Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Phòng chống còi xương ở tuổi thiếu niên
Liên hệ với đặc điểm của xương người từ đó giả thích được các hiện tượng gặp trong cuộc sống.
Chú ý đến các hiện tượng trong thực tế:
- Người già dễ bị gãy xương khi ngã hơn người trưởng thành và trẻ nhỏ.
- Trẻ em dễ bị vòng kiềng.
- Tại sao có thóp trên đầu các em bé mới sinh.
- Tại sao khi bơi bị chuột rút.
- Tại sao lại nói còi xương, còi xương có ở người còi cọc hay cả những người bụ bẫm?
- Ai dễ bị thiếu canxi, thiếu canxi gây ảnh hưởng gì?
Liên hệ với đặc điểm của xương người từ đó giả thích được các hiện tượng gặp trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ: PHÒNG CHỐNG CÒI XƯƠNG Ở TUỔI THIẾU NIÊN I, Mục tiêu: Biết được cấu tạo, thành phần hóa học và tính chất của xương. Tiến hành được các thí nghiệm về xương để phát hiện thành phần hóa học và tính chất của xương. Biết nguyên nhân và biện pháp phòng chống còi xương ở lứa tuổi thiếu niên. Xây dựng sản phẩm tuyên truyền về phòng chống còi xương cho lứa tuổi thiếu niên. II,Thời gian thực hiện: Tuần 4(Chiều thứ 7/30/9/2017) III, Chuẩn bị: Máy tính. Xương đùi ếch hoặc đùi gà(3 cái) Giấm ăn, cốc thủy tinh, đèn cồn, panh IV, Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin 1, Thí nghiệm 1: Bước 1:Dùng hai panh gắp hai đầu xương và thử uốn cong xương. Bước 2: Ngâm xương vào dung dịch giấm ăn trong 72 giờ rồi dung panh gắp hai đầu xương thử uốn cong.HS quan sát và ghi kết quả vào bảng sau: T T ThÝ nghiÖm Đặc điểm của xương Trước khi ngâm trong dung dịch giấm Sau khi ngâm trong dung dịch giấm 1 Độ cứng 2 Khả năng bị uốn cong 3 Giải thích 2, Thí nghiệm 2: Bước 1:Đốt một đoạn xương đùi gà trên đèn cồn. Bước 2: Dùng búa đập nhẹ, quan sát trạng thái của xương. HS quan sát và ghi kết quả vào bảng sau: T T ThÝ nghiÖm Đặc điểm của xương Đặc điểm của xương trước khi đốt Đặc điểm của xương sau khi đốt 1 Màu sắc 2 Độ giòn 3 Giải thích 3, Thí nghiệm3: Bước 1:Dùng một xương gà để ngang giữa hai khe bàn rồi treo vật năng(khối lượng của vật tăng dần cho đến khi xương gãy). Bước 2: So sánh khả năng chịu lực của xương trong các TN. HS quan sát và ghi kết quả vào bảng sau: T T Xương đùi Xương đùi sau TN1 Xương đùi sauTN2 Số lượng vật nặng Biểu hiện của xương Kết luận Liên hệ với đặc điểm của xương người từ đó giả thích được các hiện tượng gặp trong cuộc sống. Chú ý đến các hiện tượng trong thực tế: - Người già dễ bị gãy xương khi ngã hơn người trưởng thành và trẻ nhỏ. - Trẻ em dễ bị vòng kiềng. - Tại sao có thóp trên đầu các em bé mới sinh. - Tại sao khi bơi bị chuột rút. - Tại sao lại nói còi xương, còi xương có ở người còi cọc hay cả những người bụ bẫm? - Ai dễ bị thiếu canxi, thiếu canxi gây ảnh hưởng gì? Liên hệ với đặc điểm của xương người từ đó giả thích được các hiện tượng gặp trong cuộc sống. Hoạt động 2: Xử lí thông tin Thống nhất thông tin thu thập được, từ đó sơ đồ hóa thông tin về xương thành sơ đồ tư duy. Vận động Thành phần cấu tạo Bảo vệ Chức năng Cấu trúc và Hình thái xương Nâng đỡ hình thái Cấu trúc xương XƯƠNG Nguyên nhân Biểu hiện bệnh Các bệnh Các yếu tố ảnh Yếu tố bên trong về xương hưởng đến cấu cơ thể trúc và hoạt động Cách phòng tránh của xương Yếu tố bên ngoài và điều trị (môi trường) Hoạt động 3: Xây dựng sản phẩm để tuyên truyền và đưa ra các phương pháp phòng chống bệnh còi xương ở lứa tuổi thiếu niên Bước 1: Cả nhóm thống nhất lựa chọn một loại hình sản phẩm một trong các loại sau: Poster, báo tường, tờ rơi, báo ảnh, tập san, bản trình bày trên PowerPoint, video clip. - Mỗi cá nhân đưa ra một ý tưởng thiết kế sản phẩm đã chọn về nội dung đưa vào sản phẩm, cấu trúc, bố cục các phần sản phẩm, font chữ, màu sắc của sản phẩm vào một góc của tờ giấy A0. - Trưởng nhóm và thư ký thống nhất những ý tưởng giống nhau và khác nhau của các thành viên trong nhóm vào giữa tờ giấy A0. - Sau đó cả nhóm thống nhất nên thêm vào hay bớt đi các ý tưởng về cấu trúc, màu sắc đã được ghi lại ở giữa tờ giấy A0. Kết quả thống nhất về sản phẩm của nhóm ghi ra mặt sau của tờ giấy A0. Bước 2: Phân công xây dựng sản phẩm theo ý tưởng thiết kế đã thống nhất. Nhóm chia các thành viên thành 2 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ chịu trách nhiệm thiết kế một phần, sau đó thống nhất, ghép lại với nhau. + Nếu các sản phẩm là bản in, video clip, bản trình bày PowerPoint thì thống nhất phần mềm thiết kế để có thể hợp lại với nhau. Còn các sản phẩm là vẽ, viết, mô hình bằng vật chất thì thống nhất kích thước để dễ dàng khớp nối với nhau. + Việc thiết kế và thực hiện sản phẩm mà liên quan đến sử dụng máy tính thì cần phân công cho một thành viên chuyên trách phụ trách máy tính như khi sử dụng phần mềm xây dựng đoạn phim, xây dựng bản trình chiếu hoặc thiết kế in ấn và các thành viên khác xây dựng nội dung và hỗ trợ. + Nếu sản phẩm là kịch thì yêu cầu không quá 20 phút. Cấu trúc của sản phẩm gồm hai phần: + Kiến thức và thông tin cơ bản về xương như phân loại, thành phần, đặc điểm cấu tạo, hoạt động của xương, vai trò của xương, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương + Các biện pháp phòng chống còi xương, trong đó mỗi biện pháp đều phải nêu lên được các ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng trong từng trường hợp hoặc có hình ảnh, hình vẽ, biểu tượng, kí hiệu làm mẫu để người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin và thực hiện theo. Lưu ý: Nếu sản phẩm là tờ rơi: + Hình thức tờ rơi: kích thước giấy A4 gấp lại, in màu hoặc tô màu. + Bố cục: gồm 3 phần phần bìa, nội dung (biểu hiện bệnh, nguyên nhân bệnh, biện pháp phòng tránh), tư vấn. Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá, nghiệm thu sản phẩm và điều chỉnh. Cả nhóm cùng xem lại sản phẩm sau đó từng thành viên đưa ra đánh giá và nhận xét về hoạt động và cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân. Đánh giá về hoạt động nghiên cứu trong nhóm theo các góc độ: Những điều tâm đắc, những điều cần điều chỉnh, rút ra những kinh nghiệm và những hạn chế thiếu sót cần bổ sung. Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm Bước 1: Trình bày sản phẩm trước lớp, trước các giáo viên khác, với phụ huynh và với bạn bè. Bước 2: Thu thập ý kiến đánh giá bố cục trình bày, tính khả thi, tính hiệu quả của sản phẩm xem có tác dụng về tuyên truyền phòng chống còi xương không. Bước 3: Xác định các điểm còn chưa phù hợp để sửa chữa. - Cần xin ý kiến của những người hiểu biết về chủ đề như giáo viên bộ môn Sinh, những người làm việc trong ngành Y, ngành Dinh dưỡng và thể dục về ý tưởng và sản phẩm của nhóm đưa ra về phòng chống bệnh còi xương. - Nếu là video clip thì gửi công khai cho các bạn và lên mạng xã hội để mọi người được biết và đánh giá. Tiêu chí đánh giá: Về sản phẩm: - Sản phẩm cần có cấu tạo, tính chất và hoạt động của xương. Những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của xương. - Biểu hiện của bệnh còi xương ở lứa tuổi thiếu niên (12 – 16 tuổi), nguyên nhân và cách khắc phục. - Hình thức rõ rang, logic, hấp dẫn với người xem. Về hoạt động: -Thành viên hào hứng tích cực tham gia hoạt động hoặc có thể tổ chức thành diễn đàn trao đổi. - Các thành viên biết lựa chọn và sắp xếp các thông tin có ý nghĩa với dự án.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_phong_chong_coi_xuong_o_tuoi_t.doc