Giáo án Sinh học 9 - Học kì I

I. Mục tiêu

* Kiến thức

- Học sinh trình bày được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Hiểu được và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

* Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Phát triển tư duy phân tích so sánh.

* Thái độ

Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.

 

doc74 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ài chấm nhận xét trước lớp 
5.Hướng dẫn về nhà:
-Hoàn thành bài thu hoạch
-Ôn tập chương 
-Đọc bài ADN
Ngày soạn:
Ngày giảng
 Chương III: ADN và GEN.
 Tiết 15 : ADN
I Mục tiêu.
1. Kiến thức
-HS phân được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc thù của nó .
- Mô tả đợc cấu chúc không gian của ADN theo mô hình .
2.Kĩ năng: 
 -phát triển kĩ năng quan sát kênh hình.rèn kĩ năng hoạt động nhóm 
3.Thái độ : Giáo dục ý thức học tập tốt
II Đồ dùng dạy học '
-Tranh mô hình cấu trúc phân tử ADN
- Hộp mô hình ADN. Phẳng 
- Mô hình phân tử ADN
III. Hoạt động dạy -học .
1.Tổ chức 
2.Kiểm tra :
 -kết hơp bài mới .
3 Bài mới
 - Mở bài
Phát Triển bài .
Hoạt động 1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
GV.yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
? Nêu thành phần hoá học của ADN.
? Vì sao ADN đợc cấu tạo theo nguyên tấc đa phân .
? Vì sao ADN có tính đa dạng và tính đặc thù .
GV nêu : 
- ADN trong nhân TB có KL ổn định đạc trưng cho mỗi loài 
- Tỉ số (A+T): (G+X) đạc trưng cho mỗi loài
- 4 loại Nu. Có thể tạo nên nhiều cách sắp xếp khác nhau 
-Trong giao tử ADN giảm còn 1/2
- Khi thụ tinh A DN khôi phục 
HS trao đổi luận thống nhất câu trả lời 
* Kết luận 
+ Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố .C.H.O.N.P.
- ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nu.:gồm 4 loại A.T.G.X.
-Phân tử ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại Nu.
-Tính đạng và đặc thù của ADN. Là cở sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật .
Hoạt động 2: Cấu trúc không gian của phân tử ADN
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK quan sát H15. trao đổi nhóm và mô hình phân tử ADN 
? Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN
 - GV yêu cầu HS dựa vào mô hình ADN thảo luận à trả lời câu hỏi 
? Các loại Nu nào liên kết với nhau từng cặp 
? Chỉ căn cứ vào kích thước thì A+X=G+T còn yếu tố nào làm cho A bắt buộc phải liên kết với T G - X 
? Nêu kết quả của nguyên tắc bổ xung 
Kết luận 
- Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải 
- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 Ao chiều cao 34Ao gồm 10 cặp Nu
- Hệ quả của nguyên tắc bổ xung 
+ Do tính chất bổ xung của 2 mạch ,nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra trình tự đơn phân của mạch còn lại .
+ Về tỉ lệ các loại đơn phân trong phân tử ADN
A=T. G=X .àA+G. =T+X 
4.Củng cố :
- HS đọc kết luận chung cuối SGK.
- Kiểm tra đánh giá .
1. Nêu đạc điểm cấu tạo hoá học của AD.N
2. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN hệ quả của NTBS.được thể hiện ở nhữmg điểm nào .
5.Hướng dẫn về nhà. 
- Học bài theo nội dung SGK
- Đọc em có biết .
- Làm bài tập ;1.2..3.4.5 . .nghiên cứubài 16
Ngày soạn:
Ngày giảng
 Tíêt 16: ADN và bản chất của Gen
I. Mục tiêu .
1 Kiến thức .
- HS trình bày được các nguyên tấc của sự tự nhân đôi ở ADN
- Nêu được bản chất hoá học của gen.
- Phân tích được các chức năng của gen.
2. Kĩ năng .
-Phát triển kĩ măng quan sát và phân tích kênh hình rèn kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ :
 - Giáo dục ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy học .
Tranh :Sơ đồ tự nhân đôi của ADN.Mô hình tự nhân đôi của ADN
III. Hoạt động dạy và học .
1.Tổ chức
2.Kiểm tra 
Câu 1: Nêu cấu tạo hoá học của ADN.
Câu 2 Tính đặc thù của mỗi loại ADN yếu tố nào sau đây quy định ? 
a.Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các Nuclêôtít trong phân tử ADN 
b.Hàm lợng AND trong nhân TB.
cTỉ lệ (A + T )/(G + X ) trong phân tử ADN 
d Cả b và c 
Câu 3 : Theo NTBS thi về mặt số lượng đơn phân những trờng hợp vào sau đây là đúng 
a.A +G =T + X
b A=T,G=X
c A+T+G = A+X+T
d A+X+T= G+X +T 
3.Bài mới 
- Mở bài :
- Phát triển bài .
Hoạt động 1: ADN Tự nhân đôi theo nguyên tắc nào.
GV.yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luân nhóm thống nhất trả lời câu hỏi 
? Hoạt động đàu tiên của ADN khi bất đầu tự nhân đôi .
? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu vào lúc nào .trên máy mạch ADN.
? Các Nu nào liên kết với nhau thành từng cặp 
? Sự hình thành mạch mới ở 2ADN con diễn ra như thế nào .
? Nhận xét về cấu tạo của ADN mẹ và 2 ADN con 
? Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào 
Kết luận
+ Quá trình tự nhân đôi :
- Hai mạch AD N tách nhau theo chiều dọc .
- Các Nu của mạnh khuân liên kết với Nu tự do theo NTBS.--.> 2 mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành dựa trên mạch khuân của ADN mẹ theo chiều ngược lại 
- Kết quả :2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giông ADN mẹ .
+ Nguyên tắc 
- Bổ xung 
- Giữ lại một nửa 
Hoạt đông 2: Bản chất của gen .
GV.yêu càu HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm .trả lời câu hỏi .
? Nêu bản chất hoá học của gen .
? Gen có chức năng gì 
Kết luận 
+Bản chất hoá học của gen là ADN
 + Chức năng của gen :gen cấu trúc mang thông tin quy đinh cấu trúc phân tử prôtêin
Hoạt động 3: Chức năng của ADN
GV. Yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
? ADN có chức năng gì 
? Sự tự nhân đôi của ADN có ý nghĩa gì
Kết luận 
+ Chức năng :
- Lưu giữ thông tin di truyền 
- Truyền đạt thông tin di truyền 
4.Củng cố : 
HS đọc kết luận SGK. 
Kiểm tra đánh giá .
1. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
2. Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen 
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài treo nội dung SGK.
- Làm bài tập 1.2.3..4/SGK.
- Đọc bài 17 SGK .trang 31.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- HS .mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.
- Biết xác định những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN 
- Trình được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN và ADN.và nguyên tắc tổng hợp của quá trình này 
2. Kĩ năng 
Phát triển kĩ năng quan sát và phân tíc kênh hình .so sánh 
3. Thái độ : 
 - Giáo dục ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy học .
Tranh cấu trúc ARN sơ đồ tổng hợp ARN
- Mô hình tổng hợp ARN
III. Hoạt động dạy và học 
1.Tổ chức 
2.Kiểm tra 
1 Mô tả quá trình tự nhân đôi của ADN
2. Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen 
3.Bài mới 
Mở bài 
Phát triển bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu ARN.
GV yêu cầu HS đọc thông tin quan sát H.17 thảo luận trả lời câu hỏi 
? ARN có thành phần hoá học như thế nào 
? Trình bày cấu tạo ARN.
GV yêu cầu HS làm bài tập SGK mục 1/tramg 31
?ADN gồm những loại nào ,dựa vào đâu chia ra cac loại đó 
-kết luận 
- ARN cấu tạo từ các nguyên tố C.H,O.N.P
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn là 4 loại :Nu. A.U,G.X.,có kích thước ,khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN 
-ARN gồm :
+mARN truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin 
+tARN vận chuyển axít amin
+rARN lầ thành phần cấu tạo nên ribôxôm.nơi tổng hợp prô tê in 
Hoạt đông 2 : ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
? ARN được tổng ở kì nào của TB.
GV mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào h17. 2 (hoặc nô hình )
? ARN được tổng hợp dựa vào nột hay hai mạch đơn của gen.
(dựa vào một nạch ).
? Các loại Nu nào kết hợp với nhau tạo thành mạch ARN
? Nhận xét trình tự các đơn phân trên ARN.
So với các đơn phân của gen .
? Quá tổng hợp ARN theo những nguyên tắc nào .
? Nêu mối quan hệ gen và ARN.
Kết luận 
.+Quá trình tổng hợp ARN:
- Gen tháo xoắn tách dần thành 2 mạch đơn,
- Các Nu ở mạch khuân liên kết với Nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ xung 
+ Khi tổng xong ARN.tách khỏi gen đi ra TB chất 
+ Nguyên tắc bổ xung (SGK)
4.Củng cố . HS đọc kết luận SGK cuối bài 
Kiểm tra đánh giá 
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN 
2. ARN đợc tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào ? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen ->ARN.
5.Hướng dãn về nhà. 
- Học bài theo nội dung SGK
- Làm bài tập 1.2.3.4..5 SGK /trang 53.
- Đọc bài prôtêin 
Ngày soạn:
Ngày giảng
 Tiết 18: PRÔTÊIN
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức .
 - HS nêu được thành phần hoá học của prôtêin phân tích được tích tính đặc thù và đa dạng của nó 
 - Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó 
- Trình bày được các chức năng của prôtêin 
 2. Kĩ năng :
 Phát triển kĩ năng quan sát phân tích kênh hình tư duy phân tích 
3. Thái độ : Giáo dục ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin.
III. Hoạt động dạy và học 
1.Tổ chức 
2.Kiểm tra 
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN
2. ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tác nào 
3.Bài mới :
 Mở bài 
 Phát triển bài 
Hoạt động 1: Cấu trúc của prôtêin
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trao đổi nhóm à thống nhất trả lời câu hỏi
? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo của prôtêin 
? Về mặt cấu trúc ADN và ARN giống nhau căn bản điểm gì (là đại phân đa phân tử ) 
GV yêu cầu HS thảo luận 
Yếu tố nào xác định sự đa dạng của prôtêin 
? Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện như thế nà 
? Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù
- GV yêu cầu HS quan sát hình 18 để thấy được tính đa dạng và tính đặc thù còn biểu hiện ở cấu trúc không gian .
? Tính đặc thù của prôtêin được thể thông qua cấu trúc không gian như thế nào 
? Mô tả cấu trúc không gian bậc 1, 2 ,3.4.dựa vào hình vẽ 
Kết luận 
- Prôtêin là một hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố C.H.O.N.
- Pôtêin là đại phân tử đươc cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axít amim
- Prôtêin có tính đa dạng :
Do 20 loại a xít amin tạo ra vô số cách sắp xếp khác nhau trong chuỗi axít amin
- Tính đặc thù : được thể hiện ở số lượng thành phần axít amin , cấu trúc không gian , cách sắp xếp a xít amin 
* Các bậc cấu trúc :
- Cấu trúc bậc 1 : là chuỗi a xít amin có trình tự xác định tạo thành chuỗi pôlipéptít
- Cấu trúc bậc 2: Là chuỗi a xít amin tạo vòng xoắn lò so chịu lực khoẻ 
- Cấu trúc bậc 3; do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp thành kiểu đặc trng 
- Cấu trúc bậc 4; gôm 2 hay nhiều chuỗi a xít amim kết hợp với nhau 
Hoạt động 2: Chức năng của Prôtêin
GV yêu cầu HS thông tin về chức năng của prôtêin 
? Prôtêin có chức năng nào 
? Nêu chức năng cấu trúc của prôtêin 
GV phân tích qua VD
? Prôtêin tham gia chức năng xúc tác các quá trình TĐC nh thế nào 
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đái đường 
? Nêu vai trò của prôtêin trong quá trình điều hoà TĐC
a. Chức năng cấu trúc 
Là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất .hình thành các đặc điểm của mô, các cơ quan cơ thể 
b. Vai trò xúc tác các quá trình TĐC.
Bản chất enzim là prôtên tham gia các phản ứng sinh hoá
 c.Vai trò điều hoà các quá trình TĐC
Các hoóc môn phần lớn là prôtêin.điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể .
+ Ngoài ra prôtêin còn có các chức năng khác :Bảo vệ cơ thể, vận động ,cung cấp năng lượng, sinh sản, sinh trởng 
4.Củng cố :HS đọc kết luận chung cuối bài 
Kiểm tra đánh giá .
1. Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào quyết định 
2. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với cơ thể 
5. Hướng dẫn bài về nhà 
 + Học bài theo nội dung SGK.
 +Làm bài tập 1.2.3.4.SGK trang 56 . đọc bài 19
Ngày soạn:
Ngày giảng
 Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
I Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- HS hiểu đợc mối quan hệ giữ ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chỗi a xít amim 
- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ .
gen(một đoạn AND)à mARN à prôtêin à tính trạng 
2. Kĩ năng 
Phát triển kĩ năng quan sát .phân tích .so sánh .hệ thống hoá kiến thức 
3. Thái độ : Giáo dục ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh sơ đò hình thanh chuỗi a xít amim sơ đồ mối quan hệ giữ gen và tịnh 
 - Mô hình động về sự hình thành chuỗi a xít amim
III. Hoạt động dạy và học 
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 1. Tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định 
 2. Vì sao prôtêin có vai trò quan trọng đối với TB và cơ thể 
 3.Bài mới : 
 - Mở bài 
 - Phát Triển bài
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK
? Hãy cho biết giã gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gián nào.Vai trò của dạng trung gian đó 
GVyêu cầu HS quan sát hình 19.1 thảo luận trả lời câu hỏi 
? Nêu các thành phần tham ra tổng hợp chuỗi a xít amim
? Các loại Nu nào ở mARN và tARN liên kết với nhau 
? Tơng quan về số lượng giữa axit amin và Nu của ARN khi ở trong ribôxôm 
GV nêu : Các a a trong chuỗi được
sắp xếp theo đúng trình tự quy định Nu trên ARN
Trình bày quá trình hình thành chuỗi axít amin
 + mARN dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về câú trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất 
* Sự hình thành chuỗi axít amin 
- m ARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin 
- Các tARN mang axít ami n vào 
ribô xôm khớp với mARN theo NTBS à đặt a a vào đúng vị trí 
- Khi ribô xôm dịch một nấc trên mARNà 1 axít amim đợc nối tiếp 
- Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN à chuỗi a xít amim đợc tổng hợp xong 
- Nguên tắc tổng hợp :
+ Khuôn mẫu .mARN
+NT Bổ sung .A - U. G - X.
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
GV yêu cầu HS quan sát h19.2. 19.3 giải thích 
? Mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1.2.3 nh thế nào 
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/tr58
? Nêu bản chất mối liên hệ trong sơ đồ 
Mối liên hệ :
+ ADN là khuân mẫu để 
tổng hợp ARN
+ mARN là khuân mẫu để tổng hợp chuỗi a a (cấu trúc bậc 1 của prôtêin
+ Prôtêin tham ra cấu trúc và hoạt động sinh lý của TB à biểu hiện thành tính trạng của cơ thể 
+ Bản chất mối quan hệ gen -tính trạng 
+ Trình tự các Nu trong ADN.quy định trình tự các Nu trong ARN .qua đó quy định trình tự các axít amim của phân tử prôtêin .prôtêin tham ra các hoạt động của TBà biểu hiện thành tính trạng 
4.Củng cố : HS đọc kết luận chung SGK cuối bài 
Kiểm tra đánh giá :
1. Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN. Giữa ARN và prôtêin 
2.Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ 
gen (một đoạn AND) à mARN à prôtêin à tính trạng 
5.Hướng dẫn bài về nhà :
 -học bài 
- Làm bài tập 1.2.3./SGK/tr59 
- Ôn lại cấu trúc không gian của ADN
Ngày soạn:
Ngày giảng 
 Tiết 20: Thực hành
 Quan sát và lắp mô hình ADN
I Mục tiêu 
1 Kiến thức 
Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN.
2 kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát ,phân tích mô hình ADN 
Rèn thao tác lắp ráp mô hình AND
3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo quản tốt dụng cụ thực hành
II Đồ dùng dạy học 
- Mô hình phân tử ADN 
- Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN ổ dạng tháo rời 
III Hoạt động dạy -Học 
1.Tổ chức
2. Kiểm Tra:
- Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. 
3.Bài mới :
 - Mở bài 
 - Phát triển bài 
Hoạt động 1: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
GV: Hớng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN ,thảo luận .à Trả lời câu hỏi 
? Vị trí tơng đối của 2 mạch Nu
? Chiều xoắn của 2 mạch 
? Đờng kính vòng xoắn chiều cao vòng xoắn 
? Số cặp Nu tong một chu kì xoắn 
? Các loại Nu nào liên kết với nhau từng cặp 
GV: Gọi HS lên trình bày trên mô hình 
- ADN gồm 2 mạch đơn song song xoắn từ trái sang phải .
- đờng kính 20Ao cao 34Ao gồm 10 cặp Nu/1chu kì xoắn /
- Các Nu liên thành cặp theo NTBS A-T, G-X 
Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian cửa phân tử ADN
GV hướng dẫn cách lắp mô hình .
GV cho các nhóm lắp mô hình theo HDàGiáo viên theo dõi ,uốn nắn.kiểm tra.gúp đỡ nhóm yếu 
-Cách lắp mô hình 
+ lắp mạch 1 : Theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống 
+ lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang Nu theo NTBS với mạch 1 từ dưới lên hoặc từ trên xuống 
Hoạt động 3: Thu hoạch
Vẽ hình 15 trong SGK vào vở thực hành 
4. Củng cố
Kiểm tra đánh giá 
- GV căn cứ vào kết quả lắp ráp mô hình kết hợp trình bày nhận xét cho điểm 
-nhận xét ý thức của từng nhóm 
5.Hướng Dẫn về nhà
 + Ôn tập chơng 1.2.3..theo câu hỏi cuối bài 
 + Đọc bài : đột biến gen 
Ngày soạn:
Ngày giảng
 Tiết 21: Kiểm tra một tiết 
I Mục tiêu 
 - Kiểm tra,đánh giá ,nhận thức kiến thức cơ bản của học sinh trong 3 chương thí nghiệm của Menden, nhiễm sắc thể, AND và Gen.Từ đó có phương pháp giảng dạy tốt hơn. 
Rèn kĩ năng trình bày bài khoa học , 
 - Giáo dục ý thức tự giác độc lập cho học sinh .
I Đồ dùng dạy học 
 GV: Chuẩn bị đề bài ,đáp án 
 HS: giấy bút 
III Hoạt động dạy và học 
 1.Tổ chức
 2.Kiểm tra:
 - Sự chuẩn bị của học sinh 
 3.Bài mới 
Thiết kế ma trận đề kiểm tra 1 tiết sinh học 9
Chủ đề
Nhận biết
Thống hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I
TN Menden
2
1
1
0,5
1
2
4
3,5
Chương II
NST
1
0,5
1
 2,5
3
3,5
Chương III
ANDvà Gen
1
2,5
1
0,5
2
3,5
Tổng
3 1
 4
3	1
4
1	1
2
9
10
I/ Phần trắc nghiệm 
Câu 1: Nhận biết – Dạng lựa chọn
 Phép lai nào dưới đây tạo con lai F1 nhiều kiểu Gen nhất
	A/ P. A A x A a
	B/ P. A a x A a
	C/ P. a a x a a
	D/ P. A a x a a
Câu 2: Nhận biết – Dạng lựa chọn
Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích
	A/ P. A A x A A
	B/ P. A a x A a
	C/ P. A A x A a
	D/ P. A a x a a
Câu 3: Nhận biết – Dạng lựa chọn
ở lúa nước có 2n = 24 NST, một tế bào của lúa nước đang ở kỳ sau của giảm phân n. Tế bào đó có bao nhiêu NST?
a. 6	c. 24
b. 12	d. 48	
Câu 4: Thông hiểu – Dạng câu hỏi ghép đôi
Chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A
Cột A
Kết quả
Cột B
1. Phân tử AND cấu tạo bởi
a. axit amin
2. Loại ARN có vai trò tổng hợp P
b. 2 mạch song song xoắn quanh một trục
3. Đơn phân cấu tạo Protein
c. ARN thông tin
Câu 5: Thông hiểu – Dạng điền khuyết
Chọn cụm từ thích hợp: Thuần chủng, phân tính, đồng tính, 3 trội 1 lặn đIền vào..
“ Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng (1) tương phản thì F1(2) về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình(3)”
Câu 6: Vận dụng – Dạng câu đúng sai
Chọn câu đúng sau trong nội dung sau
 Sự tự nhân đôi AND diễn ra theo nguyên tắc nào:
 Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
	A. Đúng 	B. Sai
II/ Phần tự luận ( 7đ)
Câu1: Vận dụng
ậ đậu Hà Lan thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp. Em hãy xác định kết quả ở F1, F2 khi cho lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng thân cao và thân thấp.
Câu 2. Thông hiểu
Những đIểm khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân
Câu 3:
Trình bày cấu tao hoá học của AND
II, Đáp án
A: Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 3 đIểm – mỗi câu 0,5 )
Câu 1 : B 	Câu 4 : 1-b , 2-c , 3-a
Câu 2 : D	Câu 5 : 1- Thuần chủng; 2- Đồng tính, Câu 3 : C 	 3- 3 Trội 1 lặn
Câu 6 : đúng (D)
B- Phần tự luận ( 7 đIểm)
Câu 1(2,5 đ)
GiảI : Theo đề bài ta quy ước
	Gen A quy định tính trạng thân cao
	Gen a quy định tính trạng thân thấp
	Cây thân cao có kiểu gen AA
	Cây thân thấp có kiểu gen aa
Sơ đồ lai : P.AA(thân cao) x aa ( thân thấp)
	 Gp A a
 F1 Aa( thân cao) 
	 F1 Kiểu gen Aa ( dị hợp) 
	 KH : Thân cao
 F1x F1
	 F1 : Thân cao Aa x Aa ( thân cao )
	 Gp A, a A,a
 	 F2 AA, Aa, aA, aa
Vậy F2 : Tỉ lệ kiểu gen 1AA, 2Aa, 1aa
 	 KH : 3 thân cao, 1 thân thấp
Câu 2 ( Thông hiểu ) – 2,5đ
Nêu những đIểm khác nhau của quá trình nguyên phân
Khác nhau
Nguyên phân
Giảm phân
Loại TB
Xảy ra ở TB dinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai
Xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín
 0,5đ
HĐNST
- Không xảy ra sự tiếp hợp NST
- Có 1 lần NST tập chung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li
- có xảy ra sự tiếp hợp NST vào kì đầu I
- có 2 lần NST tập chung ở phẳng XĐ của thoi vô sắc và phân li
 1đ
Kết quả
Từ 1 TB mẹ 2n NST qua một l lần phân bào tạo ra 2 TB con đều co 2n NST 
Từ 1 TB mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào tạo ra 4 TB con có n NST
 1đ
Câu 3 ( Nhận biết ) 2,5đ
Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử AND
AND là một axit nucleotit được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P (0,5đ) 
AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ( 0,5đ)
4 Loại Nu : A, T, X, G ( 0,5đ)
AND có tính đa dạng, tính đặc thù ( 0,5đ)
4, Củng cố 
Giáo viên thu bài kiểm tra 
Nhận xét ý thức làm bài của học sinh
5, Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc bài đột biến gen
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Chương IV : Biến dị 

File đính kèm:

  • docGA S 9 KI 1.doc
Bài giảng liên quan