Giáo án Sinh học 6 - Tiết 60: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

1.Giáo viên:

+ Sưu tầm một số tranh ảnh:

(+) Một số cây được xếp là TV quý hiếm.

(+) Mẩu tin về tình hình phá rừng, khai thác gỗ.

2. Học sinh:

+ Đọc trước bài 48.

+ Sưu tầm một số tranh ảnh:

(+) Một số cây được xếp là TV quý hiếm.

(+) Mẩu tin về tình hình phá rừng, khai thác gỗ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học 6 - Tiết 60: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 3/4/2010
Ngày giảng: 5/4/2010
TIẾT 60. BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Sự đa dạng của thực vật là gì.
+ Thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một số loài TV quý hiếm của địa phương hoặc của cả nước nói chung.
+ Giải thích được việc khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm sự đa dạng sinh vật.
- Kể được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của TV.
2. Kĩ năng: HS biết cách quan sát, phân tích tranh, phát hiện kiến thức, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: - HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng.
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên:
+ Sưu tầm một số tranh ảnh:
(+) Một số cây được xếp là TV quý hiếm.
(+) Mẩu tin về tình hình phá rừng, khai thác gỗ...
2. Học sinh: 
+ Đọc trước bài 48.
+ Sưu tầm một số tranh ảnh:
(+) Một số cây được xếp là TV quý hiếm.
(+) Mẩu tin về tình hình phá rừng, khai thác gỗ...
III. Phương pháp: vấn đáp - gợi mở; quan sát; Hoạt động nhóm.
VI. Tổ chức dạy - học:
Khởi động:
Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ. 
Thời gian: 5'
Đồ dùng dạy học: ko
Cách tiến hành:
Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1,2,4 SGK156
Hoạt động 1
Tìm hiểu về tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam.
- Mục tiêu: HS biết sự đa dạng của thực vật là gì. Thế nào là thực vật quý hiếm và kể tên được một số loài TV quý hiếm của địa phương hoặc của cả nước nói chung. Giải thích được việc khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm sự đa dạng sinh vật. Kể được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của TV.
- Thời gian: 25'
- Đồ dùng dạy học: ko
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK157
+ Đa dạng của thực vật là gì?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK157
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì cho sự đa dạng về số lượng loài?
+ Nơi nào có thực vật sinh sống? Nêu ví dụ? Từ đó rút ra nhận xét sự phong phú về môi trường sống của thực vật.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:
+ Em có biết gì về tình hình người dân vào rừng chặt cây lấy gỗ hoặc lấy các lâm sản?
+ Hãy cho biết ý kiến của mình về tình hình thực vật hiện nay?
+ Thế nào là thực vật quý hiếm?
+ Kể tên một số loài thực vật quý hiếm mà em biết?
1. Đa dạng của thực vật là gì? 
- HS đọc thông tin trong SGK157
* Kết luận: Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của loài trong môi trường sống tự nhiên.
2. Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam.
a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật
- HS đọc thông tin trong SGK157
- HS trả lời các câu hỏi:
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- HS hoàn thiện kiến thức.
* Kết luận: 
 - Số lượng loài thực vật rất đa dạng.
- Môi trường sống của các loài thực vật rất phong phú.
b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam
- Nhiều loài thực vật có giá trị ở nước ta đang bị giảm sút do bị khai thác và môi trường sống của chúng đang bị tàn phá, nhiều loài trở lên hiếm.
Hoạt động 2:
Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Mục tiêu: Kể được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của TV.
- Thời gian: 10'
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
 GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK thảo luận nhóm các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
GV nhận xét và chốt kiến thức.
3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
- HS đọc thông tin trong SGK 
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật:
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trướng sống của thực vật
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật trong đó có các loài quý hiếm.
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia vào bảo vệ rừng.
V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà: 5'
1. Tổng kết: 
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài số 3 SGK156.( Ghi nội dung câu trả lời vào bảng phụ của nhóm.)
2. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 49 ở nhà.
- Đọc mục em có biết.

File đính kèm:

  • doct60chua xong.doc
Bài giảng liên quan