Giáo án Sinh học khối 6

-Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ hình 30.2 SGK/ 99 để trả lời 5 câu hỏi SGK/ 100

+Hoa có đặc điểm gì để dễ hấp dẫn sâu bọ ?

+Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn hoa thường phải chui vào trong hoa ?

+Nhị hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc lấy phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác ?

+Nhụy hoa có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến thì hạt phấn hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy ?

 Hãy tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?

-GV nhấn mạnh các đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Hãy kể tên 2 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?

 

doc104 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học khối 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ân cây chậm lớn, còi cọc và năng suất giảm. (1 điểm)
2. (2 điểm)
	Đặc điểm tiến hóa của rêu so với tảo:
	-Là thực vật bậc cao.
	-Sống trên cạn- nơi ẩm ướt.
	-Cơ thể phân hóa thành thân, lá và rể giả.
	-Cơ quan sinh sản chuyên hóa hơn (sinh sản bằng bào tử)
3. Thu bài 
4. Dặn dò: (1’)
-Đọc bài 19 SGK / 61,62
-Chuẩn bị mẫu vật: 1 số cành thông có nón.
D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 25	Ngày soạn: 04 . 03 . 2006 
	Tiết: 50	Ngày dạy: 08 . 03 . 2006
 Bài 40:	 HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
-Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa.
-Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh: 
-Kĩ năng quan sát tranh, mẫu vật, so sánh.
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
B.CHUẨN BỊ: 
-Mẫu vật: cành thông có nón.
-Tranh: cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái 
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:1’
2. Hoạt động dạy – học: (39’)
Mở bài:
-Yêu cầu HS quan sát hình 40.1 à hình vẽ trên miêu tả điều gì ?
-Hình 40.1 cho thấy 1 nón thông đã chín mà ta quen gọi là “quả” thông vì nó mang các hạt. Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa ? Ta đã biết quả phát triển từ hoa, đúng hơn là từ bầu nhụy của hoa. Vậy cây thông đã có hoa, quả thật sự chưa ? 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông
-Giới thiệu: thông là cây gỗ to.Ở nước ta, cây thông khá phổ biến và được trồng ở nhiều nơi.
-Yêu cầu HS quan sát cành thông à xác định các bộ phận của thông như: thân, cành, lá à cơ quan sinh dưỡng của thông có đặc điểm gì ?
-Hướng dẫn học sinh quan sát cành, lá thông như sau:
+Đặc điểm thân cành ? màu sắc ?
+Lá có hình dạng và màu sắc như thế nào ?
+Nhổ cành con à quan sát cách mọc lá? (chú ý vảy nhỏ ở gốc lá).
-Gọi 1 – 2 nhóm phát biểu à bổ sung rút ra kết luận .
-Qua những kiến thức vừa kể trên em rút ra kết luận gì về đặc điểm của cây thông ?
-GV thông báo rễ to khoẻ, mọc sâu.
-Nghe và ghi nhớ.
-HS làm việc theo nhóm 
-Từng nhóm tiến hành quan sát cành, lá thông.
à Ghi đặc điểm ra nháp.
+Thân cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).
+Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 – 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn (không có cuống) và có màu xanh.
-Kết luận:
Thông là cây đã có rễ, thân, lá thật sự.
1.Cơ quan sinh dưỡng của cây thông.
-Thân gỗ, có cành và có mạch dẫn.
-Lá hình kim có chất diệp lục.
-Rễ dài, ăn sâu, lan rộng.
à Thông là cây đã có rễ, thân, lá thật sự.
Hoạt động 2: Quan sát cơ quan sinh sản (nón)
*Quan sát nón thông.
-Thông là loài cây không có hoa, cơ quan sinh sản của thông là nón.
-GV thông báo có hai loại nón.
-Yêu cầu học sinh:
+Xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành?
+Đặc điểm của hai loại nón (số lượng, kích thước, màu sắc của hai loại).
à Theo em dựa vào đặc điểm nào của các nón để phân biệt nón đực và nón cái ?
àYêu cầu quan sát sơ đồ nón đực và nón cái trả lời câu hỏi:
+Nón đực có cấu tạo như thế nào?
+Nón cái có cấu tạo như thế nào?
+GV bổ sung, hoàn chỉnh kết luận.
-Tại sao nón đực lại có màu vàng ?
* So sánh hoa và nón.
-Yêu cầu HS so sánh cấu tạo hoa và nón àhoàn thành bảng SGK/133 .
+Thảo luận: Nón khác hoa ở đặc điểm nào?
à gọi 1 – 2 em phát biểu.
àGiáo viên bổ sung và yêu cầu HS trả lời: Từ bảng trên , em hãy cho biết có thể coi nón là hoa được không ?
* Quan sát một cái nón đã phát triển.
-Giới thiệu: nón cái thông khi đã già sẽ lớn hẳn lên và toàn bộ nón sẽ hóa gỗ.
-Yêu cầu học sinh quan sát 1 nón cái thông và tìm hạt:
+Hạt có đặc điểm gì ? Nằm ở đâu?
+So sánh tính chất của nón thông với quả bưởi à nhận xét 
+Tại sao gọi thông là cây hạt trần?
-Yêu cầu HS trình bày và bổ sung.
Lưu ý HS: hạt thông có cánh để giúp cho hạt phát tán xa hơn.
-Vậy theo em gọi nón thông là quả đã chính xác chưa ?
-Học sinh quan sát mẫu vật à đối chiếu hình 40.2 và đọc thông tin à trả lời câu hỏi.
Nón đực: Nhỏ, mọc thành cụm và có màu vàng.
Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ.
-Dựa vào màu sắc để phân biệt nón đực và nón cái.
-Cấu tạo:
+Nón đực: Vảy (nhị ) mang hai túi phấn chứa hạt phấn,
+Nón cái: Vảy (lá noãn) mang hai noãn,
-Nón đực có màu vàng là do nón có mang túi phấn chứa hạt phấn.
-Thảo luận nhóm làm bài tập điền bảng.
+Căn cứ vào bảng hoàn chỉnh à phân biệt nón với hoa.
+Thảo luận nhóm à rút ra kết luận.
Kết luận: nón chưa có cấu tạo nhị và nhụy điển hình, đặc biệt chưa có bầu nhụy chứa noãn ở bên trong à không thể coi như một hoa.
-Học sinh thảo luận à ghi câu trả lời ra nháp.
+Hạt thông có cánh, nằm lộ ra bên ngoài, trên lá noãn hở.
+Ở thông chưa có quả thật sự.
+Thông được gọi là cây hạt trần vì hạt của thông nằm trên lá noãn hở.
2.Cơ quan sinh sản (nón)
Cơ quan sinh sản của thông là nón, gồm:
- Nón đực: nhỏ, có màu vàng và mọc thành cụm, gồm:
+ Trục nón.
+ Vảy (nhị) mang túi phấn.
+ Túi phấn mang hạt phấn.
-Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ, gồm:
+ Trục nón.
+ Vảy (lá noãn).
+ Noãn.
-Thông sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở (hạt trần).
Hoạt động 3: Giá trị của cây hạt trần
-Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết ?”
? Cây thông được trồng để làm gì ?
-HS đọc SGK/ 134 à nêu được các giá trị thực tiễn của các cây thuộc ngành hạt trần.
3. Giá trị của cây hạt trần. 
SGK/ 134
3. Củng cố: (4’) 
Cho các đặc điểm sau:
	a. Chưa có rễ , thân, lá.	e. Sống ở nước là chủ yếu.
	b. Có bào tử.	f. Có nón.
	c. Có hạt.	g. Sống ở cạn.
	d. Đã có rễ, thân, lá.	h. Chưa có hoa, quả.
Theo em trong những đặc điểm trên, đặc điểm nào là đặc điểm của cây hạt trần?
Đáp án: c, d, f, g, h.
4. Dặn dò: (1’)
-Học bài, trả lời các câu hỏi SGK/ 134
-Đọc bài 41SGK / 135, 136
-Chuẩn bị : cành bưởi; 1 số lá đơn và lá kép; quả cam ; rễ hành ; rễ cải ; hoa huệ; hoa hồng ; 
D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 26	Ngày soạn: 04 . 03 . 2006
	Tiết: 51	Ngày dạy: 09 . 03 . 2006
 Bài 41:	 HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được giấu kín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây Hạt kín và cây Hạt trần.\
-Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây hạt kín.
-Biết cách quan sát một cây hạt kín.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh: Kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật.
B.CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị : cành bưởi; 1 số lá đơn và lá kép; quả cam ; rễ hành ; rễ cải ; hoa huệ; hoa hồng ; 
-Kính lúp cầm tay, kim nhọn, dao lam.
-Học sinh kẻ bảng trống theo mẫu SGK/135 vào vở bài tập.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:1’
2.Kiểm tra bài cũ: (7’)
-Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Hãy nêu cấu tạo ?
-So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ ?
3. Hoạt động dạy – học: (32’)
Mở bài: chúng ta đã biết và quen thuộc với nhiều cây có hoa như: cam, đậu, ngô, khoai,  Chúng được gọi chung là những cây hạt kín. Tại sao vậy ? chúng khác với cây hạt trần ở đặc điểm quan trọng gì ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát cây có hoa
-Yêu cầu HS đọc lệnh s SGK/ 135.
-Tổ chức nhóm quan sát.
-Hướng dẫn học sinh quan sát từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sản theo trình tự SGK.
Lưu ý HS: Với những bộ phận nhỏ dùng kính lúp để quan sát .
-Giáo viên kẻ bảng trống theo mẫu SGK 133 lên bảng.
-1-2 HS đọc to lệnh SGK/ 135 à ghi nhớ.
-Học sinh: quan sát cây của nhóm đã chuẩn bị.
Þ ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng trống ở vở bài tập.
-Gọi 1 – 3 nhóm lên bảng điền, các nhóm khác quan sát, bổ sung.
Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển.
Ví dụ:
+ Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả là một ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
Ví dụ:
+ Môi trường sống đa dạng.
à Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.
TT
Cây
Dạng thân
Dạng rễ
Kiểu lá
Gân lá
Cánh hoa
Quả
Môi trường sống
1
Hành 
Cỏ 
Chùm
Đơn
Song song
Rời 
Ở cạn 
2
Cải
Cỏ 
Cọc 
Đơn
Hình mạng 
Rời
Khô, nẻ
Ở cạn
3
Hoa hồng 
Gỗ 
Cọc
Kép 
Hình mạng
Rời
Khô 
Ở cạn
4
Lúa 
Cỏ 
Chùm 
Đơn
Song song
Ở nước
5
Ổi 
Gỗ 
Cọc
Đơn
Hình mạng
Rời
Mọng 
Ở cạn
-GV bổ sung và hoàn chỉnh bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của các cây hạt kín
-Căn cứ vào kết quả bảng mục 1. 
à nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả?
-Giới thiệu:
+Ở hoa, các lá noãn khép kín thành bầu mang noãn bên trong, do đó khi tạo thành quả thì hạt cũng nằm trong quả. à gọi là cây hạt kín.
+Cây hạt kín có mạch dẫn phát triển.
-Nêu đặc điểm chung của cây hạt kín ?
-GV bổ sung giúp học sinh rút ra được đặc điểm chung.
? So sánh với cây hạt trần à thấy được sự tiến hoá của cây hạt kín.
-Căn cứ bảng 1 à học sinh nhận xét: rễ, thân, lá, hoa, quả của cây có hoa rất đa dạng.
-Thảo luận giữa các nhóm à rút ra đặc điểm chung của cây hạt kín:
+Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng.
+Có hoa, quả chứa hạt bên trong.
*Cây hạt kín đã có cơ quan sinh sản điển hình, hạt được bảo vệ tốt trong quả. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, nên rất phong phú và đa dạng.
4. Củng cố: (4’)
 -Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: Trong những nhóm cây sau, nhóm cây nào gồm toàn cây hạt kín ?
a.Cây mít, cây rêu, cây ớt.
b.Cây thông, cây lúa, cây đào.
c.Cây ổi, cây dừa.
d.Tất cả các nhóm cây trên đều đúng.
Đáp án: c.
Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất của cây hạt kín là:
a.Có rễ, thân, lá.
b.Có sự sinh sản bằng hạt.
c.Sống được ở nhiều môi trường khác nhau.
d.Có hoa, quả và hạt nằm trong quả.
Đáp án: d.
-Yêu cầu HS đọc mục “ Em có biết ?”
5. Dặn dò: (1’)
-Học bài. Trả lời câu hỏi SGK/ 136
-Đọc bài 42 SGK / 137,138
-Chuẩn bị: cây lúa, cây hành, cây bưởi con, lá hoa dâm bụt.
D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 26	Ngày soạn: 08 . 03 . 2006
	Tiết: 52	Ngày dạy: 15 . 03 . 2006
 Bài 42:	 LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa).
-Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp hai lá mầm hay một lá mầm.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh: Kĩ năng quan sát, so sánh.
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí thiên nhiên, bảo vệ cây.
B.CHUẨN BỊ: 
-Mẫu:	+Cây lúa, hành, huệ, cỏ.
	+Cây bưởi con, lá râm bụt, cây hoa hồng.
-Tranh rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:1’
2.Kiểm tra bài cũ:(7’)
-Hãy trình bày đặc điểm chung của thực vật hạt kín ?
-Theo em giữa cây hạt trần và cây hạt kín có đặc điểm gì phân biệt, trong đó đặc điểm nào là quan trọng nhất ?
3. Hoạt động dạy – học: (32’)
Mở bài: Các cây hạt kín rất khác nhau cả về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Để phân biệt các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, bộ , họ, chi, loài. Thực vật hạt kín gồm 2 lớp chính là lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Phân biệt đặc điểm cây hai lá mầm và cây một lá mầm
-Rễ được chia làm mấy loại chính ? Cho ví dụ ?
-Có mấy kiểm gân lá ? Kể tên và cho ví dụ ?
-Các đặc đặc điểm này gặp ở các cây khác nhau trong lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh + hình 42.1 giới thiệu một cây một lá mầm và hai lá mầm điển hình à Căn cứ vào đặc điểm của lá, rễ, hoa mà em có thể nhận biết được từ hình vẽ, hãy phân biệt cây một lá mầm với cây hai lá mầm ?
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu đoạn 0 mục 1. àNgoài những đặc điểm trên người ta còn dựa vào những dấu hiệu nào để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm?
-Yêu cầu 1-2 nhóm báo cáo kết quả à các nhóm khác bổ sung.
Đặc điểm
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
-Rễ
-Rễ chùm
-Rễ cọc
-Gân lá
-Gân lá song song hoặc hình cung
-Gân lá hình mạng
Số cánh hoa
-Hoa có 6 cánh
(Hoa mẫu ba)
-Hoa có 5 cánh
(Hoa mẫu năm)
-Thân
-Thân cỏ, cột
-Thân gỗ, cỏ leo
-Hạt
-Phôi có một lá mầm
-Phôi có hai lá mầm
Þ Phát biểu các đặc điểm phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm?
à Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm lá số lá mầm của phôi.Nhưng thường khó nhận thấy nên người ta thường dựa vào đặc điểm bên ngoài như: rễ, thân, lá, 
-HS nhớ lại kiến thức cũ, trả lời :
+Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.
+Có 3 loại gân lá: gân hình mạng, gân song song và gân hình cung.
-Học sinh hoạt động theo nhóm: Quan sát kỹ cây một lá mầm và cây hai lá mầm, căn cứ đặc điểm của rễ, lá, hoa à Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
à Ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng SGK/ 137
à Học sinh đọc 0 tự nhận biết hai dấu hiệu nữa là số lá mầm của phôi và đặc điểm của thân.
- 2 học sinh lên bảng tự ghi.
+Các nhóm nhận xét + bổ sung.
Þ Tự rút ra các đặc điểm để phân biệt 2 lớp.
1. Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm.
Bảng SGK/ 137 (đã sửa chữa)
Hoạt động 2: Quan sát một vài cây khác
-GV cho học sinh quan sát các cây của nhóm mang đi à điền các đặc
-Nhóm ghi thêm tên cây đã mang đến lớp và điền vào 
2. Quan sát một vài cây khác
 điểm vào bảng sau:
Tên cây
Rễ
Thân
Kiểu gân lá
Thuộc lớp
MLM
HLM 
Bưởi
Cọc
Gỗ
Mạng
X
Huệ 
Chùm 
Cỏ 
Song song
X
Râm bụt
Cọc
Gỗ
Mạng
X
Lúa 
Chùm 
Cỏ 
Song song
X
Hành 
Chùm 
Cỏ 
Song song
X
Hoa hồng
Cọc
Gỗ
Mạng
X
-Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết ?” SGK/ 139
 bảng các đặc điểm .
Þ Học sinh bổ sung bảng à nhận xét:
Để phân biệt được cây nột lá mầm và cây hai lá mầm người ta không chỉ dựa vào một đặc điểm của cây mà phải kết hợp nhiều đặc điểm khác của cây.
4. Củng cố: (4’)
-Hãy quan sát hình 42.2 SGK/ 138 hãy nhận biết nhanh cây một lá mầm và cây hai lá mầm ?
-Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa 2 lớp một lá mầm và lớp 2 lá mầm là gì ?
5. Dặn dò: (1’)
-Học bài.
-Sưu tầm một số lá của cây một lá mầm và cây 2 lá mầm. Dùng băng dính gắn lá vào một tờ giấy.
-Đọc bài 43 SGK / 140, 141
D.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Tuần: 27	Ngày soạn: 08 . 03 . 2006
	Tiết: 53	Ngày dạy: 16 . 03 . 2006
 Bài 43:	 KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Biết được phân loại thực vật là gì?
-Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh: Kĩ năng quan sát, so sánh, vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV: 
-Sơ đồ phân loại thực vật: 
(        ) 
(        ) 
(   ) 
(   ) 
(   ) 
(   ) 
(        ) 
Giới thực vật 
TV bậc thấp 
TV bậc cao 
Các ngành tảo 
Ngành rêu 
Ngành dương xỉ 
Ngành hạt trần 
Ngành hạt kín 
-Các tờ bìa nhỏ ghi đặc điểm:
Chưa có rễ, thân, lá.
Đã có rễ, thân, lá.
Sống ở nước là chủ yếu.
Sống ở cạn là chủ yếu.
Sống ở các nơi khác nhau.
Rễ giả, lá nhỏ hẹp.
Rễ thật, lá đa dạng.
Có bào tử.
Có hạt.
10.Có nón.
11.Có hoa và quả.
2.HS: xem lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:1’
2.Kiểm tra bài cũ: (10’)
-Nêu 1 số ví dụ về cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm ?
-Hãy trình bày những đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây một lá mầm với cây 2 lá mầm?
3. Hoạt động dạy – học: (30’)
Mở bài: Chúng ta đã tìm hiểu các “nhóm” thực vật từ Tảo đến cây Hạt kín. Chúng hợp thành giới thực vật. Như vậy, giới Thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới Thực vật, người ta phải tiến hành phân loại chúng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phân loại thực vật là gì ?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ SGK/ 140
+Cho học sinh nhắc lại các nhóm thực vật đã học.
+Tại sao người ta xếp cây thông, trắc bách diệp vào một nhóm? 
+Tại sao tảo, rêu được xếp vào hai nhóm khác nhau?
-Việc tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các loài thực vật và sắp xếp chúng theo từng nhóm, gọi là phân loại thực vật à Vậy phân loại thực vật là gì?
-HS thảo luận nhóm à khác nhau ; giống nhau.
-Các nhóm thực vật đã học:
+Tảo 
+Rêu - Cây rêu
+Quyết – Cây dương xỉ.
+Hạt trần – Cây thông
+Hạt kín
-Người ta xếp cây thông, trắc bách diệp vào một nhóm vì chúng có nhiều đặc điểm giống nhau.
-Tảo, rêu được xếp vào hai nhóm khác nhau vì chúng có những đặc điểm khác nhau.
Kết luận: Việc tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật.
1. Phân loại thực vật là gì ?
Việc tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bậc phân loại 
-GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành-Lớp-Bộ-Họ-Chi-Loài
-GV giải thích:
+Ngành là bậc phân loại cao nhất.
+Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.
Ví dụ: họ cam có nhiều loài: bưởi, chanh, quất,
-Em nghĩ như thế nào, nếu ta gọi “nhóm tảo” , “nhóm rêu” , “nhóm hạt kín” ,  ? 
-Học sinh nghe và nhớ kiến thức.
Kết luận: Các bậc phân loại: Ngành-Lớp-Bộ-Họ-Chi-Loài
-Gọi “nhóm tảo” , “nhóm rêu” , “nhóm hạt kín” ,  là sai àgọi là ngành tảo, ngành rêu, 

File đính kèm:

  • docsinh_6_hk_2.doc