Giáo án Sinh học 6 - Tiết 15 - Bài 14: Thân dài ra do đâu?

 1.Khởi động:

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ về cấu tạo thân

- Thời gian: (2-3)

- Đồ dùng dạy-học: ko

- Cách tiến hành:

Kiểm tra bài cũ:

 ? Thân cây gồm những bộ phận nào.

 ? Nêu các loại thân thường gặp.

 *Đặt vấn đề:

 GV nói: Các loại thực vật trong tự nhiên luôn sinh trưởng và phát triển. Vậy thân dài ra do bộ phận nào? Để biết được hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học này.

 

doc2 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 6 - Tiết 15 - Bài 14: Thân dài ra do đâu?, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 15.Bài 14: thân dài ra do đâu?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần biết thân dài ra do phần ngọn.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
- HS biết vận dụng cơ sở khoa học vào bấm ngọn, tỉa cành và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
3.Thái độ: HS tích cực hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh hình 14.1 SGK
 HS: Chuẩn bị thí nghiệm, tìm hiểu trước bài
III Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, thí nghiện nghiên cứu, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức dạy học:
 1.Khởi động:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ về cấu tạo thân
- Thời gian: (2-3)’
- Đồ dùng dạy-học: ko
- Cách tiến hành:
Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thân cây gồm những bộ phận nào.
 ? Nêu các loại thân thường gặp.
 *Đặt vấn đề:
 GV nói: Các loại thực vật trong tự nhiên luôn sinh trưởng và phát triển. Vậy thân dài ra do bộ phận nào? Để biết được hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học này.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự dài ra của thân
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ về cấu tạo thân
- Thời gian: 15’
- Đồ dùng dạy-học: Tranh hình 14.1 SGK, thí nghiệm của HS.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm trình bày và báo cáo kết quả thí nghiệm đẫ chuẩn bị (theo mẫu ở phần trước)
- Đại diện nhóm lên bảng điền kết quả vào bảng, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- Các nhóm tìm hiểu thông tin, thí nghiệm, thảo luận theo nhóm theo câu hỏi phần lệnh mục 1 SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
1, Sự dài ra của thân.
a, Thí nghiệm:
* Cách tiến hành: SGK
* Kết quả:
Nhóm cây
Chiều cao (cm)
N.1
N.2
N.3
Ngắt ngọn
5
6
5
Không ngắt
8
9
7
b, Kết luận:
- Thân cây dài ra do sự phân chia TB ở mô phân sinh ngọn.
- Các loại thân khác nhau sự dài ra khác nhau.
VD: + Cây thân cỏ, leo thân dài ra nhanh.
 + Cây thân gỗ thân dài ra chậm.	
3. Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế.
- Mục tiêu: HS biết vận dụng cơ sở khoa học vào bấm ngọn, tỉa cành và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Thời gian: 10’
- Đồ dùng dạy-học: ko
- Cách tiến hành:
- Dựa vào hiểu biết của mình, kiến thức đẫ học, các nhóm thảo luận giải thích 2 cách làm của người dân sau mục 2 SGK.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét và hỏi:
? Hãy giải thích vì sao người ta thường bấm ngọn,tỉa cành.
? Bấm ngọn, tỉa cành đối với những loại cây nào? Vì sao.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
2, Giải thích những hiện tượng thực tế.
- Để tăng năng suất cây trồng tuỳ loại cây mà người ta bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
- VD: + Bấm ngọn: Cây đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa.
 + Tỉa cành: Cây lấy gỗ, cây lấy sợi,
V.Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà
1.Tổng kết : GV yêu cầu học sinhlàm BT trắc nghiệm
Câu1: Thân dài ra do:
	a, Sự lớn lên và phân chia TB.
	b, Mô phân sinh ngon
	c, Sự phân chia TB mô phân sinh ngọn
	d, Cả a và b
Câu 2: Vì sao khi trồng cây đậu, bông, cà phê.trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường bấm ngọn, kết hợp với tỉa cành:
	a, Khi bấm ngọn cây không cao lên
	b, Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa phát triển
	c, Làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành còn lại phát triển
	d, Cả a,b và c
2.Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi và làm bài tập sau bài
- Đọc mục em có biết. Nghiên cứu trước bài mới.

File đính kèm:

  • docsinh6-tiet15.doc
Bài giảng liên quan