Giáo án Sinh học 6 - Tiết 24 - Bài 21: Quang hợp

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ về cấu tạo trong của phiến lá. Gây hứng thú cho HS.

- Thời gian: 5

- Đồ dùng dạy-học: ko

- Cách tiến hành:

GV hỏi: Nêu đặc điểm của biẻu bì và thịt lá, chức năng của nó?

* Đặt vấn đề:

 Như ta đã biết khác với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để nuôi sống mình là nhờ lục lạp. Vậy cây xanh chế tạo chất hữu cơ như thế nào ? Nhờ vào đâu ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 6 - Tiết 24 - Bài 21: Quang hợp, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 24.Bài 21: quang hợp
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - HS hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận, khi có ánh sáng lá có thể chế tạo tinh bột và nhả khí oxi.
- HS vận dụng kiến thức đã học và kỉ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột, nêu được khái niệm quang hợp.
 2. Kĩ năng:
- HS thao tác làm thí nghiệm, hoạt động nhóm.
- HS giải thích được một vài hiện tượng thực tế diễn ra hằng ngày.
3. Thái độ: HS tích cựchoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Dụng cụ để làm thí nghiệm, tranh hình 21.1-2 SGK
 HS: Tìm hiểu trước bài, làm thí nghiệm trước ở nhà mang theo.
III. Phương pháp:
	Thí nghiệm nghiên cứu, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức dạy học:
1.Khởi động: 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ về cấu tạo trong của phiến lá. Gây hứng thú cho HS.
- Thời gian: 5’
- Đồ dùng dạy-học: ko
- Cách tiến hành:
GV hỏi: Nêu đặc điểm của biẻu bì và thịt lá, chức năng của nó?
* Đặt vấn đề:
 Như ta đã biết khác với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để nuôi sống mình là nhờ lục lạp. Vậy cây xanh chế tạo chất hữu cơ như thế nào ? Nhờ vào đâu ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
2. Hoạt động1: Xác định chất mà cây chế tạo được khi có ánh sáng
- Mục tiêu: HS biết cấu tạo và chức năng của lớp biểu bì. 
- Thời gian: 12’
- Đồ dùng dạy-học: Tranh hình 21.1
- Cách tiến hành:
Hoạt đông của GV và HS
Nội dung
- GV yêu càu HS tìm hiểu nội dung thông tin và quan sát hình 21.1 SGK.
- GV tiến hành làm thí nghiệm cho HS quan sát, đồng thời đói chiếu với hình 21.1 cho biết:
? Thí nghiệm mang lại kết quả như thế nào.
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi lệnh mục 1 SGK.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
1, Xác định chất mà cây chế tạo được khi có ánh sáng
a, Thí nghiệm:
* Cách tiến hành: SGK
* Kết quả:
- Phần lá bị bịt kín có màu nâu.
- Phần lá không bị bịt kín có màu xanh tím.
b, Kết luận:
Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
3. Hoạt động2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột
- Mục tiêu: HS biết trong quá trình chế tạo tinh bột lá cây nhả ra khí oxi 
- Thời gian: 12’
- Đồ dùng dạy-học: Tranh hình 21.2
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS phân tích thí nghiệm, mỗi HS tự tìm hiểu thí nghiệm, bằng cách tìm hiểu thông tin và quan sát hình 21.2 SGK.
- GV tiến hành làm thí nghiệm cho HS quan sát, theo dõi cho biết:
 ? Thí nghiệm thu được kết quả như thế nào.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh mục 2 SGK.
- Đại diện nhóm trả lời. Bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
2, Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.
a, Thí nghiệm:
* Cách tiến hành: SGK
* Kết quả:
- Cốc A không có hiện tượng 
- Cốc B có bọt khí sủi lên, nước trong ống nghiệm hạ xuống.
b, Kết luận:
Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá cây nhã khí oxi ra môi trường ngoài.
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu cây cần những gì để chế tạo tinh bột
- Mục tiêu: HS biết trong quá trình chế tạo tinh bột lá cây cần khí cacbonic
- Thời gian: 7’
- Đồ dùng dạy-học: Tranh hình 21.4, 21.5
- Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK 
- GV trình bày thí nghiệm, HS theo dõi, đồng thời quan sát hình 21.4-5 SGK cho biết:
? Thí nghiệm có kế quả như thế nào ?
- Dựa vào thí nghiệm và kết quả thí nghiệm HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi lệnh mục 1 SGK.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
3. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột.
a, Thí nghiệm:
* Cách tiến hành: SGK
* Kết quả:
- Lá cây trong chuông A có màu vàng
- Lá cây trong chuông B có màu xanh
b, Kết luận:
 Không có khí cacbonic lá không chế tạo được tinh bột.
5. Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm về quang hợp
- Mục tiêu: HS phát biểu được khái niệm quang hợp
- Thời gian: 7’
- Đồ dùng dạy-học: Tranh hình 21.4, 21.5
- Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, sơ đoò quang hợp, ddồng thời vận dụng kiến thức đã học cho biết:
? Để chế tạo được tinh bột lá cây cần sử dụng những chất nào.
? Quang hợp là gì.
? Sơ đồ quang hợp.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
2, Khái niệm về quang hợp.
* Quang hợp là quá trinh lá cây nhờ có diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chết tạo tinh bột và nhã khí oxi.
* Tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.
 AS
DL
*Sơ đồ quang hợp:
Nước + CO2 Tinh bột + O2
IV. Tổng kết và hướngdẫn về nhà:
1. Tổng kết: GV yêu cầu HS làm BT:
 Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau ?
 1, Vì sao người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh ?
	a, Cây rong quang hợp tạo tinh bột và nhã khí oxi.
	b, Góp phần cung cấp oxi cho quá trình hô hấp của cá.
	c, Làm đẹp thêm cho bể cá
	d, Cả a và b
 2, Cây cần những thành phần nào để chế toạ tinh bột ?
	a, Nước, chất diệp lục
	b, Khí cacbonic, Năng lượng ánh sáng mặt trời
	c, Cả a và b
2. Hướng dẫn về nhà:
	Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem trước bài mới.

File đính kèm:

  • docsinh6-tiet23.doc