Giáo án Sinh học - Bài 8: Tế bào nhân thực (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân thực, nêu được đặc điểm cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực.

2. Kĩ năng: HS so sánh, phân tích được đặc điểm cấu tạo và chức năng giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

3. Thái độ: HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:

- Trực quan.

- Dạy học nhóm.

- Vấn đáp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp:(1ph)

2.Kiểm tra bài cũ:(3ph)

- Tế bào chất là gì? Em hãy nêu các thành phần chính trong tế bào chất ở tế bào nhân sơ?

3. Giảng bài mới:

GV dẫn dắt vào bài: 1ph

 

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học - Bài 8: Tế bào nhân thực (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TuÇu: 9 TiÕt: 9 Ngµy so¹n: 18/10/2013 	Ngµy d¹y: 25/10/2013
Bµi 8:  TẾ BÀO NHÂN THỰC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân thực, nêu được đặc điểm cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực.
Kĩ năng: HS so sánh, phân tích được đặc điểm cấu tạo và chức năng giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
Thái độ: HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:(1ph)
2.Kiểm tra bài cũ:(3ph)
- Tế bào chất là gì? Em hãy nêu các thành phần chính trong tế bào chất ở tế bào nhân sơ?
3. Giảng bài mới:	
GV dẫn dắt vào bài: 1ph
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
3ph
3ph
3ph
3ph
6ph
4ph
5ph
6ph
1ph
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
+ GV: Khác với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn. 
+ GV chiếu hình tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. Yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu SGK cho biết đặc điểm chung của tế bào nhân thực?
- HS quan sát và trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
+ GV chiếu hình tế bào động vật và thực vật, tế bào hồng cầu, tế bào cơ, hình ảnh nhân tế bào được phóng to. Yêu cầu học sinh quan sát và rút ra đặc điểm chung của nhân tế bào?
- HS quan sát trả lời.i
+ GV: - Nhân tế bào động vật ở vùng trung tâm, nhân tế bào thực vật ở vùng ngoại biên.
+ GV: Chiếu hình cấu trúc nhân tế bào, yêu cầu học sinh cho biết các thành phần cấu trúc của nhân tế bào?
- HS quan sát, hoàn thành nội dung.
+GV cung cấp thêm thông tin:
- Màng nhân là màng kép giống màng sinh chất, mỗi lớp dày 6 – 9 nm, lỗ nhân có đường kính 50 - 80nm.
- Nhân con gồm chủ yếu là protein (80 -85%), và rARN.
+ GV trình bày thí nghiệm:
- TN1: Người ta phá nhân tế bào trứng ếch thuộc loài A rồi lấy nhân của trứng ếch thuộc loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm người ta thu được ếch con mang đặc điểm của loài B.
- TN 2: Amip đơn bào được cắt thành hai phần: Một có nhân và một không nhân. Cả hai phần đều co tròn lại, màng sinh chất khôi phục. Phần có nhân sinh trưởng, sinh sản bình thường. Phần không nhân chỉ có thể chuyển động nhưng không sinh sản được.
Các thí nghiệm này chứng minh nhân có chức năng gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của lưới nội chất.
+ GV cho học sinh quan sát lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn, yêu cầu học sinh cho biết hình dạng của lưới nội chất?=> HS trả lời
+ GV cho học sinh so sánh đặc điểm cấu trúc và chức năng theo phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đặc điểm
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
Cấu trúc
Chức năng
+ GV: Vì sao ở người các tế bào bạch cầu lưới nội chất hạt rất phát triển, trong khi đó lưới nội chất trơn lại phát triển ở các tế bào gan?
- HS: vận dụng kiến thức đã học để trả lời:
+ Vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu, mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt. 
+ Vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể, hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ribôxôm.
+ GV chiếu hình cấu trúc và hoạt động của ribôxôm, yêu cầu học sinh quan sát hình và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa cho biết vị trí, đặc điểm, cấu tạo và chức năng?
- HS quan sát, nghiên cứu trả lời.
+ GV mở rộng:
Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của bộ máy gôngi.
+ GV chiếu hình, yêu cầu học sinh quan sát cho biết đặc điểm, hình thái, cấu tạo của bộ máy gôngi?
- HS quan sát hình để trả lời.
+ GV chiếu hình và phim, yêu cầu học sinh quan sát, và cho biết:
- Các thành phần tham gia vào việc vận chuyển protein ra khỏi tế bào?
- Chức năng của bộ máy gôngi là gì
Hoạt động 6: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ti thể.
+ GV dẫn dắt.
+ GV chiếu hình về cấu trúc ti thể. Yêu cầu hs mô tả cấu trúc ti thể.
+ GV chiếu hình cấu trúc ti thể. Đặt câu hỏi: Tại sao ti thể được ví như “Nhà máy điện” cung cấp năng lượng cho tế bào?
- HS: Do ti thể chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động 7: Hệ thống lại kiến thức bài học.
A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC.
- Kích thước tế bào lớn, cấu tạo phức tạp.
- Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào (Tế bào nhân thực).
- Hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Trong tế bào chất có nhiều bào quan có màng bao bọc.
B. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC.
I. NHÂN TẾ BÀO.
1. Đặc điểm chung:
- Phần lớn nhân tế bào có hình cầu, đường kính khoảng 5µm.
- Đa số tế bào có 1 nhân, một số tế bào nhiều nhân (Tế bào cơ vân, tế bào gan...), tế bào không nhân (TB hồng cầu giai đoạn trưởng thành).
2. Cấu trúc:
- Nhân được bao bọc bởi 2 lớp màng, trên màng có các lỗ màng.
- Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với Protein) và nhân con.
3. Chức năng:
- Nhân mang thông tin di truyền.
- Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
II. LƯỚI NỘI CHẤT.
1. Đặc điểm chung:
- Là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.
2. Cấu trúc và chức năng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
III. RIBÔXÔM
1. Cấu trúc:
- Ribôxôm là bào quan không có màng bao bọc.
- Được cấu tạo từ rARN và prôtêin.
- Ribôxôm gồm 2 loại: Tự do trong nội bào
và liên kết trên lưới nội chất hạt.
2. Chức năng: 
- Tổng hợp protein cho tế bào.
IV. BỘ MÁY GÔNGI.
1. Cấu trúc:
- Là một chồng túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt với nhau.
2. Chức năng:
- Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
V. TI THỂ
1. Cấu trúc:
- Hình thái thường dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn.
- Cấu trúc: Ti thể là bào quan có cấu trúc màng kép, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. 
- Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
- Số lượng, hình dạng kích thước ti thể thay đổi tùy điều kiện môi trường, sinh lí tế bào.
2. Chức năng:
- Ti thể cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP phục vụ cho các hoạt động sống.
4. Củng cố:(4 ph)
Câu 1: Nêu một số điểm khác biệt cơ bản giữa tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ?
- Tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn.
- Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào (Tế bào nhân thực).
- Hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Trong tế bào chất có nhiều bào quan có màng bao bọc.
Câu 2: Trong cơ thể, loại tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
Tế bào hồng cầu.
Tế bào biểu bì.
Tế bào bạch cầu.
Tế bào cơ.
Câu 3: Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây có nhiều ti thể nhất?
a. Tế bào hồng cầu.
Tế bào cơ tim.
Tế bào xương.
Tế bào biểu bì.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2ph)
* Các em học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Nghiên cứu bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docte bao nhan thuc.doc
Bài giảng liên quan