Giáo án Sinh học 6 - Tiết 19 - Bài 18: Biến dạng của thân

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ về vận chuyển các chất trong thân. Gây hứng thú cho HS.

- Thời gian: 3

- Đồ dùng dạy-học: ko

- Cách tiến hành: GV hỏi:

? Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vật chuyễn nước và muối khoáng.

 * Đặt vấn đề:

 Ngoài thân đứng, thân leo, thân bò, thực vận còn có thân biến dạng. Vậy thân biến dạng là thân như thế nào? Có chức năng gì ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 6 - Tiết 19 - Bài 18: Biến dạng của thân, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn:
ngày giảng:
 Tiết 19.Bài 18: biến dạng của thân
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng một số loại thân biến dạng
2. Kĩ năng: 
- HS có kỉ năng quan sát,nhận biết, phân tích, so sánh, tổng hợp.Hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- HS tích cực hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV: - Tranh hình 18.1-2 SGK
 - Mẫu vật một số loại thân biến dạng
 HS: - Chuẩn bị mẫu vật như SGK
 - Xem trước bài mới
III. Phương pháp:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức dạy học :
1.Khởi động: 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ về vận chuyển các chất trong thân. Gây hứng thú cho HS.
- Thời gian: 3’
- Đồ dùng dạy-học: ko
- Cách tiến hành: GV hỏi:
? Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vật chuyễn nước và muối khoáng.
 * Đặt vấn đề:
 Ngoài thân đứng, thân leo, thân bò, thực vận còn có thân biến dạng. Vậy thân biến dạng là thân như thế nào? Có chức năng gì ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
2. Hoạt động 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
- Mục tiêu: HS nhận biết được một số loại thân biến dạng
- Thời gian: 17’
- Đồ dùng dạy-học: :
+Tranh hình 18.1-2 SGK
+ Mẫu vật một số loại thân biến dạng
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu các nhóm để vật mẫu lên bàn, nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Yêu cầu các nhóm quan sát vật mẫu, hình 18.1, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục a SGK.
? Củ dong ta, củ su hào, củ khoai tây có đặc điểm gì giống và khác nhau.
? Câu hỏi phần lệnh.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát cây xương rồng, tìm hiểu thông tin SGK, cho biết:
? Thân xương rồng thuộc loại thân gì.
? Câu hỏi phần lệnh SGK.
- HS trả lời, bổ sung, gv chốt lại
1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
a. Quan sát các loại củ: 
 Dong ta, su hào, gừng và khoai tây.
* Giống nhau:
- Có chồi ngọn, chồi nách " là thân
- Phình to, chứa chất dự trữ
* Khác nhau:
- Dong ta, gừng có hình dạng giống rễ, vị trí nằm dưới mặt đất " thân rễ
- Củ su hào: hình dạng to tròn, nằm trên mặt đất " thân củ.
- Khoai tây: to tròn, nằm trên mặt đất " thân củ 
b. Quan sát cây xương rồng ba cạnh.
Cây xương rồng sống nơi khô hạn, thân mọng nước để dự trữ nước
2. Hoạt động 1: Đặc điểm và chức năng của một số thân biến dạng.
- Mục tiêu: HS biết được đặcđiểm và chức năng của một số loại thân biến dang.
- Thời gian: 16’
- Đồ dùng dạy-học: bảng phụ
- Cách tiến hành:
GV yêu cầu các nhóm dựa vào phần một để hoàn thiện lệnh mục 2SGK
Đại diện các nhóm lên bảng điền vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung.
- GV treo bảng kiến thức chuẩn cho HS đối chiếu với kết quả của mình
2. Đặc điểm và chức năng của một số thân biến dạng.
V.Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà
1.Tổng kết : GV yêu cầu học sinh làm BT trắc nghiệm :
 Hãy chọn câu tả lời đúng trong các câu sau.
 1, Trong những nhóm cây sau, nhóm nào gồm toàn cây thân rễ ?
	a, Cây dong riềng, cây su hào, cây chuối
	b, Cây nghệ, cây gừng, cây cỏ tranh
	c, Cây khoai tây, cây khoai lang, cây hành
	d, Cây cảicủ, cây dong ta, cây cà rốt
 2, Trong những cây sau, nhóm nào gồm toàn cây có thân mọng nước?
	a, Cây xương rông, cây cành giao, cây thuốc bổng
	b, Cây sống đời, cây húng chanh, cây táo
	c, Cây su hào, cây cải, cây ớt.
	d, Cây rau muống, cây hoa hồng, cây hoa cúc.
2.Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi 
- Đọc mục em có biết. Nghiên cứu trước bài mới: chuẩn bị một số loại lá như SGK
bảng phụ
TT
Tên vật mẫu
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng
Thân biến dạng
1
Su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân củ
2
Khoai tây
Thân củ dưới mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân củ
3
Củ gừng
Thân rễ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân rễ
4
Dong ta
Thân rễ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân rễ
5
Xương rồng
Thân mọng nước mọc trên mặt đất
Dự trữ nước và quang hợp
Thân mọng nước

File đính kèm:

  • docsinh6-tiet18.doc
Bài giảng liên quan