Giáo án Sinh học 6 - Tiết 57: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
HS trả lời các câu hỏi:
+ Do tán lá đã cản bớt một phần lớn lượng nước mưa rơi xuống, và nước mưa chảy xuống theo thân cây chứ không rơi thẳng xuống đất.
+ Đất sẽ bị xói mòn. Vì không có sức cản của cây cối => vận tốc dòng chảy mạnh.
+ Hiện tượng xói lở thường xảy ra ở vùng bờ sông, bở biển, đồi trọc.
- HS ghi nhận.
Ngày soạn: 21/03/2010 Ngày giảng: 23/03/2010 TIẾT 57. THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giải thích được nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó nêu lên được vai trò của thực vật trong việc giữ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm. 2. Kĩ năng: HS biết cách quan sát, phân tích tranh, phát hiện kiến thức, tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. II. Đồ dùng dạy - học: 1.Giáo viên: + Tranh H47.1...47.3 + Sưu tầm một số tranh ảnh về nạn xói mòn đất trên các đồi trọc, xói lở bờ sông, bờ biển, nạn ngập lụt. 2. Học sinh: + Đọc trước bài 47. + Sưu tầm một số tranh ảnh về nạn xói mòn đất trên các đồi trọc, xói lở bờ sông, bờ biển, nạn ngập lụt. III. Phương pháp: vấn đáp - gợi mở; quan sát; Hoạt động nhóm. VI. Tổ chức dạy - học: Khởi động: Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ. Thời gian: 5' Đồ dùng dạy học: ko Cách tiến hành: Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1,2 SGK148 Hoạt động 1 Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc giữ đất chống xói mòn. - Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng xói mòn đất từ đó biết được vai trò của TV trong việc chống xói mòn đất. - Thời gian: 12' - Đồ dùng dạy học: ko - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát H.47.1 và 47.2 - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Vì sao khi có mưa, lượng chảy của dòng nước mưa ở 2 nơi lại khác nhau? + Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa? Tại sao? + Hiện tượng xói lở thường xảy ra ở đâu? - GV đưa ra tranh ảnh đã sưu tầm được để giúp HS nắm được nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn đất. - GV nhận xét và kết luận. 1.Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn. - HS quan sát tranh hình. - HS trả lời các câu hỏi: + Do tán lá đã cản bớt một phần lớn lượng nước mưa rơi xuống, và nước mưa chảy xuống theo thân cây chứ không rơi thẳng xuống đất. + Đất sẽ bị xói mòn. Vì không có sức cản của cây cối => vận tốc dòng chảy mạnh. + Hiện tượng xói lở thường xảy ra ở vùng bờ sông, bở biển, đồi trọc. - HS ghi nhận. - HS hoàn thiện kiến thức. * Kết luận: Rễ cây có vai trò giữ đất => Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của TV đối với việc hạn chế lũ lụt, hạn hán. - Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng lũ lụt từ đó biết được vai trò của TV trong việc hạn chế lũ lụt. - Thời gian: 10' - Đồ dùng dạy học:ko - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. - GV yêu cầu HS đưa những hình ảnh hoặc thông tin về lũ lụt, hạn hán đã từng xảy ra ở Việt Nam hoặc trên thế giới mà các em biết. - GV bổ sung và đưa thêm một số thông tin khác. + Sau khi có mưa lớn, đất ở đồi trọc (H47.1B) bị xói mòn, hãy cho biết điều gì xảy ra tiếp theo đó? + Tại sao nói thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán? - GV nhận xét và bổ sung. 2.Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán. - HS đưa những hình ảnh hoặc thông tin về lũ lụt, hạn hán đã từng xảy ra ở Việt Nam hoặc trên thế giới mà các em đã sưu tầm được. - HS ghi nhận. + Sẽ có hịên tượng lũ lụt, hạn hán. + 1 HS trả lời. - HS hoàn thiện kiến thức. * Kết luận: Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật đối với bảo vệ nguồn nước ngầm - Mục tiêu: Giải thích được tại sao thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. - Thời gian: 13' - Đồ dùng dạy học: ko - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK151. + Tại sao nói Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm? - GV nhận xét và kết luận. - GV yêu cầu HS đọc phần kết luận trong khung. 3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. - HS đọc thông tin SGK151 . + HS trả lời dựa vào thông tin phần 3. Nước mưa sau khi rơi xuống rừng sẽ được giữ lại một phần và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng chảy, ngầm , rồi sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sông...Cung cấp cho sinh hoạt và nông nghiệp. - HS hoàn thiện kiến thức. * Kết luận: Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. - 1 HS đọc phần kết luận trong khung. V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà: 5' 1. Tổng kết: Qua bài học hôm nay các em thây thực vật có vai trò gì? + Con người phải làm gì để hạn chế nhưng thiên tai xảy ra? 2. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc trước bài 48 ở nhà. - Đọc mục em có biết.
File đính kèm:
- t57.doc