab
aaBB
aB
aB
?Từ TBSD 2n (AaBb) qua giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử ; sự kiện nào giảI thích kết quả đó 
GV đưa raKL chung 
-4 loại giao tử :AB,ab,Ab,aB
-Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST đồng dạng từ Kgiữa1sang kỳ sau1
Hoạt động 3: Mục tiêu : HS nêu được 2 ý nghĩa của giảm phân 
-Từ 2sự kiện dẫn đến làm tâng số loại giao tử GV cho HS nêu ý nghĩa 1của giảm phân 
-GV yêu cầu HS điền vào dấu ? trong sơ đồ 
-Cô chế nào duy trì bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính ? 
HS nêu ý nghĩa 
HS điền vào dấu ?trả lồi câu hỏi rút, ra ý nghĩa nghĩa 2 của giảm phân
II II Ynghĩa của giảm phân (2ý nghĩa SGK)
Sơ đồ: 
Hợp tử (2n)
?
Cơ thể trưởng thành TBSD (2n)
?
Giao tử đực
?
Giao tử cái
 3 : Củng cố :GV yêu cầu HS đọc SGK phần kết luận chung và hòan chỉnh kết luận:
-Giảm phân xảy ra ở TB SD khi chín 
-Gồm 2 lần phân bào liên tiếp 
-NST nhân đôI 1 lần ; phân chia 2 lần -GPI: Phân chia cặp NST đồng dạng 
 -GPII: Phân chia NSTkép thành2NSTđơn
-Kết quả từ 1TBSD(2n) thành 4TB đơn bội (n) 
-Hiện tượng tiếp hợp ;TĐC(kỳ đầu1); hiện tượng phân ly độc lập và tổ hợp tự do (từ k.giữa1 sang k.sau1)của cặp nst đồng dạngtrong giảm phân đã làm tăng số loại giao tử ; kết hợp vôi sự thụ tinh dẫn đến tăng BDTH làm sinh giới đa dạng phong phú 
-Giảm phân kết hộp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài 
4: Câu hỏi và Bài tập -Bài tập 4 ,5 T.104 (sinh học 10 nâng cao ) 
 -Sử dụng các sợi len màu (xanh ,đỏ );băng dính ;tờ rô ki thể hiện sô đồ quá trình giảm phân 
Ngày 25 tháng 11 năm 2006
Tiết 32 
Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân
 Qua tiêu bản tạm thờ hay cố định
A)Mục tiêu:
1)Nhận biết được các kì khác nhau của nguyên phân dưới kính hiển vi.
2)Vẽ được các tế bào ở các kì của nguyên phân quan sát dưới kính hiển vi.
3)Rèn kĩ năng quan sát tiêu bản và kĩ năng sử dụng kính hiển vi.
B)Chuẩn bị:
1)Phương pháp: -Vấn đáp.
	 -Trực quan.
2)Đồ dùng: -Kính hiển vi.
	 -Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành.
	 -Tranh ảnh về quá trình nguyên phân.
C)Tiến trình thực hiện
1)ổn định lớp.
2)Kiểm tra bài cũ
C1)Em hãy trình bày các kì trong nguyên phân?
C2)So sánh tên gọi, hình dạng, số lượng NST qua các kì nguyên phân.
3)Hoạt động dạy-học.
Hoạt động 1: Qua

File đính kèm:

  • docSinh10NC-daydu.doc