Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39 - Bài 36: Các chất điều hoà sự ra hoa ở thực vật bậc cao

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được sự ra hoa chịu sự chi phối của các chất điều hòa sinh trưởng, ngoại cảnh và di truyền.

- Nắm được khái niệm về hoocmôn ra hoa-florigen-với sự hiện diện của phitohoocmôn.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát phân tích sơ đồ, so sánh, suy luận.

3. Thái độ:

- Thấy rõ sự ra hoc phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng và bóng tối với sự có mặt của 1 loại sắc tố enzim là phitôcrôm.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần II hoocmôn ra hoa-florigen và III.3 phitôcrôm.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Tài liệu: SGK, SGV, sách tham khảo.

- ĐDDH: Hình 36 SGK phóng to.

2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài mới.

D. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Phân tích sơ đồ, so sánh, suy luận.

E. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

1. Ổn định:

2. KTBC: Câu 1, 2, 3, 4 trang 123 SGK

3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39 - Bài 36: Các chất điều hoà sự ra hoa ở thực vật bậc cao, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 39: Bài 36: 
CÁC CHẤT ĐIỀU HOÀ SỰ RA HOA Ở THỰC VẬT BẬC CAO
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Hiểu được sự ra hoa chịu sự chi phối của các chất điều hòa sinh trưởng, ngoại cảnh và di truyền.
- Nắm được khái niệm về hoocmôn ra hoa-florigen-với sự hiện diện của phitohoocmôn.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát phân tích sơ đồ, so sánh, suy luận.
Thái độ: 
- Thấy rõ sự ra hoc phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng và bóng tối với sự có mặt của 1 loại sắc tốâ enzim là phitôcrôm.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần II hoocmôn ra hoa-florigen và III.3 phitôcrôm.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- Tài liệu: SGK, SGV, sách tham khảo.
- ĐDDH: Hình 36 SGK phóng to.	
Học sinh:	- Học bài cũ, soạn bài mới.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Phân tích sơ đồ, so sánh, suy luận.
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
Ổn định:
KTBC: Câu 1, 2, 3, 4 trang 123 SGK
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV vấn đáp: 
- Vai trò chất điều hòa sinh trưởng đến sự ra hoa như thế nào?
- Gibêrelin nhiều sẽ làm cây ra nhiều hoa gì?
- Xitôkinin nhiều sẽ làm cây ra nhiều hoa gì?
- Nếu cân bằng hoocmôn thì tỉ lệ hoa đực và hoa cái như thế nào?
- Cây sẽ tạo nhiều hoa cái hoặc nhiều hoa đực trong điều kiện ngoại cảnh như thế nào?
- Tỉ lệ C/N cân đối sẽ giúp cây STPT như thế nào?
Cho h/s tham khảo SGK và trả lời câu hỏi :
- Bản chất florigen là gì?
- Florigen được sản sinh ra từ đâu? Có những tác động như thế nào?
G/v cho h/s tham khảo Sgk, từ đó khái niệm được quang chu kỳ? 
- Quang chu kỳ tác động đến những quá trình nào của cây?
Cho h/s quan sát hình 36 SGK, thảo luận nhóm và phân tích từ đó rút ra được khái niệm cây ngày ngắn, cây ngày dài, cây trung tính và cho VD về những loại cây ở nước ta về các dạng nói trên. 
- Vậy cây cà phê thuộc về cây ngày dài, cây ngày ngắn hay cây trung tính? Tại sao?
- Dựa vào quang chu kì trong trồng trọt cần phải có những biện pháp ntn để thu được năng suất cao?
GV cho HS tham khảo SGK đồng thời giải thích phitôcrôm là gì, tác dụng của phitôcrôm (và nhắc lại cho HS biết phitôcrôm đã được học ở bài vận động cảm ứng).
GV cho HS thảo luận nhóm từ đó:
- Nêu các ứng dụng trong điều khiển ra hoa?
- Tại địa phương mình, tỉnh mình các em đã được thấy qua thực tế, sách báo về sự ứng dụng của các hoocmôn này ntn trong trồng hoa, cây ăn quả?
I. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA:
1. Vai trò chất điều hòa sinh trưởng:
- Các hoocmôn ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa.
- Gibêrelin nhiều sẽ làm cây ra nhiều hoa đực hơn hoa cái- gọi là cây đực.
- Xitôkinin nhiều sẽ làm cây ra nhiều hoa cái hơn hoa đực-gọi là cây cái.
- Nếu cân bằng hoocmôn thì tỉ lệ hoa đực và hoa cái như nhau.
2. Vai trò ngoại cảnh:
- Ngày ngắn ánh sáng xanh nhiệt độ thấp hàm lượng CO2 cao độ ẩm cao nhiều nitơ cây sẽ tạo nhiều hoa cái.
- Ngày dài ánh sáng đỏ nhiệt độ cao hàm lượng CO2 thấp nhiều kali cây tạo nhiều hoa đực.
- Cây được cung cấp dinh dưỡng tốt, tỉ lệ C/N cân đối sẽ tạo cây khỏe thúc đẩy sự ra hoa. 
=> Tóm lại: Yếu tố môi trường à phitôhoocmôn à bộ máy di truyền (AND) à giới tính đực, cái.
II HOOCMÔN RA HOA-FLORIGEN:
1. Bản chất florigen:
- Là hoocmôn kích thích ra hoa.
- Là 1 hợp chất của gibêrelin và antezin.
2. Tác động của florigen:
- Florigen được tổng hợp ở lá tác dụng kích thích ra hoa của cây ngày dài, ngày ngắn và cây trung tính.
III. QUANG CHU KỲ:
1. Khái niệm:
- Quang chu kỳ là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối liên quan đến sinh trưởng và phát triển của cây.
- Quang chu kỳ tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.
2. Phân loại cây theo quang chu kỳ:
a. Cây trung tính:
- Ra hoa ở ngày dài và ngày ngắn.
b. Cây ngày ngắn: 
- Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
c. Cây ngày dài: 
- Hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ.
3. Phitôcrôm:
- Phitôcrôm là sắc tố enzim có ở chồi mầm và chóp của lá mầm, tồn tại ở 2 dạng: P660 (hấp thụ năng lượng ánh sáng có bước sóng 660 nm) và P730 chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
 P660 ==== P730 
- Phitôcrôm tác động đến sự ra hoa, nảy mầm, tổng hợp sắc tố, vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng, tổng hợp axit nuclêic, có đặc tính kích thích của auxin.
IV. ỨNG DỤNG:
- Dùng gibêrelin tạo điều kiện cho sự ra hoa.
- Dinh dưỡng hợp lí (tỉ lệ C/N) cây ra hoa dễ dàng.
- Dùng tia lazer chuyển P660 thành P730 làm tăng hiệu suất quang hợp
- Nhập nội, chuyển vùng cây trồng phải dựa vào nhu cầu ánh sáng của cây, có thể trồng cây trong điều kiện quang hợp nhân tạo.
Củng cố:	Cho học sinh nhắc lại phần tóm tắt trong khung.
Dặn dò: 	Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 127 SGK + Soạn bài mới trang 128
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Dựa vào điều kiện môi trường, chất điều hoà sinh trưởng người làm vườn cần phải làm như thế nào để cây trồng có được năng suất là cao nhất?
RÚT KINH NGHIỆM: Nên cho HS tìm hiểu trước về các loại hoa, cây ăn quả được phân loại theo quang chu kì và những ứng dụng của phitôcrôm (đặc biệt tại Đà Lạt).

File đính kèm:

  • doctiet 39.doc
Bài giảng liên quan