Giáo án Sinh học 6 - Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt

1.Giáo viên:

+ Tranh câm phóng to H33.1 và 33.2 theo SGK

+ Một số hạt đậu đen và hạt ngô đã nảy mầm

+ Bảng phụ SGK108

2. Học sinh:

- Đọc trước bài 33.

- Mỗi nhóm HS chuẩn bị:

+ Một số hạt đậu đen và hạt ngô đã nảy mầm

+ Một số loại hạt: hật cam, hạt bưởi, lạc

- Mỗi HS kẻ sẵn vào vở bài tập bảng SGK108

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 6 - Tiết 40: Hạt và các bộ phận của hạt, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 09/01/2010
Ngày giảng: 11/01/2010
Tiết 40: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được những bộ phận của hạt: Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Phôi có 1 lá mầm (ở cây 1 lá mầm) hay 2 lá mầm (ở cây 2 lá mầm)
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện kiến thức.
3. Giáo dục: Vận dụng kiến thức để biết cách chọn, bảo quản hạt giống.
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên:
+ Tranh câm phóng to H33.1 và 33.2 theo SGK 
+ Một số hạt đậu đen và hạt ngô đã nảy mầm
+ Bảng phụ SGK108
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 33.
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị: 
+ Một số hạt đậu đen và hạt ngô đã nảy mầm
+ Một số loại hạt: hật cam, hạt bưởi, lạc
- Mỗi HS kẻ sẵn vào vở bài tập bảng SGK108
Câu hỏi
Trả lời
Hạt đỗ đen
Hạt ngô
Hạt gồm những bộ phận nào?
Bộ phân nào bao bọc và bảo vệ hạt?
Phôi gồm những bộ phận nào?
Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?
III. Phương pháp: vấn đáp - gợi mở. Tìm tòi. Hoạt động nhóm.
VI. Tổ chức dạy - học:
*.Khëi ®éng:
- Môc tiªu: Củng cố kiến thức cũ về quả và các loại quả. 
- Thêi gian: 5’
- §DDH: ko
- TiÕn hµnh:
 Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
+ Người ta có những cách gì để bảo quản và chế biến những loại quả thịt?
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt
- Môc tiªu: Kể tên được những bộ phận của hạt. Giải thích được các biện phápchọn, bảo quản hạt giống.
- Thêi gian: 15’
- §DDH: 
+ Tranh câm phóng to H33.1 và 33.2 theo SGK 
+ Một số hạt đậu đen và hạt ngô đã nảy mầm
+ Bảng phụ SGK108
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS thực hiện lệnh ở mục I SGK108
+ Mỗi nhóm HS tự tách bóc 2 hạt theo hướng dẫn SGK=> Quan sát dưới kính lúp các bộ phận của hạt ngô và hạt đỗ.
+ Yêu cầu HS trao đổi nhóm và đối chiếu với chú thích hình trong SGK.
- GV gọi 2 HS lên bảng xác định các bộ phận của hạt trên tranh câm phóng to H33.1 và 33.2 SGK108
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn để hoàn chỉnh nội dung bảng phụ.
- GV gọi đại diện nhóm HS lên bảng hoàn chỉnh, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung
? Kể tên một số biện pháp chọn và bảo quản hạt giống tốt. Giải thích tại sao?
1. Các bộ phận của hạt
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trao đổi nhóm và đối chiếu với chú thích hình trong SGK
- 2 HS lên bảng xác định các bộ phận của hạt trên tranh câm phóng to H33.1 và 33.2 SGK108
- HS thảo luận theo nhóm bàn 
- Đại diện nhóm HS lên bảng hoàn chỉnh, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS ghi nhận.
( Nội dung bảng phụ)
- HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Phân biệt hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm.
- Môc tiªu: Phân biệt được hạt hai lá mầm và hạt một lá mầm
- Thêi gian: 20’
- §DDH: 
+ Tranh phóng to H33.1 và 33.2 theo SGK 
+ Một số hạt đậu đen và hạt ngô đã nảy mầm
+ Bảng phụ SGK108
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát H33.1; 33.2 và nội dung bảng phụ mục I.
+ Hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô?
- GV giúp HS củng cố lại kiến thức để từ đó hình thành khái niệm về cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
+ Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào?
+ Thế nào là cây hai lá mầm và cây một lá mầm?
- GV nhận xét và két luận.
2. Cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
- Cá nhân HS đọc thông tin và quan sát H33.1; 33.2 và nội dung bảng phụ mục I.
+ HS dựa vào bảng SGK108 để trả lời.
- HS ghi nhận.
+ HS: Hạt hai lá mầm: phôi có hai lá mầm. Hạt một lá mầm: phôi chỉ có một lá mầm.
* Kết luận: 
- Cây hai lá mầm là những cây phôi của hạt có hai lá mầm.
VD: Cây đỗ đen, cây lạc
- Cây một lá mầm là những cây phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
VD: Cây lúa, cây ngô
V. Tæng kÕt vµ h­íng dÉn vÒ nhµ:
1. Tæng kÕt : Câu hỏi 2, 3 SGK109
2. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 34 ở nhà.

File đính kèm:

  • doct40dagsoan.doc
Bài giảng liên quan