Giáo án Sinh học 11 - Tiết 20 - Bài 17: Hô hấp ở động vật

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Phân biệt được các hình thức trao đổi khí ở các nhóm động vật khác nhau.

- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi khí ngoài với trao đổi khí tế bài ở các động vật đa bào và vai trò của máu và dịch mô trong hô hấp.

- Trình bày được cơ chế điều hòa hô hấp.

2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích so sánh, tổng hợp, quan sát sơ đồ, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: - Thấy được sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp ở từng nhóm động vật.

B. TRỌNG TÂM: Phần I hô hấp ở các nhóm động vật.

C. CHUẨN BỊ:

1. GV: - Tài liệu: SGK, SGV

- ĐDDH: Phiếu học tập, đèn chiếu, H.17.4, H.17.5, H17.6 SGK phóng to

2. HS: - Học bài cũ, Soạn bài mới.

D. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Vấn đáp, thảo luận nhóm, giảng giải-minh họa sơ đồ.

E. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2 trang 58 SGK.

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 20 - Bài 17: Hô hấp ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 20 - Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:	- Phân biệt được các hình thức trao đổi khí ở các nhóm động vật khác nhau.
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi khí ngoài với trao đổi khí tế bài ở các động vật đa bào và vai trò của máu và dịch mô trong hô hấp.
- Trình bày được cơ chế điều hòa hô hấp.
2. Kỹ năng:	- Rèn kỹ năng phân tích so sánh, tổng hợp, quan sát sơ đồ, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:	- Thấy được sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp ở từng nhóm động vật.
TRỌNG TÂM: Phần I hô hấp ở các nhóm động vật.
CHUẨN BỊ:
1. GV: 	- Tài liệu: SGK, SGV
- ĐDDH: Phiếu học tập, đèn chiếu, H.17.4, H.17.5, H17.6 SGK phóng to
2. HS: 	- Học bài cũ, Soạn bài mới.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Vấn đáp, thảo luận nhóm, giảng giải-minh họa sơ đồ.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2 trang 58 SGK.
3. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Cho HS tái hiện lại kiến thức sinh 10:
- Hoạt động sống của mọi cơ thể SV cần gì?
- Hô hấp là gì?
- Vai trò của hô hấp?
Cho HS QS H.17.1 SGK:
- Sự trao đổi khí ở ĐV đơn bào, đa bào bậc thấp được thực hiện ntn?
Cho HS quan sát H.17.2 qua đèn chiếu: Hoạt động nhóm trong 3 phút theo lệnh 1 của phiếu học tập.
- Cơ quan trao đổi khí của cá hoạt động như thế nào?
GV giảng giải.
- Trao đổi khí ở tôm và cua tiến hành ntn?
Cho HS quan sát hình 17.3 qua đèn chiếu và cho hoạt động nhóm trong 3 phút.
- Phát phiếu học tập cho HS thực hiện lệnh 2 (có phiếu học tập kèm theo).
Học sinh QS H.17.4 Thực hiện lệnh 3 trong 5 phút.
- Trao đổi khí ở sâu bọ diễn ra như thế nào?
Cho HS hoạt động nhóm và thực hiện lệnh 2 trong phiếu học tập trong 2 phút.
- Phân biệt trao đổi khí ngoài với trao đổi khí tế bào?
- Vai trò của máu và dịch mô trong vận chuyển O2 và CO2?
- Cơ chế vận chuyển O2 và CO2?
- Hãy tóm tắt thông tin trên dưới dạng sơ đồ.
 Phổi 
NaHCO3 O2 + Hb CO2+Hb O2 + Hc
 Tế bào
- Điều hòa trao đổi khí trong hô hấp ở thú diễn ra theo cơ chế nào?
- Hãy tìm các VD để chứng minh nồng độ H+ trong máu ảnh hưởng đến sự hô hấp?
- Bình thường khi hô hấp ta có cần phải chú ý để điều khiển sự hít thở không?
- Khi nào trong thực tế ta có sự điều khiển hít vào thở ra?
I. HÔ HẤP Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT:
- Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng lấy từ quá trình hô hấp.
- Hô hấp là oxi hóa các chất dinh dưỡng chủ yếu là glucôzơ để tạo năng lượng và giải phóng CO2, H2O.
1. Hô hấp ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp:
- Sự trao đổi khí ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể.
2. Hô hấp của động vật ở nước:
a. Trao đổi khí ở cá:
- Nhờ cử động phối hợp của miệng và nắp mang mà có dòng nước chảy liên tục qua mang. Dòng máu chảy trong các lá mang ngược với chiều dòng nước giàu oxi chảy qua mang khiến hiệu quả trao đổi khí đạt 80% oxi hoà tan (oxy hoà tan trong nước khuếch tán vào máu, đồng thời CO2 khuếch tán từ máu vào dòng nước chảy qua các lá mang nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp).
b. Ở cua và tôm: 
- Nhờ hoạt động của các tấm quạt nước dể đưa nước giàu oxi vào miệng.
3. Hô hấp của động vật ở cạn:
a. Sự trao đổi khí ở phổi chim:
- Các túi khí hoạt động như những bơm hút và đẩy không khí. Khi các cơ thở co thề tích khoang thân tăng áp suất trong khoang thân giảm, không khí từ ngoài tràn vào các túi khí sau và vào phổi dẩy không khí trong phổi dồn vào các túi khí trước - đây là động tác chim hít vào.
- Khí các cơ thở dãn thể tích trong khoang thân giảm các túi khí bị ép không khí từ các túi khí sau đẩy lên phổi trong khi đó các túi khí trước ép lượng khí giàu CO2 ra ngoài – đây là động tác chim thở ra. 
* Lưu ý: Không khí lưu thông qua các ống khí ở phổi diễn ra liên tục theo một chiều nhất định, kể cả lúc hít vào lẫn thở ra đảm bảo cho không có khí đọng trong phổi.
b. Trao đổi khí ở sâu bọ:
- Diễn ra trực tiếp giữa không khí với tế bào và mô nhờ hệ thống ống khí phân nhánh tới tận tế bào và thông với bên ngoài qua các lỗ thở.
- Trao đổi khí ngoài gặp ở động vật đa bào bậc cao: oxi đi từ môi trường ngoài vào đến cơ quan hô hấp, trao đổi khí ở tế bào là oxi vào trong nội bào để phân giải các chất hữu cơ lấy năng lượng.
II. SỰ VẬN CHUYỂN O2 VÀ CO2 TRONG CƠ THỂ:
- Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp nhờ máu và dịch mô.
- O2 kết hợp với hêmôglôbin hoặc hêmôxianin.
- CO2 vận chuyển chủ yếu dưới dạng NaHCO3 hoặc kết hợp với Hb hoặc hoà tan trong huyết tương.
- O2 và CO2 được trao đổi theo cơ chế khuyếch tán.
III. ĐIỀU HÒA TRAO ĐỔI KHÍ TRONG HÔ HẤP:
- Ở thú trung khu hô hấp nằm ở hành não và cầu não. Các trung khu này mẫn cảm với nồng độ H+ trong máu, khí nồng độ H+ trong máu tăng thì hô hấp tăng và ngược lại.
- Trong điều kiện bình thường hô hấp là phản xạ tự điều hòa, nếu muốn thở sâu hoặc nín thở thì có sự tham gia của vỏ não.
4. Củng cố: 	- Cho học sinh trả lời câu 1, 2, 3 /63
5. Dặn dò: 	- Học bài theo câu 1, 2, 3, 4/63 SGK + Soạn bài mới.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Câu 4 SGK, câu hỏi trắc nghiệm (có phiếu học tập kèm theo).
RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc
Bài giảng liên quan