Giáo án Sinh học 8 - TrườngTHCS Xuân Hiệp

I- MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

+ Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.

+ Vận dụng được những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.

2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, vận dụng kiến thức vào đời sống.

3/ Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học.

II- PHƯƠNG PHÁP:

 Phương pháp quan sát, phân tích.

 Phương pháp đặt vấn đề + Hoạt động hợp tác trong nhóm.

III- PHƯƠNG TIỆN:

1- GV: + Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.

 + Tranh trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, bướu cổ do thiếu Iốt.

2- HS: Nghiên cứu bảng 34.1-2 trang 108, 109 SGK

 

doc138 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 8 - TrườngTHCS Xuân Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 bảng 50 vào vở bài tập.
	+ Tìm hiểu các bệnh về mắt.
IV- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 
 NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm bài cũ 
Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác.
Nội dung mục III bài 49
2/ Mở bài: 
Hãy kể các tật, bệnh về mắt mà em biết ?
Nội dung bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục các tật bệnh về mắt.
² HĐ1: Tìm hiểu các tật của mắt.
 Mục tiêu:+ Nêu được nguyên nhân của các tật mắt.
 + Nêu cách khắc phục
+ Thế nào là tật cận thị ?
+ Cho HS nghiên cứu thông tin mục I.1 SGK.
+ Hướng dẫn HS quan sát tranh H50.1 và H50.2 SGK.
+ Thế nào là tật viễn thị ?
+ Cho HS nghiên cứu thông tin mục I.2 SGK.
+ Hướng dẫn HS quan sát tranh H50.3 và H50.4 SGK.
+ Cho HS làm bài tập bảng 50
 * Gọi một HS lên bảng điền vào bảng câm 50.
 * Hoàn thiện lại kiến thức
+ Cận thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
+ HS thu nhận kiến thức về nguyên nhân, cách khắc phục tật cận thị.
+ Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
+ HS thu nhận kiến thức về nguyên nhân, cách khắc phục tật viễn thị.
+ HS dựa vào thông tin hoàn thành bảng 50 (kẻ sẵn trong vở bài tập)
 * Một HS làm bài tập, lớp nhận xét, bổ sung.
 * HS sửa vào vở bài tập
Tật mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị
+ Bẩm sinh: cầu mắt dài.
+ Thể thủy tinh quá phồng do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách.
Đeo kính cận (kính mặt lõm)
Viễn thị
+ Bẩm sinh: cầu mắt ngắn.
+ Thể thủy tinh bị lão hóa (xẹp) mất khả năng điều tiết.
Đeo kính viễn (kính mặt lồi)
	 I- Các tật của mắt:
1/ Cận thị: là tật mắt chỉ có khả năng nhìn gần. Người cận thị muốn nhìn rõ những vật ở xa phải đeo kính lõm (kính phân kì).
2/ Viễn thị: là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Người viễn thị muốn nhìn rõ những vật ở gần phải đeo kính lồi (kính hội tụ).
+ GV liên hệ thực tế: 
Do những nguyên nhân nào HS cận thị nhiều ?
Nêu biện pháp hạn chế tỉ lệ HS mắc bệnh cận thị ?
* Do HS ngồi học, đọc sách khoảng cách giữa mặt và sách quá gần, hoặc đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, thể thủy tinh mất dần khả năng đàn hồi, luôn ở trạng thái phồng nhiều, độ hội tụ lớn, ảnh của vật ở trước màng lưới nên luôn nhìn không rõ g tật cận thị.
+ Biện pháp hạn chế tật cận thị ở HS:
 * Giữ khoảng cách giữa mắt và sách thích hợp (25 – 30 cm).
 * Đọc sách trong điều kiện đủ sáng.
+ HS quan sát kỹ hình từ ngoài vào trong g ghi nhớ cấu tạo cầu mắt.
+ Làm bài tập điền từ.
+ Thảo luận nhóm để hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo cầu mắt.
+ Đại diện nhóm nêu đáp án, các nhóm khác bổ sung.
+ Cấu tạo cầu mắt gồm: màng bọc (3 lớp: màng cứng, màng mạch, màng lưới) và môi trường trong suốt (thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh).
² HĐ2: Tìm hiểu các bệnh về mắt
Mục tiêu:
+ Trình bày được nguyên nhân, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt hột.
 + Xác định những cách phòng tránh những bệnh về mắt.
+ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK.
+ Cho HS thảo luận nhóm
+ Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV hoàn chỉnh kiến thức về bệnh đau mắt hột cho HS:
+ HS đọc kỹ thông tin + liên hệ thực tế.
+ Các nhóm tiến hành thảo luận g hoàn thành bảng.
+ Đại diện nhóm đưa đáp án, các nhóm khác bổ sung
1* Nguyên nhân
Do virus
2* Cách lây truyền
+ Dùng chung khăn, chậu với người bệnh.
+ Tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
3* Triệu chứng
+ Mắt ngứa khó chịu.
+ Mặt trong mí mắt nổi lên nhiều nổi hột cộm lên
4* Hậu quả
Khi hột vỡ làm thành sẹo sinh ra lông quặm cọ xát vào màng giác, lâu ngày màng giác bị đục g mù lòa.
5* Cách phòng tránh
+ Giữ vệ sinh mắt.
+ Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
II- Bệnh về mắt:
+ Phổ biến nhất là bệnh đau mắt hột, do một loại virus gây nên.
+ Bệnh dễ lây lan do dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm.
+ Người bị đau mắt hột, mặt trong mí mắt nổi nhiều hột cộm, sinh ra lông quặm, cọ sát màng giác làm đục màng giác dẫn tới mù lòa.
+ Để phòng tránh các bệnh về mắt cần:
	* Giữ vệ sinh mắt.
	* Rửa mắt bằng nước muối pha loãng.
	* Ăn uống đủ vitamin.
	* Đeo kính bảo vệ mắt.
+ Ngoài bệnh đau mắt hột còn có những bệnh nào về mắt ?
+ Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào ?
+ Bệnh đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt, 
+ Cách phòng tránh:
 * Giữ mắt sạch sẽ.
 * Rửa mắt bằng nước muối pha loãng, nhỏ thuốc mắt.
 * Ăn uống đủ vitamin.
 * Nên đeo kính khi đi ra đường
4/ Củng cố – Đánh giá 
1/ Có các tật mắt nào ? Nêu nguyên nhân và cách khắc phục ?
2/ Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh ?
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời.
5/ Dặn dò 
+ Học bài – Trả lời các câu hỏi cuối bài trang 161 SGK.
+ Đọc mục “Em có biết”
+ Ôn lại kiến thức về âm thanh (Vật lý 7).
+ Nghiên cứu trước bài 51 SGK.
Ghi công việc vào sổ tay.
Tiết: 	53 Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I- MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
+ Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
+ Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coocti.
+ Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình. 
3/ Thái độ: giáo dục ý thức vệ sinh cho tai.
II- PHƯƠNG PHÁP:
² Phương pháp quan sát, phân tích.
² Phương pháp nêu vấn đề + Hoạt động hợp tác trong nhóm.
III- PHƯƠNG TIỆN:
1- GV:	+ Tranh vẽ H51.1-2 SGK.
	+ Mô hình cấu tạo tai.
2- HS:	+ Ôn lại kiến thức về âm (Vật lý 7).
	+ Nghiên cứu trước bài 51.
IV- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 
NỘI DUNG HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm bài cũ (5’)
+ Một cơ quan phân tích gồm những bộ phận nào ?
Sự tổn thương một trong các bộ phận trên sẽ gây ra điều gì ?
+ Cơ quan phân tích thính giác có ý nghĩa gì trong đời sống con người ?
+ Một cơ quan phân tích gồm:
 * Cơ quan thụ cảm.
 * Dây thần kinh
 * Bộ phận phân tích trung ương.
Sự tổn thương 1 trong 3 bộ phận nói trên sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.
+ Nhờ cơ quan phân tích thính giác mà ta nghe và phân biệt được các âm thanh, tiếng động phát ra từ nguồn âm
2/ Mở bài: (1’)
+ Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phân nào ?
+ Vậy tai có cấu tạo như thế nào ? Chức năng thu nhận sóng âm ra sao ? Ta sẽ tìm hiểu ở bài học này.
+ Cơ quan phân tích thính giác gồm các tế bào thụ cảm thính giác nằm trong tai tại cơ quan Coocti, dây thần kinh thính giác và vùng thính giác ở thùy thái dương.
 Tìm hiểu cấu tạo tai.
Mục tiêu:
 + Mô tả được các bộ phận của tai.
+ Trình bày được cấu tạo nhiệm vụ của các bộ phận tai trên tranh vẽ, mô hình.
¯ Cơ quan phân tích thính giác gồm: tế bào thụ cảm thính giác, dây thần kinh thính giác và vùng thính giác ở thùy thái dương.
 I- Cấu tạo tai: gồm:
	1/ Tai ngoài:
+ Vành tai: hứng sóng âm.
+ Ống tai: hướng sóng âm.
+ Màng nhĩ: khuyếch đại sóng âm.
	2/ Tai giữa:
+ Chuỗi xương tai: truyền sóng âm.
+ Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.
	3/ Tai trong:
+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ Ốc tai: thu nhận kích thích sống âm.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H51.1 SGK theo hướng dẫn.
 HÌNH 51.1 CẤU TẠO CỦA TAI 
* Xác định vị trí của tai ngoài; tai giữa và tai trong.
 * Xác định vị trí của các bộ phận thụoc tai ngoài; tai giữa; tai trong.
 * Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của chúng.
+ Cho HS làm bài tập điền từ trang 162 SGK.
+ GV nêu đáp án g hoàn chỉnh thông tin.
1* Vành tai.
2* Ống tai.
3* Màng nhĩ.
4* Chuỗi xương tai.
+ Gọi 1-2 HS đọc to toàn bộ bài tập và thông tin trang 163 SGK
+ Tai được cấu tạo như thế nào ? Chức năng từng bộ phận ?
+ GV chỉ định 1-2 HS trình bày lại cấu tạo của tai trên mô hình
+ HS quan sát kỹ sơ đồ cấu tạo tai.
+ Cá nhân HS hoàn thnàh bài tập điền từ g hoàn chỉnh thông tin về thành phần cấu tạo và chức năng của chúng.
+ Một HS phát biểu, lớp bổ sung.
+ HS tiếp tục quan sát tranh H51.1 và H51.2 SGK, kết hợp với thông tin.
+ Cấu tạo tai gồm:
 * Tai ngoài: gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm, màng nhĩ khuyếch đại sóng âm.
 * Tai giữa: gồm chuỗi xương tai có nhiệm vụ truyền sóng âm và vòi nhĩ giữ cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.
 * Tai trong: gồm bộ phận tiền đình thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian và ốc tai thu nhận kích thích sóng âm.
+ Các HS khác theo dõi, bổ sung.
² HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo Coocti và quá trinh thu nhận các cảm giác âm thanh.
Mục tiêu:Trình bày cấu tạo của cơ quan Coocti và quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
II- Cấu tạo ốc tai và chức năng thu nhận sóng âm:
1/ Cấu tạo ốc tai: gồm ốc tai xương ở ngoài và ốc tai màng ở trong.
	+ Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc 2,5 vòng, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới.
	+ Trên màng cơ sở có cơ quan coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.
2/ Chức năng thu nhận sóng âm:
	Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch và tác động lên tế bào thính giác của cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở làm xuất hiện xung thần kinh truyền về vùng thính giác cho ta nhận biết về âm thanh.
+ GV hướng dẫn HS quan sát tiếp H51.2 SGK.
Hình 51.2 Phân tích cấu tạo của ốc tai
* Trình bày cấu tạo của ốc tai ?
* Chức năng của ốc tai là gì ?
* Nêu quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh ?
* Ngoài chức năng tiếp nhận kích thích sống âm, tai trong còn có chức năng nào ?
+ HS quan sát theo hướng dẫn + Nghiên cứu thông tin g trả lời câu hỏi.
* Ốc tai gồm ốc tai xương ở ngoài và ốc tai màng ở trong. Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc 2,5 vòng, có màng tiền đình ở trên, màng cơ sở ở phía dưới. Trên màng cơ sở có cơ quan coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.
 * Thu nhận kích thích sóng âm
* Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gay sự chuyển động ngoại dịch g nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên tế bào thính giác của cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở làm xuất hiện xung thần kinh truyền về vùng thính giác cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.
 * Tai trong có bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên giữ chức năng thu nhận cảm giác thăng bằng và vị trí cơ thể, sự chuyển động trong không gian.
² HĐ3: Nghiên cứu vệ sinh về tai.
Mục tiêu:
Nêu được các biện pháp giữ vệ sinh về tai.
III- Vệ sinh tai:
+ Luôn giữ tai sạch.
+ Không dùng vật nhọn ngoáy tai.
+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
+ Các biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
+ Cho HS nghiên cứu thông tin mục III SGK.
 * Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì ?
+ Cho HS thảo luận nhóm: Nêu các biện pháp giữ vệ sinh cho tai và bảo vệ tai ?
+ KL về các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai.
+ HS thu nhận thông tin.
 * Giữ vệ sinh tai, bảo vệ tai.
+ Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến về các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai.
+ Đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung
4/ Củng cố – Đánh giá 
+ Cho HS đọc kết luận SGK.
+ Trình bày cấu tạo ốc tai trên tranh H51.2 ?
+ Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm ?
+ Vì sao ta có thể xác định được ấm thanh phát ra từ bên phải hay bên trái ?
HS vận dụng kiến thức đã học trong bài để trả lời.
+ Xác định được nguồn âm phát ra ở phía nào (phải hay trái) là nhờ nghe bằng hai tai. Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái (ngược lại)
5/ Dặn dò 
+ Học bài + Làm bài tập 4 trang 165 SGK vào vở bài tập.
+ Đọc mục “Em có biết”
Ghi công việc vào sổ tay.
Tiết: 54 Bài 52:	 PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
 VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
I- MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
+ Phân tích được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, mối quan hệ giữa hai loại phản xạ này.
+ Trình bày được quá trình hình thành các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ, nêu rõ điều kiện cần khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
+ Nêu rõ ý nghĩa của phản xạ có điều kiện đối với đời sống.
2/ Kỹ năng: 
+ Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
+ Vận dụng kiến thức g liên hệ thực tế.
3/ Thái độ: giáo dục ý thức sống nền nếp tạo thói quen tốt.
II- PHƯƠNG PHÁP:
² Phương pháp quan sát, phân tích, so sánh.
² Phương pháp nêu vấn đề + Hoạt động hợp tác trong nhóm.
III- PHƯƠNG TIỆN:
1- GV:	+ Tranh vẽ H52.1-2-3
	+ Bảng phụ 52.2
2- HS:	+ Kẻ sẵn bảng 52.2 vào vở bài tập.
	+ Nghiên cứu trước bài 52.
IV- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 
NỘI DUNG HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm bài cũ 
1/ Trình bày cấu tạo tai ?
2/ Nêu quá trình thu nhận kích thích sóng âm ?
Nội dung mục I bài 51
Nội dung mục II.2 bài 51
2/ Mở bài: 
Phản xạ là gì ?
Bài hôm nay sẽ tìm hiểu về các loại phản xạ.
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thôgn qua hệ thần kinh
² HĐ1: Phân tích phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Mục tiêu:
+ Nhận dạng phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
 + Phân tích tính chất của phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
I- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện:
1/ Phản xạ không điều kiện: là phản xạ sing ra đã có, không cần phải học tập.
	Ví dụ: tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại.
2/ Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập rèn luyện.
	Ví dụ: nhìn thấy thức ăn nước bọt tiết ra
+ Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 52.1 trang 166 SGK
+ GV ghi nhanh đáp án lên góc bảng (chưa cần chữa bài)
+ Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin.
+ Chữa BT bảng 52.1 g đưa ra đáp án đúng:
+ HS đọc kỹ nội dung bảng 52.1 g trao đổi nhóm hoàn thành BT
+ Một số nhóm đọc kết quả.
+ HS tự thu nhận kiến thức.
+ Đối chiếu với kết quả BT g sửa chữa, bổ sung.
TT
Ví dụ
Pxạ không đ.k
Pxạ có đ.k
1
Tay chạm vật nóng, rụt tay lại.
x
2
Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra
x
3
Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ.
x
4
Trời rét môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc.
x
5
Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa chắc ngoìa trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học.
x
6
Chẳng dại gì mà chơi đùa với lửa.
x
+ Yêu cầu HS tìm thêm 2 ví dụ cho mỗi loại phản xạ.
+ HS đưa ra ví dụ g lớp nhận xét, bổ sung.
² HĐ2: Sự hình thành phản xạ có điều kiện.
Mục tiêu:
+ Trình bày được quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện.
 + Nêu được các điều kiện cần có khi thành lập các phản xạ có điều kiện.
+ Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm của Paplốp qua quan sát tranh vẽ H52.1-2-3 SGK.
52.1 52.2 
52.3 52.4 
+ Cho HS thảo luận nhóm: trình bày thí nghiệm thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn.
+ Gọi một HS lên trình bày trên tranh.
+ Hoàn thiện kiến thức cho HS:
+ Quan sát tranh vẽ, đọc chú thích g tự thu nhận thông tin.
+ Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến về các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
1/ Bật đèn sáng thì vùng thị giác hưng phấn g chó quay đầu về phía ánh sáng (H52.1)
2/ Cho chó ăn thì trung khu tiết nước bọt hưng phấn làm nước bọt tiết ra, đồng thời vùng ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn (H52.2)
 Phản xạ không điều kiện.
 Phản xạ không điều kiện.
3/ Bật đèn trong khi chó ăn thì vùng thị giác và vùng ăn uống ở vỏ não đều hưng phấn và có sự khuyếch tán các hưng phấn đó trong não (H52.3A)
4/ Nhiều lần kết hợp như vậy, vừa bật đèn vừa cho ăn thì sẽ thành lập được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi chỉ bật đèn (H52.3B)
 Hình thành đường liên hệ tạm thời
 Phản xạ không điều kiện.
II- Sự hình thành phản xạ có diều kiện:
	1/ Hình thành phản xạ có điều kiện:
+ Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện:
	* Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
	* Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ TK tạm thời nối các vùng vỏ não với nhau.
	2/ Ức chế phản xạ có điều kiện:
+ Khi phản xạ có điều kiện không được củng cố sẽ dần mất đi.
+ Sự ức chế các phản xạ có điều kiện không còn phù hợp để hình thành các phản xạ có điều kiện mới đảm bảo cơ thể luôn thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
+ Để thành lập được phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì ?
+ Thực chất của việc thành lâp phản xạ có điều kiện ?
¯ Liên hệ thực tế: giáo dục HS việc sống nền nếp g tạo thói quen tốt, tập quán tốt.
+ Trong thí nghiệm trên, nếu ta chỉ bật đèn mà không cho chó ăn nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
¯ Phản xạ có điều kiện không được củng cố sẽ mất dần g ức chế phản xạ có điều kiện.
+ Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống ?
¯ Đây cũng là cơ sở của việc loại trừ các thói quen xấu trong đó có cả việc cai nghiện ma túy.
+ Tìm ví dụ về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập ?
+ Nhận xét, sửa chữa các ý kiến trình bày của HS.
+ Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện:
 * Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
 * Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên củng cố.
+ Thực chất của việc thành lập phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ TK tạm thời nối các vùng vỏ não với nhau.
+ Chó sẽ không tiết nước bọt khi có ánh đèn nữa.
+ Các phản xạ có điều kiện đã được thành lập không còn phù hợp với điều kiện sống đã thay đổi sẽ bị loại bỏ qua sự ức chế, nhờ vậy mà sinh vật thích nghi được với sự thay đổi điều kiện môi trường.
+ Một HS nêu ví dụ, các HS khá

File đính kèm:

  • doc8 - II.doc
Bài giảng liên quan