Giáo án Sinh học 6 - Tiết 45: Tảo

Cấu tạo cảu tảo.

a.Quan sát tảo xoắn

- HS đọc thông tin của mục 1 .a và quan sát H37.1 SGK123.

+ Tảo xoắn sống ở các mương rãnh, ruộng lúa nước

+ Gồm những tế bào hình chữ nhật nối tiếp nhau=> sợi

+ 1 HS chỉ trên tranh và cần nêu được: Cấu tạo tế bào của tảo xoắn: thể màu, vách tế bào, nhân tế bào.

 

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 6 - Tiết 45: Tảo, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 24/01/2010
Ngày giảng: 26/01/2010
CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT.
TIẾT 45. TẢO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo và công dụng của 1 vài loài tảo thể hiện tảo đơn bào, đa bào.
- Phân biệt được một tảo có dạng giống cây (như rong mơ) với một cây xanh thực sự.
- Tập nhận biết một số loại tảo thường gặp qua quan sát tranh vẽ và vật mẫu nếu có (với những tảo lớn)
- Biêt được những lợi ích thực tế của tảo.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện kiến thức.
3. Thái độ: HS có hứng thú say mê học tập bộ môn. Biết bảo vệ tảo có lợi và thải bỏ những tảo gây hại .
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên:
- Đồ dùng: 
+ Tranh vẽ phóng to H37.1H37.4 SGK124
2. Học sinh: Đọc trước bài 37.
- Xem lại cấu tạo chung của tế bào thực vật.
III. Phương pháp: vấn đáp - gợi mở; Hoạt động nhóm.
VI. Tổ chức dạy - học:
* Khëi ®éng:
- Môc tiªu: G©y høng thó cho HS. 
- Thêi gian: 3’
- §DDH: ko
- TiÕn hµnh:
Vào bài: Trên mặt ao hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn, sống ở nước ngọt hoặc nước mặn.
Hoạt động 1
Quan sát tảo xoắn ( ở nước ngọt)
- Môc tiªu: Nêu được cấu tạo và công dụng của tảo xoắn. 
- Thêi gian: 15’
- §DDH: Tranh vẽ phóng to H37.1 SGK124
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát H37.1 SGK.
+ Tảo xoắn sống ở đâu?
+ Em có nhận xét gì về hình dạng của tảo xoắn?
+ Xác định trên tranh vẽ cấu tạo của tảo xoắn.( HS chỉ trên chanh câm)
- GV: Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục.
+ Tảo xoắn có những hình thức sinh sản nào?
+ Qua nội dung trên em hãy tóm tắt một số đặc điểm ở tảo xoắn.
- GV nhận xét và kết luận.
I. Cấu tạo cảu tảo.
a.Quan sát tảo xoắn 
- HS đọc thông tin của mục 1 .a và quan sát H37.1 SGK123.
+ Tảo xoắn sống ở các mương rãnh, ruộng lúa nước
+ Gồm những tế bào hình chữ nhật nối tiếp nhau=> sợi
+ 1 HS chỉ trên tranh và cần nêu được: Cấu tạo tế bào của tảo xoắn: thể màu, vách tế bào, nhân tế bào.
- HS ghi nhận.
+ Các hình thức sinh sản ở tảo xoắn: sinh sản sinh dưỡng và sinh sản tiếp hợp.
* Kết luận:
- Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật nối tiếp nhau.
- Mỗi tế bào gồm: thể màu, vách tế bào, nhân tế bào.
- Các hình thức sinh sản ở tảo xoắn: sinh sản sinh dưỡng và sinh sản tiếp hợp.
Hoạt động 2:
Quan sát rong mơ (tảo nước mặn)
- Môc tiªu: Nêu được cấu tạo và công dụng của tảo xoắn. 
- Thêi gian: 15’
- §DDH: Tranh vẽ phóng to H37.2 SGK124
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
 - Yêu cầu HS đọc thông tin của mục b SGK123 và quan sát tranh H37.2
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Rong mơ sống ở đâu?
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm của rong mơ.
+ Hãy so sánh hình dạng ngoài của rong mơ với cây xanh có hoa (VD: cây đậu).
-GV: rong mơ chưa có thân, lá thật vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt các loại mô, đặc biệt chưa có mô dẫn (do đó nó phải sống ở dưới nước); bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thể đứng thẳng trong nước.
 + Rong mơ có những hình thức sinh sản nào?
+ Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo giữa rong mơ và tảo xoắn.
b. Quan sát rong mơ (tảo nước mặn)
- HS đọc thông tin của mục b SGK123
và quan sát tranh H37.2
- HS trả lời câu hỏi:
+ Rong mơ sống ở vùng ven biển
+ Cá nhân HS đưa ra nhận xét.
Thân
Lá
Rễ
Hoa
Quả
Cây đậu
+ (có)
+ 
+ 
+ 
+ 
Rong mơ
giống thân
giống lá
Giá bám
Không có
giống quả (phao nổi
* Kết luận: 
- Rong mơ chưa có thân, rễ,lá thực sự.
- Rong mơ có những hình thức sinh sản: sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính. 
* Sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm cấu tạo giữa rong mơ và tảo xoắn:
+ Giống nhau: cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ , thân, lá, có thể màu trong cấu tạo tế bào.
+ Khác nhau: hình dạng, màu sắc.
Hoạt động 3. 
Làm quen với một số tảo khác.
- Môc tiªu: Tập nhận biết một số loại tảo thường gặp qua quan sát tranh vẽ và vật mẫu nếu có. 
- Thêi gian: 15’
- §DDH: Tranh vẽ phóng to H37.3,H37.4 SGK124
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo tranh H37.3 và H37.4 và giới thiệu sơ qua về một số loại tảo thường gặp.
+ Hãy nhận xét về sự đa dạng của tảo về hình dạng, cấu tạo, màu sắc,
- GV nhận xét và kết luận.
- HS quan sát tranh vẽ và đọc thông tin SGK.
* Kết luận: Tảo là thực vật bậc thấp gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản (chưa có thân, rễ, lá) có màu sắc khác nhau(màu lục,nâu, đỏ) và luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước
Hoạt động 4:
Tìm hiểu vai trò của tảo.
- Môc tiªu: HS biết được những lợi ích thực tế của tảo.
- Thêi gian: 5’
- §DDH: ko
- TiÕn hµnh:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
 - Yêu cầu HS đọc thông tin của mục 3 SGK124 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Vì sao trong nước thường thiếu oxi mà cá vẫn có thể sống được?
+ Em có biết những động vật rất nhỏ ở trong nước thường ăn gì?
+ Em đã bao giờ ăn thạch trắng hay nộm rau câu chưa, và cho biết những món ăn này được chế biến từ đâu?
+ Ở vùng biển người tacó thể dùng nguyên liệu gì để làm phân bón?
* Vậy tảo có vai trò gì trong trong đời sống?
- Gọi 1 HS đọc phân ghi nhớ trong SGK.
3. Vai trò của tảo.
- HS đọc thông tin của mục 3 SGK124 
- HS trả lời câu hỏi:
+ Vì có nhiều tảo sống ở dưới nước, khi chúng quang hợp đã thải khí oxi giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước.
+ những động vật rất nhỏ ở trong nước thường ăn tảo nhỏ sống trôi nổi.
+ Chungs được chế bién từ loại tảo biển là rau câu.
+ người ta thường vớt rong mơ về để làm phân bón.
- HS tự rút ra kết luận.
V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà:
1. Tổng kết: Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự?
2. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 38 ở nhà.
- Đọc mục em có biết.

File đính kèm:

  • doct45.doc