Giáo án Sinh học 12 - Bài 1 đến bài 22

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm gen và cấu trúc chung của gen

1. Yêu cầu học sinh đọc mục I kết hợp quan sát hình 1.1 SGK và cho biết: gen là gì? Gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực giống và khác nhau ở điểm nào?

2. Gọi 1- 2 học sinh bất kì trả lời và yêu cầu một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.

3. GV chỉnh sửa và kết luận để học sinh ghi bài.

Hoạt động 2: Giải thích về bằng chứng về mã bộ 3 và đặc điểm của mã di truyền.

1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II và hoàn thành những yêu cầu sau:

- Nêu khái niệm về mã di truyền.

- Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba.

- Nêu đặc điểm chung của mã di truyền

2. Với mỗi nội dung, gọi 1 học sinh bất kì trả lời, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, cuối cùng GV giải thích các đặc điểm chung của mã di truyền dựa vào bảng 1.1 và kết luận như SGV.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và mô tả lại quá trình nhân đôi ADN.

1. Giới thiệu đoạn phim về quá trình nhân đôi ADN.

2. Yêu cầu học sinh quan sát phim, hình 1.2 SGK kết hợp đọc SGK mục III để mô tả lại quá trình nhân đôi ADN.

3. Gọi một HS bất kì mô tả, sau đó gọi 1 vài học sinh khác nhận xét, bổ sung.

4. GV hoàn thiện, bổ sung và vấn đáp học sinh để làm rõ thêm về nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn và cơ chế nửa gián đoạn.

 

doc74 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Bài 1 đến bài 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
sau đó thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập sau trong thời gian 10 phút.
	1. Nêu nội dung, giải thích kết quả thí nghiệm theo Menđen và theo thuyết nhiễm sắc thể( cơ sở tế bào học) bằng cách điền nội dung vào bảng sau:
Nội dung quy luật và giải thích kết quả theo Menđen
Theo theo thuyết nhiễm sắc thể( cơ sở tế bào học)
2. Trình bày phương pháp kiểm tra giả thuyết của Menđen.
*********************************************************************
Lớp dạy:12A Tiết(Theo TKB):Ngày dạy:Sĩ số:..Vắng:..
Lớp dạy:12B Tiết(Theo TKB):Ngày dạy:Sĩ số:..Vắng:..
Bài 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I- Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Nêu được thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen.
	- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
	- Nêu nội dung của quy luật phân ly độc lập.
	- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
	- Biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai.
	- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều tính trạng.
	- Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới.
	- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Phát triển kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
	- Nhận thức được sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo đa dạng loài, có ý thức bảo vệ biến dị phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học.
II- chuẩn bị:
1. GV: 
 Phim( ảnh động) về lai hai tính và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
2. HS:
 Xem lại bài 4,5 SH 9.
III- TTBH:
1. Kiểm tra: GV có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới các kiến thức trọng tâm của bài trước để kiểm tra.
3. Bài mới:
Qua quá trình sinh sản đời con đã thừa hưởng nhiều đặc điểm giống với cha mẹ, tổ tiên, song bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều các đặc điểm sai khác với họ. Tại sao có hiện tượng đó?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: 1. Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK để tái hiện thí nghiệm Menđenvà hoàn thiện các yêu cầu sau trong thời gian 10 phút:
- Menđen đã tiến hành thí nghiệm lai hai tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào?
- Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm đó đã phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử?
- Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập.
2. Mỗi nội dung, yêu cầu 1 học sinh trình bày sau đó cho cả lớp cùng trao đổi, bổ sung-> GV chỉnh sửa để học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
1. Giới thiệu đoạn phim về lai hai tính trạng và cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
2. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II, kết hợp tái hiện kiến thức lớp 9 để trình bày tóm tắt cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hiện lệnh của phần III SGK và nêu ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen.
1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục III và hoàn thành những yêu cầu sau trong thời gian 5 phút:
- Thực hiện lệnh mục III SGK - Trình bày ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của các quy luật Menđen
2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài
HS đọc SGK để tái hiện lại thí nghiệm Menđen 
- Tóm tắt thí nghiệm của Menđen.
- Phân tích tỉ lệ phân li của từng tính trạng riêng rẽ đều 3 :1. xác suất mỗi kiểu hình F2 bằng tích các tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành chúng I các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li hoàn toàn độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Trình bày các nội dung đã chuẩn bị, nhận xét bổ sung, ghi bài.
HS giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
- Theo dõi GV giới thiệu
- Quan sát đoạn phim kết hợp đọc SGK và trình bày cơ sở tế bào học.
HS thực hiện lệnh lệnh của phần III SGK và nêu ý nghĩa của các quy luật di truyền của Menđen
- Đọc SGK
- Thực hiện lệnh mục III SGK
- ý nghĩa thực tiễn: Dự đoán trước được kết quả phân li ở đời sau
- ý nghĩa lý luận: Giải thích được tính đa dạng của sinh giới(xuất hiện biến dị tổ hợp" con cháu có những sai khác với bố mẹ, tổ tiên).
- Trả lời từng nội dung tương ứng và nhận xét.
- Ghi bài
I/ Thí nghiệm lai hai tính trạng.
Pt/c VT x XN
F1: 100% VT
F1x F1
F2: 9VT:3VN:3XT:1XN
Phân tích kết quả TN:
V: X = 3: 1
T : N = 3:1
=> mỗi tính trạng di truyền độc lập.
3. Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
II/ Cơ sở tế bào học.
Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
III/ ý nghiã của các quy luật Menđen.
- Khi biết một tính trạng nào đó di truyền theo quy luật Menđen, ta có thể tiên đoán trước được kết quả lai.
- Giải thích được nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp.
3. Củng cố:
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau:
1. Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là
“Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.”
“Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử ”.
“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”.
“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”.
2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân độc lập là
A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
do sự di truyền cùng nhau của cặp alen trên một nhiễm sắc thể. 
3. Điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
P phải thuần chủng.
mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
trội lặn hoàn toàn.
mỗi gen quy định một tính trạng tương ứng.
*4. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AaBb x Aabb.	B. AaBB x aaBb.
C. Aabb x AaBB.	D. AaBb x AaBb.
Đáp án 1B 2A 3B 4D.
4. HDVN:
	1. Hoàn thành lệnh thuộc phần II
2. Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
*********************************************************************
Lớp dạy:12A Tiết(Theo TKB):Ngày dạy:Sĩ số:..Vắng:..
Lớp dạy:12B Tiết(Theo TKB):Ngày dạy:Sĩ số:..Vắng:..
Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I- Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải
	- Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong các phép lai hai tính trạng.
	- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu vai trò của gen cộng gộp trong việc qui định tính trạng số lượng.
- Giải thích được một gen có thể qui định nhiều tính trạng khác nhau, thông qua ví dụ cụ thể về gen qui định hồng cầu hình liềm ở người. 
- Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối ( tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.
2. Kỹ năng & thái độ:
	- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Phát triển được kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
II- chuẩn bị:
1. GV: 
	Hình 10.1, 10.2 SGK.
2. HS:
III- TTBH:
2. Kiểm tra: GV có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới các kiến thức trọng tâm của bài trước để kiểm tra.
3. Bài mới:
Trong thí nghiệm của Menđen khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 tính trạng tương phản, F1 dị hợp tử 2 cặp gen thu được đời lai gồm 16 tổ hợp. Trong trường hợp khác khi lai bố mẹ thuộc 2 dòng thuần chủng chỉ với một tính trạng, nhưng đời F2 cũng thu được 16 tổ hợp. Tại sao có hiện tượng này ?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm tương tác gen, sự tương tác bổ sung
 Yêu cầu học sinh đọc SGK mục I-1 và thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu khái niệm tương tác gen. 
- Hãy cho biết sự giống và khác giữa thí nghiệm lai trong tương tác bổ sung so với thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen
- Từ tỉ lệ kiểu hình ở F2 cho phép ta kết luận được gì về KG của F1? 
- Tóm tắt TN và viết SĐL từ P đến F2.
3. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất của kiểu tương tác cộng gộp
1. Yêu cầu học sinh đọc mục I-2 và quan sát hình 10.1 SGK hoàn thành những nội dung sau:
- Thế nào là tương tác cộng gộp?
- Nêu ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối qua đó có nhận xét gì về mối tương quan giữa số lượng gen cùng loại(trội hoặc lặn) trong một kiểu gen với sự biểu hiện tính trạng. 
- Những loại tính trạng nào chịu sự chi phối của kiểu tương tác này ?
- Trong phép lai 2 tính trạng kết luận chắc chắn có sự tương tác gen căn cứ vào kiểu hình ở đời lai nào ? 
2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiên thức để học sinh ghi bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác động đa hiệu của gen
1. Yêu cầu học sinh đọc mục II và quan sát hình 10.2 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Trình bày khái niệm gen đa hiệu?
- Những biểu hiện nào cho thấy gen đột biến HbS là gen đa hiệu?
- Khi một gen đa hiệu bị đột biến dẫn đến hậu quả gì?
2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài.
4. Tuỳ đối tượng học sinh GV có thể giới thiệu qua một số các dạng tương tác khác(át chế)
HS tìm hiểu khái niệm tương tác gen, sự tương tác bổ sung 
- Đọc mục I-1. SGK
- Phát biểu khái niệm tương tác gen.
- Giống: Pt/c; F1 đồng tính; F2 xuất hiện 16 tổ hợp.
- Khác: P giống nhau; F1 khác P; tỉ lệ KH F2 
≠ 9:3:3:1.
- Vì F2 cho 16 tổ hợp=>F1 dị hợp về 2 cặp gen. 
- Viết SĐL như SGK
- Trình bày từng nội dung trên
- Nhận xét
- Ghi bài
Học sinh tìm hiểu bản chất của kiểu tương tác cộng gộp
- Đọc SGK mục I-2 và quan sát hình 10.1 giả quyết các yêu cầu GV đề ra
- Mỗi gen cùng loại góp phần như nhau vào sự hình thành tính trạng.
- Tính trạng số lượng.
- Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở đời F2.
- Trình bày từng nội dung trên
- Nhận xét
- Ghi bài
HS tìm hiểu tác động đa hiệu của gen
- Tác động của một gen lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng
- Sự xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể
- Biến đổi hàng loạt tính trạng do gen chi phối.
- Một vài học sinh trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Ghi bài
I/ Tương tác gen.
 Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành tính trạng 
1. Tương tác bổ sung:
- TN:
Pt/c Trắng x Trắng
F1 100% đỏ
F1 x F1
F2 9 đỏ: 7 trắng
- Giải thích:
F2 có 16 tổ hợp gen => F1 cho 4 loại giao tử => F1 dị hợp tử về 2 cặp gen=> màu hoa do 2 cặp gen chi phối.
- SĐL: SGK
2. Tương tác cộng gộp:
- Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó mỗi gen cùng loại góp phần như nhau vào sự hình thành tính trạng.
- Những tính trạng do nhiều gen cùng qui định theo kiểu tương tác cộng gộp gọi là tính trạng số lượng.
II/ Tác động đa hiệu của gen. 
SGK
3. Củng cố:
1. Cho 2 ví dụ thuộc tương tác giữa các gen không alen, tác động đa hiệu của gen( ngoài ví dụ SGK).
2. Chọn phương án trả lới đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau:
2.1 Trường hợp các gen không alen(không tương ứng)khi cùng hiện diện trong một kiểu gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác
bổ sung.	B. át chế.	C. cộng gộp.	D. đồng trội.
2.2 Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác
bổ sung.	B. át chế.	C. cộng gộp.	D. đồng trội.
2.3 Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật 
A. tương tác át chế.	
B. tương tác bổ trợ.
C. tương tác cộng gộp.	
D. phân ly.
*2.4 Khi phép lai phân tích về một cặp tính trạng kết quả thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình là 1:1:1:1 chứng tỏ tính trạng đó chịu sự chi phối của quy luật di truyền
phân ly.	B. tương tác át chế.
C. tương tác cộng gộp.	D. tương tác bổ trợ.
2.5 Gen đa hiệu là hiện tượng
nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng.
nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng.
2.6 Sự tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng đã 
làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ.
làm cho tính trạng đã có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời lai.
tạo nhiều biến dị tổ hợp.
tạo dãy biến dị tương quan.
Đáp án 1A 2C 3B 4D 5B 6D
4. HDVN:
	1. Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
	2. Phân biệt tương tác gen với quy luật phân li độc lập của Menđen.
********************************************************************
Lớp dạy:12A Tiết(Theo TKB):Ngày dạy:Sĩ số:..Vắng:..
Lớp dạy:12B Tiết(Theo TKB):Ngày dạy:Sĩ số:..Vắng:..
Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I- Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.
- Nêu được thí nghiệm của Mocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen, tần số hoán vị gen.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Kỹ năng & thái độ:
	- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển được kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm. 
- Nhận thức được liên kết gen duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng sinh thái. Hoán vị gen tăng nguồn biến dị tổ hợp, tạo độ đa dạng về loài.
II- chuẩn bị:
1. GV: 
	- Hình 11 SGK, đoạn phim cơ sở tế bào học của hoán vị gen
	- Phiếu học tập
	- Máy chiếu, máy vi tính
2. HS:
	- Bản trong/ giấy rôki/ bảng phụ, bút phớt.
	- Xem lại bài 13 SH 9
III- TTBH:
1. Kiểm tra: GV có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm liên quan tới các kiến thức trọng tâm của bài trước để kiểm tra.
2. Bài mới:
Trong thí nghiệm của Menđen khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 tính trạng tương phản, F1 dị hợp tử 2 cặp gen thu được đời lai gồm 16 tổ hợp với tỉ lệ phân tính kiểu hình 9 :3 :3 :1. Nhưng trong thí nghiệm của Moocgan lại không xuất hiện tỉ lệ kiểu hình như vậy. Điều gì đã xảy ra trong những trường hợp này ? 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chỉ ra được một số đặc điểm chung của liên kết gen hoàn toàn
1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục I cho biết:
- Cũng là phép lai phân tích hai tính trạng nhưng tỉ lệ phân tính đời lai không giống kết quả của phép lai phân tích theo Menđen. Từ những sai khác đó rút ra kết luận gì?
2. Với mỗi yêu cầu đã đặt ra, gọi 1 vài học sinh bất kì trả lời, yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét. 3. Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiện tượng hoán vị gen và ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen.
1. Phát phiếu học tập theo nhóm bàn.
2. Giới thiệu đoạn phim về hoán vị gen.
3. Yêu cầu học sinh quan sát phim kết hợp độc lập đọc SGK mục II, III và thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập trong thời gian 15 phút.
3. Thu phiếu trả lời của 1 nhóm bất kì treo/chiếu lên bảng để cả lớp cùng quan sát. Đồng thời yêu cầu các nhóm còn lại trao đổi kết quả để kiểm tra chéo cho nhau.
4. Gọi một số học sinh bất kì( thuộc nhóm khác) nhận xét đánh giá kết quả, bổ sung từng phần trong phiếu được treo trên bảng. 
5. Nhận xét đánh giá hoạt động và của từng nhóm và bổ sung, hoàn thiện những nội dung học sinh làm chưa đúng (cung cấp đáp án hoặc sửa trực tiếp trên tờ kết quả của 1 nhóm đã được treo lên cho cả lớp thảo luận) và hướng dẫn học sinh thiết lập công thức tính tần số HVG.
HS chỉ ra được một số đặc điểm chung của liên kết gen hoàn toàn.
- Các cặp gen quy định các cặp tính trạng tương ứng không thể nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau
=> nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng và di truyền cùng nhau.
- Trả lời các câu hỏi và nhận xét, bổ sung phần trình bày của bạn
- Ghi bài
HS tìm hiểu hiện tượng hoán vị gen và ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen.
- Nhận phiếu học tập.
- Theo dõi GV giới thiệu.
- Quan sát phim kết hợp đọc SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập
- Trao đổi phiếu kết quả cho nhóm bạn. Quan sát kết quả trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung những nội dung chưa hoàn chỉnh của phiếu trên bảng.
- Ghi bài theo nội dung đã chỉnh sửa ở phiếu học tập.
I/ Liên kết gen.
- Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
II/ Hoán vị gen.
III/ ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
(2 nội dung này ghi như nội dung phiếu học tập).
3. Củng cố:
Chọn phương án trả lới đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau:
1. Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là
các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
2. Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết?
Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.
Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.
*3. Bằng chứng của sự liên kết gen là
hai gen cùng tồn tại trong một giao tử.
một gen đã cho liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.
các gen không phân ly trong giảm phân.
một gen ảnh hưởng đến 2 tính trạng.
4. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số
tính trạng của loài.
nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của loài.
giao tử của loài.
5. Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết gen không hoàn toàn?
Các gen quy định các tính trạng nằm trên 1 nhiễm sắc thể.
Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.
Luôn duy trì các nhóm gen liên kết quý.
6. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự
trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
trao đổi chéo giữa 2 crômatit “ không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I giảm phân.
tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân.
tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
*7. Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì
các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.
chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.
*8. Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen ?
A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể có kiểu gen dị hợp tử.
Có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.
Tuỳ loài sinh vật, tuỳ giới tính.
Tuỳ khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.
*9. Điều không đúng khi nhận biết về hoán vị gen là căn cứ vào
A. kết 

File đính kèm:

  • docSinh hoc 12 CB (Moi) 3 Cot - Chuan.doc
Bài giảng liên quan