Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 10: Đặc trưng của cơ thể sống

1. Kiến thức

- Nêu được dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể.

- Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và cơ thể động vật.

- Chỉ và gọi tên được tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật và động vật.

- Lập được bảng so sánh về cấu tạo của cơ thể thực vật và động vật.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 28/07/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 10: Đặc trưng của cơ thể sống, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tuần: 9
Tiết: 9, 10
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
6A:
6B:
Bài 10: ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể.
- Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và cơ thể động vật.
- Chỉ và gọi tên được tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật và động vật.
- Lập được bảng so sánh về cấu tạo của cơ thể thực vật và động vật.
2. Kĩ năng
- Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật trong môi trường sống xung quanh.
3. Thái độ
- Có thức yêu thích bộ môn và say mê nghiên cứu khoa học.
4. Định hướng năng lực hình thành và phát triển cho HS 
- Tìm tòi, phát hiện cái mới.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực diễn thuyết.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khoa học.
- Năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng nhóm.
- Phiếu học tập
2. Học sinh
- Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Tiết 1
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động khởi động (5 phút)
Mục tiêu: + HS kể tên được tên 1 số động vật, thực vật.
+ HS chỉ ra được đâu là cơ thể thực vật, đâu là cơ thể động vật.
- B1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân:
+ Hãy kể tên những động vật và thực vật mà em biết?
+ Quan sát hình 10.1, chỉ ra đâu là cơ thể thực vật, đâu là cơ thể động vật?
+ Làm cách nào để nhận biết một vật nào đó là vật sống hay không sống? 
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào vở, GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- B3: Báo cáo: GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi, HS theo dõi, nhận xét.
- B4: GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS ghi câu trả lời vào vở.
A. Hoạt động khởi động
- Tên động vật: mèo, chó, gà, giun, 
- Tên thực vật: cây cải, cây mía, cây nhãn, 
- Hình 10.1: 
+ Hình A: Cơ thể thực vật.
+ Hình B, C: Cơ thể động vật.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sống (30 phút)
Mục tiêu: + Nêu được 7 dấu hiệu đặc trưng của tổ chức cấp cơ thể.
+ Nhận biết được vật sống, vật không sống ở môi trường xung quanh.
- B1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 7 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 hộp đựng 7 phiếu học tập, yêu cầu mỗi nhóm rút 1 phiếu học tập ra đọc và thảo luận, hoàn thành phiếu học tập trong 3 phút. Sau 3 phút, các nhóm đứng dậy, cầm theo phiếu học tập đã hoàn thành, di chuyển đến bàn tiếp theo rút phiếu học tập và hoàn thành. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi HS di chuyển đủ 7 trạm thì dừng lại.
Nội dung các phiếu học tập như sau:
1. Di chuyển: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)? Em hãy đưa ra một số ví dụ?
2. Hô hấp: Em hãy cùng các bạn thực hiện 1 thí nghiệm nhỏ: hãy bịt mũi lại và thở, sau đó ngậm miệng và thở. Em hãy mô tả hiện tưởng xảy ra và ghi vào vở. Em có cần cả mũi và miệng để thở hay không? Tại sao? Tại sao chúng ta cần phải hít thở?
3. Sinh sản: Thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Ở độ tuổi bao nhiên thì các vật sống không cần bố mẹ chúng nữa? Hãy đưa ra một số ví dụ mà em biết?
4. Cảm ứng: Em hãy tìm một vài sự vật trong phòng mà khi chạm vào em cảm thấy có 1 trong các đặc điểm sau: mềm; nhẵn; gồ ghề? Ghi lại tên của vật mà em tìm thấy vào vở.
5. Dinh dưỡng: Em hãy nêu một số ví dụ về các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ con người và các loại thức ăn không tốt cho sức khoẻ con người?
6. Sinh trưởng: Thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm ra 4 sinh vật có khả năng sinh trưởng (cả thực vật và động vật) và ghi lại vào vở.
7. Bài tiết: Hãy thảo luận với các bạn để trả lời câu hỏi: Tại sao các loài động vật cần phải bài tiết? Chúng có sử dụng hết hoàn toàn những thứ mà chúng ăn mỗi ngày không?
Sau khi HS đã hoàn thành 7 nội dung của PHT, GV yêu cầu HS nêu 7 dấu hiệu đặt trưng của cơ thể sống.
? Tại sao thực vật không di chuyển được những vẫn được gọi là cơ thể sống?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.
- B3: Báo cáo: GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm vật sống, vật không sống (10 phút)
Mục tiêu: HS nhận biết được vật sống, vật không sống.
- B1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS tập trung, di chuyển ra sân trường, tìm ít nhất 10 vật, sắp xếp chúng vào 3 cột vật sống, vật không sống và vật đã từng sống nhưng đã chết điền vào bảng đã lập trong vở. Thời gian hoạt động là 5 phút, sau 5 phút tất cả HS phải di chuyển về lớp.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV bao quát lớp, hướng dẫn HS hoàn thành nội dung yêu cầu.
- B3: Báo cáo: GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- B4: GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của cả lớp, chốt kiến thức.
GV dự đoán những khó khăn HS gặp phải hoặc những trường hợp HS nhầm lẫn và giải quyết khó khăn, vướng mắc của HS.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Dấu hiệu đặc trưng của tổ chức cấp cơ thể.
Một sinh vật sống có đầy đủ 7 đặc trưng phân biệt với vật không sống:
- Sinh trưởng (lớn lên).
- Cảm ứng: Cảm nhận những thay đổi xung quanh.
- Hô hấp.
- Dinh dưỡng.
- Sinh sản.
- Di chuyển.
- Bài tiết.
2. Nhận biết vật sống, vật không sống, vật đã từng sống
TT
Tên mẫu vật
Vật sống
Đã từng sống
Vật không sống
1
2
3
4
(HS tìm và điền vào bảng)
Tiết 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Khởi động ( 5 phút)
Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học ở tiết học trước.
- B1: Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 1 dãy, GV chiếu 10 hình ảnh khác nhau, mỗi hình GV dừng lại 5s cho HS quan sát, yêu cầu HS quan sát, ghi lại tên các hình ảnh và phân loại chúng là vật sống, vật không sống hay vật đã từng sống. Nhóm nào có nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành chiến thắng và nhận được phần quà.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- B3: Báo cáo: GV yêu cầu các nhóm đổi kết quả cho nhau, GV chiếu đáp án, các nhóm so sánh và chấm điểm, báo cáo lại với GV.
- B4: GV thu lại kết quả các nhóm, nhận xét và trao phần thưởng cho nhóm giành chiến thắng.
- Vật sống: Ốc sên, cá, cây lúa, em bé.
- Vật không sống: Nến, bảng đo thị lực, mèo bông. 
- Vật đã từng sống: Hóa thạch, vỏ ốc, lá rụng.
Hoạt động hình thành kiến thức 
Tìm hiểu về cấu tạo cơ thể (19 phút)
Mục tiêu: HS biết được các cấp tổ chức của cơ thể.
- B1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, nghiên cứu thông tin SHD, thảo luận và cho biết: + Đặc điểm của thế giới sống?
+ Cấu tạo của thế giới sống?
+ Cấu tạo của cơ thể đa bào?
GV chiếu hình 10.3 , yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát và thực hiện nội dung sau:
+ Vẽ lại sơ đồ chữ hình 10.3a, 10.3b vào vở.
+ Những cấp độ nào chưa được thể hiện trong hình 10.3a?
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SHD/tr56, cho biết:
+ Nếu mô cơ tim, quả tim, cũng như hệ tuần hoàn bị tách khỏi cơ thể, chúng hoạt động co rút, bơm máu và tuần hoàn máu được không? Tại sao?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- B3: Báo cáo: GV yêu cầu HS báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét.
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
2. Cấu tạo của cơ thể
- Một trong những đặc điểm nối bật nhất của thế giới sống là có tổ chức phức tạp gồm nhiều cấp, lệ thuộc vào nhau và lệ thuộc vào môi trường sống.
- Thế giới sống được cấu tạo theo các cấp: nguyên tử => phân tử => bào quan => tế bào => mô => cơ quan => hệ cơ quan => cơ thể => quần thể => quần xã => hệ sinh thái => sinh quyển.
- Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều cấu tạo từ tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào.
- Cơ thể là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ 1 đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường.
- Người ta phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
+ Cơ thể đơn bào: Chỉ gồm 1 tế bào nhưng thể hiện đầy đủ chức năng của 1 cơ thể sống.
+ Cơ thể đa bào: Gồm nhiều tế bào không giống nhau, phân hóa tạo nên nhiều loại mô khác nhau có chức năng giống nhau.
- Cơ thể là 1 thể thống nhất. Các cấp tổ chức cơ thể hoạt động hòa hợp, thống nhất nhờ có sự điều hòa và điều chỉnh chung, do đó cơ thể thích nghi được với điều kiện sống thay đổi.
C. Hoạt động luyện tập (10 phút)
Mục tiêu: Củng cố được kiến thức về vật sống, vật không sống, đặc trưng của cơ thể sống.
- B1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS:
+ Hoạt động cá nhân – làm bài tập 1, 2 vào vở.
+ Hoạt động nhóm – thảo luận, làm bài tập 3, 4 vào bảng nhóm.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn, vướng mắc.
- B3: Báo cáo: GV yêu cầu HS báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung.
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
C. Hoạt động luyện tập
1. Tại 1 thời điểm, vật sống có thể không thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm
a. Tuỳ vào mỗi cá nhân có thể đưa ra 1 hoặc 2 đặc điểm và giải thích vì sao lại là đặc điểm đó.
Ví dụ: cảm ứng – nổi da gà khi cơ thể bị lạnh...
b. Bông hoa sen đang thể hiện đặc điểm sinh sản: vì có nhị và nhuỵ giúp hình thành hạt – duy trì nòi giống.
2. Một số chiếc ôtô có bộ phận cảm biến mà có thể phát hiện ra những vật xung quanh chúng, để giúp lái xe dừng hoặc bật đèn tự dộng khi trời tối.
a. Chiếc ô tô giống với sinh vật sống: di chuyển, thải chất thải và cảm ứng.
b. Ðiều khiến chiếc xe khác với cơ thể sống: không sinh trưởng, không sinh sản.
3. Một số thực vật xung quanh ta
STT
Thực vật
Vai trò trong đời sống
1
2
3
4
5
(HS tự liệt kê tên các thực vật HS biết và vai trò của chúng).
D, E. Hoạt động vận dụng, tìm tòi và mở rộng (5 phút)
Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về các dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sống. Hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sư dụng ngôn ngữ khoa học.
- B1: Giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc các thông tin mục D, E trong sách hướng dẫn.
+ GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành nội dung D, E và chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.
GV hướng dẫn HS liên hệ với những loài thực vật và động vật xung quanh mình, vai trò của những loài này trong tự nhiên và với con người, khuyến khích HS về nhà tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và những gì có thể quan sát được trong cuộc sống hằng ngày. Có thể thiết kế lại phiếu học tập như sau:
TT
Tên loài
Vai trò trong tự nhiên
Vai trò với đời sống con người
1
Con giun đất
Làm đất tơi xốp
Thức ăn cho gia cầm
2
Cây bàng
Điều hoà khí hậu
Tạo bóng mát
3
...
GV hướng dẫn HS về nhà. Để trả lời được câu hỏi: Tại sao nói cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn? GV hướng dẫn HS đọc thông tin, chỉ ra mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên cơ thể để thể hiện được sự phụ thuộc lẫn nhau không thể tách rời của các thành phần này. Nếu có bất kì sự thay đổi tại cơ quan nào trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan còn lại...
- B2: HS về nhà thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- B3: Báo cáo: HS chia sẻ với cả lớp qua “Góc học tập”.
- B4: GV nhận xét, đánh giá HS qua sản phẩm của HS, đánh giá ý thức thực hiện nhiệm vụ của HS.
GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ và thống nhất ý kiến.
D. Hoạt động vận dụng
TT
Tên loài
Vai trò trong tự nhiên
Vai trò với đời sống con người
1
Con giun đất
Làm đất tơi xốp
Thức ăn cho gia cầm
2
Cây bàng
Điều hoà khí hậu
Tạo bóng mát
3
...
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Gợi ý trả lời câu hỏi
a. Hãy quan sát và tìm hiểu xung quanh nơi em sống có những cơ thể động vật và thực vật nào? Liệt kê vào bảng phiếu học tập ở phần trên
Ví dụ minh hoạ cho các động vật sống ở:
- Mặt đất: thỏ, hổ...
- Trong lòng đất: giun...
- Trong nuớc: cá...
b. Con người thuộc động vật.
c. Nêu đặc điểm đặc trưng của cấp cơ thể: 7 đặc điểm...
- Phân biệt cấp cơ thể với cấp tế bào: Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể.
d. Hình chuột: A – dinh dưỡng; B – Bài tiết; C – Sinh sản; D – sinh trưởng.
Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài.
- Hoàn thành nội dung mục D, E.
- Đọc mục “Em có biết” SHD/tr59.
- Nghiên cứu trước bài 11: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.
*Rút kinh nghiệm
Tổ trưởng
Người soạn

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_10_dac_trung_cua_co_the_song.doc