Giáo án Sinh học 6 - Tiết 55: Nguồn gốc cây trồng

Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng?

+ Cho biết cây được trồng với mục đích gì?

- GV: Từ thời xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt, hạt, của.của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu sống, người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 6 - Tiết 55: Nguồn gốc cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 14/03/2010
Ngày giảng: 16/03/2010
TIẾT 55. NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
- Giải thích được tuỳ theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.
- Biết được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
2. Kĩ năng: HS biết cách quan sát, phân tích tranh, phát hiện kiến thức, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: HS có hứng thú say mê học tập bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên:
+ Mẫu vật: cây su hào, bắp cải, súp lơ
+ Tranh H45.1: Cây cải dại và các thứ cải trồng.
+ Bảng phụ: bảng so sánh sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại cùng loài.
2. Học sinh: 
+ Đọc trước bài 45.
III. Phương pháp: vấn đáp - gợi mở; quan sát; Hoạt động nhóm.
VI. Tổ chức dạy - học:
Khởi động:
Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ. Gây hứng thú cho HS
Thời gian: 5'
Đồ dùng dạy học: ko
Cách tiến hành:
 Kiểm tra bài cũ : ? Thực vật Hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?
Vào bài: xung quanh ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây mọc dại và cây được trồng. Vậy những cây được trồng và những cây hoang dại cùng loài có quan hệ gì với nhau, và so với cây dại, cây trồng có gì khác?
Hoạt động 1
Tìm hiểu nguồn gốc cây trồng.
- Mục tiêu: Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành
- Thời gian: 10'
- Đồ dùng dạy học: ko
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng?
+ Cho biết cây được trồng với mục đích gì?
- GV: Từ thời xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt, hạt, của...của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu sống, người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng.
+ Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
- GV nhận xét và kết luận.
1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
- 1 HS trả lời.
+ Cây được chồng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
- HS ghi nhận.
+ Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
- HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại qua một số ví dụ cụ thể.
- Mục tiêu: Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lí do.
- Thời gian: 15'
- Đồ dùng dạy học: Mẫu vật: cây su hào, bắp cải, súp lơ. Tranh vẽ H45.1
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
- GV treo tranh vẽ H45.1.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình.
+ Hãy nêu tên các cây cải trồng và cho biết bộ phận nào của chúng được sử dụng?+
- GV treo bảng so sánh sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại cùng loài.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành 2 câu hỏi phần hoạt động:
(+) Hãy kể tiếp một vài ví dụ khác.
(+) Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
- GV nhận xét và bổ sung.
2. Cây trồng khác cây dại như thế nào?
- HS quan sát tranh hình.
- HS: Bắp cải (lấy lá); su hào (lấy thân); súp lơ (lấy hoa)
- HS nghiên cứu bảng.
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành 2 câu hỏi phần hoạt động:
STT
Tên cây
Bộ phận dùng
So sánh tính chất
Cây hoang dại
Cây trồng
1.
Chuối
Quả
Quả nhỏ, chát, nhiều hạt
Quả to, ngọt, không hạt
2
Lúa
Quả
năng xuất thấp, khả năng chịu đựng kém
năng xuất cao. khả năng chịu đựng kém
3
...
* Do nhu cầu sử dụng, con người đã chọn lọc các dạng khác nhau của các bộ phận, tác động vào các bộ phận đó làm cho chúng ngày càng biến đổi đi và cuối cùng đưa đến nhiều dạng cây trồng khác nhau và khác xa tổ tiên hoang dại.
* Kết luận: 
- Cây trồng khác cây dại ở chính những bộ phận mà con người sử dụng.
- Cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu công việc cải tạo cây trồng.
- Mục tiêu: Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng. Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo tự nhiên (ở đây là cải tạo thực vật)
- Thời gian: 10'
- Đồ dùng dạy học: ko
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK145
+ Yêu cầu khi chọn giống cây?
+ Muốn nhân giống nhanh, người ta có thể làm gì?
+ Để chăm sóc cây, cần phải làm những gì?
- GV nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc phân kết luận trong khung
2.Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
- HS đọc thông tin SGK145.
- Dùng những biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây.
+ Chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng...
+ Nhân giống nhanh: Bằng cách chiết, ghép...
+ Chăm sóc cây: tưới nước, bón phân, bắt sâu...
- HS hoàn thiện kiến thức.
V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà: 5'
1. Tổng kết: 
Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu?
2. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 46 ở nhà.
- Đọc mục em có biết.

File đính kèm:

  • doct55.doc
Bài giảng liên quan