Giáo án Sinh học 11 - Tiết 32 - Bài 29: Tập tính động vật

I. KHÁI NIỆM:

1. Hiện tượng:

a. Cuối xuân đầu hạ sau những trận mưa rào đầu mùa trên đồng ruộng tiếng ếch nhái vang vọng, tiếp sau đó ếch nhái ôm nhau từng cặp di chuyển về bờ nước tìm nơi sinh sản.

b. Thử theo dõi một chú cóc đang rình mồi (H.29.1 a, b, c)

c. Một đàn ngỗng mới nở.

2. Định nghĩa tập tính:

- Tập tính động vật là chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.

II. CÁC LOẠI TẬP TÍNH

1. Tập tính bẩm sinh:

Là những hoạt động cơ bản của cơ thể sinh ra đã có không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng được DT từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng do yếu tố di truyền quyết định.

2. Tập tính thứ sinh:

- Là tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc có sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài.

- Ở những nhóm động vật càng cao càng tiến hóa thì tập tính thứ sinh càng nhiều và càng dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh sống.

 

* Tập tính hỗn hợp gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh -loại tập tính này cũng khá phổ biến ở nhiều loài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 32 - Bài 29: Tập tính động vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 32: Bài 29: TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: - Nêu được một số tập tính của động vật thông qua các ví dụ tự chọn từ đó nêu lên định nghĩa nhắn gọn về tập tính động vật.
 	- Phân biệt các loại tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh.
- Phân tích được ý nghiã của các tập tính đối với đời sống của động vật.
Kỹ năng: 	- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm nhỏ.
- Rèn kỹ năng phân tích so sánh suy luận, quan sát hình vẽ, phim ảnh và kết luận.
Thái độ: 	Có ý thức vận dụng sự hiểu biết về tập tính thứ sinh và bẩm sinh trong chăn nuôi và trong luyện thú.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần II các loại tập tính.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK, SGV, H 30.1 đến 30.6 SGK, phiếu học tập, tập ảnh về tập tính của động vật.
Học sinh:	Học bài cũ, hoạt động nhóm, quan sát hình vẽ và lấy thêm ví dụ.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Thảo luận nhóm, phân tích hình, phim.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC: 
Câu 1: Gọi 1 h/s lên bảng thiết kế 1 thí nghiệm C/m tính chất dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều trong sợi trục.
Câu 2(sgk): Cho 6 h/s ngồi 2 bàn đầu làm bài. 
Câu 3(sgk): Gọi 1 h/s trả lời.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho HS quan sát H.29.1 đến 29.3 và đọc SGK về các hiện tượng của ĐV, từ đó thảo luận nhóm: 
- Mô tả những nét chính trong từng hiện tượng?
- Rút ra nhận xét chung về các hiện tượng nêu trên?
- Từ đó mỗi nhóm phát biểu tập tính động vật là gì?
- Kể các loại tập tính?
- Tập tính bẩm sinh là gì? Có những đặc điểm ntn?
- Cho VD khác về tập tính bẩm sinh?
- Nêu ý nghĩa của từng tập tính bẩm sinh?
- Tập tính thứ sinh là gì? Cho ví dụ?
- Nêu ý nghĩa của từng tập tính thứ sinh?
- Ở những nhóm động vật càng cao càng tiến hóa thì tập tính nào càng nhiều? 
- Trong 4 VD nêu ở mục I.1 đâu là thuộc tập tính bẩm sinh? Đâu là thuộc tập tính thứ sinh? Đâu là thuộc tập tính hỗn hợp? Nêu rõ lý do.
I. KHÁI NIỆM:
1. Hiện tượng:
a. Cuối xuân đầu hạ sau những trận mưa rào đầu mùa trên đồng ruộng tiếng ếch nhái vang vọng,  tiếp sau đó ếch nhái ôm nhau từng cặp di chuyển về bờ nước tìm nơi sinh sản.
b. Thử theo dõi một chú cóc đang rình mồi (H.29.1 a, b, c)
c. Một đàn ngỗng mới nở.
2. Định nghĩa tập tính:
- Tập tính động vật là chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
II. CÁC LOẠI TẬP TÍNH
1. Tập tính bẩm sinh:
Là những hoạt động cơ bản của cơ thể sinh ra đã có không cần qua học hỏi, rèn luyện, mang tính bản năng được DT từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng do yếu tố di truyền quyết định.
2. Tập tính thứ sinh:
- Là tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập hoặc có sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài.
- Ở những nhóm động vật càng cao càng tiến hóa thì tập tính thứ sinh càng nhiều và càng dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh sống. 
* Tập tính hỗn hợp gồm cả tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh -loại tập tính này cũng khá phổ biến ở nhiều loài.
Củng cố: Cho học sinh QS tập ảnh và chỉ ra được tập tính bẩm sinh, tập tính thứ sinh và tập tính hỗn hợp.
Dặn dò: Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3/101. Xembài mới
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Cho HS phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (có phiếu học tập kèm theo.
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 32.doc
Bài giảng liên quan