Giáo án Sinh học 6 - Tiết 36: Thụ phấn

Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

a. Hoa tự thụ phấn:

- Cá nhân HS đọc thông tin và quan sát mẫu vật sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét và bổ sung.

* Kết luận:

- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó

- Đặ điểm của hoa tự thụ phấn là:

+ Hoa lưỡng tính.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 6 - Tiết 36: Thụ phấn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KỲ I
.
Ngày soạn: 13/12/2009	
Ngày giảng: 15/12/2009
Tiết 36: THỤ PHẤN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Phân biệt được hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Kể được những đặc điểm chính thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của một số hoa.
2. Kĩ năng: 
- HS có kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện kiến thức.
- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng.
3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ các loài động vật bởi vì chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài hoa, duy trì nòi giống của các loài thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học.
 II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên:
+ Tranh vẽ phóng to H30.1 và H30.2 theo SGK hoặc mô hình cấu tạo hoa.
+ Các mẫu vật: hoa bí đỏ, hoa bưởi
2. Học sinh:
- Mỗi nhóm sưu tầm một loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có ở địa phương.
- Đọc trước bài 28.
III. Phương pháp: Vấn đáp - gợi mở.Tìm tòi.
VI. Tổ chức dạy - học:
*.Khëi ®éng:
- Môc tiªu: Củng cố kiến thức cũ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. G©y høng thó cho HS. 
- Thêi gian: 5’
- §DDH: ko
- TiÕn hµnh:
Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS.
 + Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính?
Vào bài: Để cây có thể tạo quả thì cần phải qua giai đoạn thụ phấn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng thụ phấn.
- Môc tiªu: Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Thêi gian: 5’
- §DDH: ko
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giảng: Sự thụ phấn là sự bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc gữa hạt phấn( là bộ bộ phận sinh sản đực) và đầu nhuỵ( thuộc bộ phận chứa tế bào sinh dục cái) thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
+ Vậy thụ phấn là gì?
1.Khái niệm:
- HS ghi nhận.
* Kết luận: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Môc tiªu: Phân biệt được hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
- Thêi gian: 15’
- §DDH:
 + Tranh vẽ phóng to H30.1 và H30.2 theo SGK hoặc mô hình cấu tạo hoa.
+ Các mẫu vật: hoa bí đỏ, hoa bưởi
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát H30.1 hoặc hoa thật
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
+ Thế nào là hoa tự thụ phấn?
+ Hãy cho biết đặc điểm nào ghi trong ngoặc là hoa tự thụ phấn?
(+) Loại hoa (đơn tính, lưỡng tính)
(+) Thời gian chín của nhị so với nhuỵ (đồng thời, trước, sau)
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát tranh vẽ về sự giao phấn ở hoa ngô.H30.2 SGK99
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
+ Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
+ Hiện tượng giao phấn của hoa được thự hiện nhờ những yếu tố nào?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
2. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
a. Hoa tự thụ phấn:
- Cá nhân HS đọc thông tin và quan sát mẫu vật sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* Kết luận: 
- Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó
- Đặ điểm của hoa tự thụ phấn là:
+ Hoa lưỡng tính.
+ Nhị và nhuỵ chín đồng thời.
b. Hoa giao phấn:
- HS đọc thông tin SGK và quan sát tranh vẽ về sự giao phấn ở hoa ngô.H30.2 SGK99
- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
* Kết luận:
- Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác.
- Những yếu tố chính giúp hoa giao phấn: sâu bọ, gió, nước và người.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ..
- Môc tiªu: Kể được những đặc điểm chính thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của một số hoa.
- Thêi gian: 17’
- §DDH: 
+ Tranh vẽ phóng to H30.1 và H30.2 theo SGK hoặc mô hình cấu tạo hoa.
+ Các mẫu vật: hoa bí đỏ, hoa bưởi
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
- GV yêu cầu HS quan sát H30.2 hoặc hoa thật các em đã mang tới.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
+ Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
+ Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
+ Nhị của hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác?
+ Nhuỵ hoa có đặc điểm gì khiến sâu bọ khi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhuỵ?
+ Hãy tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Cá nhân HS quan sát mẫu vật và H30.2 sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Hoa thường có màu sắc sặc, có hương thơm, có mật ngọt.
+ Cánh hoa dính lại tạo thành ống tràng hẹp nên sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa
+ đầu chỉ nhị có các bao phấn nên khi phấn chín dễ tung hạt phấn khi có tác động của sâu bọ và hạt phấn( to và có gai) sẽ dính lên người sâu bọ. Khi sâu bọ đến hoa khác sẽ vô tình thụ phấn cho hoa đó=>Hoa được thụ phấn
+ Nhuỵ hoa ngắn, có chất dính ở đầu của nhuỵ có tác dụng bắt dự hạt phấn.
* Kết luận: Những hoa nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm mật ngọt, hạt pơhấn to và có gai, đầu nhuỵ có chất dính.
V. Tæng kÕt vµ h­íng dÉn vÒ nhµ:
1. Tæng kÕt : 
? Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có những đặc điểm gì thu hút sâu bọ?
2. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài “ Thụ phấn” tiếp theo ở nhà.

File đính kèm:

  • doct36dangsua.doc