Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 47: Quần thể sinh vật

I.Thế nào là quần xã sinh vật ?

- HS đọc thông tin về quần xã sinh vật.

- Thế nào là quần xã SV ?

- HS hoàn thành nội dung bảng 47.1 SGK điền dấu X vào ô trống để đúng các ví

dụ thuộc vào quần thể sinh vật hay không phải quần thể sinh vật

pdf7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 47: Quần thể sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I.Thế nào là quần xã sinh vật ? 
- HS đọc thông tin về quần xã sinh vật. 
- Thế nào là quần xã SV ? 
- HS hoàn thành nội dung bảng 47.1 SGK điền dấu X vào ô trống để đúng các ví 
dụ thuộc vào quần thể sinh vật hay không phải quần thể sinh vật.→ 
VÍ DỤ Quần thể sinh 
vật 
Không phải 
quần thể sinh 
vật 
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèovà lợn rừng 
sống trong một rừng mưa nhiệt đới. 
 X 
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đông bắc 
Việt Nam. 
X 
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống 
chung trong một ao. 
 X 
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa 
nhau. 
 X 
Các cá thể chuột dồng sống trên một đồng lúa. Các cá 
thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau 
sinh ra chuột con. Số lượng chuột tuỳ thuộc nhiều vào 
lượng thức ăn có trên cánh đồng. 
X 
 Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là một quần thể hay không? Tại sao?→ Là 
quần thể vì đó là SV cùng loài, cùng sống 1 nơi. 
GHI BÀI: 
I.Thế nào là quần xã sinh vật ? 
Quần xã SV là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không 
gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những cá 
thể mới. 
II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể: 
- HS đọc thông tin cho biết : Thế nào là tỉ lệ giới tính? Ý nghĩa ?→ Tỉ lệ giới tính 
là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực / tỉ lệ cá thể cái. 
* GV gợi ý: Tỉ lệ đực /cái có thể thay đổi phụ thuộc vào sự tử vong không đồng 
đều giữa các cá thể đực và cái. 
 -HS quan sát so sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể ở hình 47 SGK tr. 
141.→  Hình A: Tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh. 
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI 
BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT 
 Hình B: Tỉ lệ sinh, số lượng cá thể ổn định. 
 Hình C: Tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm. 
- Trong quần thể cónhững nhóm tuổi nào? 
→ 
- Có ba nhóm tuổi: 
 Nhóm tuổi trước sinh sản. 
 Nhóm tuổi sinh sản. 
 Nhóm tuổi sau sinh sản. 
- Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? →tim hiểu SGK để nêu được ý nghĩa sinh thái của các 
nhóm tuổi. 
- Thế nào là mật độ quần thể? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể? 
- Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất ? Vì sao ? 
→ 
Mật độ quần thể là số lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. 
- Mật độ quần thể phụ thuộc vào: 
 Thức ăn. 
 Biến động bất thường của môi trường sống:Lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh. 
- Mật độ quyết định các đặc trưng khác.Vì tỉ lệ giới tính cũng phụ thuộc vào mật 
độ. 
GHI BÀI: 
II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể: 
 1.Tỉ lệ giới tính: 
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/ số lượng cá thể cái. 
Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản. 
2. Thành phần nhóm tuổi: 
 Các nhóm tuổi thể hiện trên các dạng tháp tuổi đều có ý nghĩa sinh thái khác nhau: 
- Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh → làm tăng trưởng khối lượng 
và và kích thước của quần thể. 
 - Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mưc sinh sản 
của quần thể. 
 - Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh 
hưởng tới sự phát triển của quần thể. 
3. Mật độ quần thể: 
Mật độ quần thể là số lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. 
 Mật độ quần thể phụ thuộc vào: 
 Chu kì sống của SV. 
Nguồn thức ăn của quần thể. 
Yếu tố thời tiết: Hạn hán, lụt lội 
III. Anh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật: 
HS nghiên cứu mục III SGK để trả lời các câu hỏi sau: 
- Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao (tháng 3 – 6) số lượng muỗi nhiều hay 
ít?→ - Muỗi sinh sản mạnh → số lượng tăng cao.. 
- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?→ - Mùa mưa. 
- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?→ Mùa lúa chín. 
- Hãy cho 2 ví dụ về biến đông số lượng các cá thể trong quần thể.→ - Mùa mưa: 
Muỗi nhiều. 
-Mùa khô: Trên đồng ruộng không còn ếch nhái. 
*CG gợi ý HS: Môi trường sống thay đổi sẽ thay đổi số lượng cá thể trong quần 
thể.→Môi trường nhà trường, lớp học ảnh hưởng đến hoạt động học tập của HS. 
GHI BÀI: 
- Môi trường (nhân tố sinh thái: Khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở) ảnh 
hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. 
 - Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức độ cân bằng. 
*Thực hành/ Luyện tập: 
 Câu 1: Đánh dấu X vào ô chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 
 A. Quần thể sinh vật là gì? 
a) Quần thể sinh vật là một tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong 1 
khoảng 
 không gian xác định ở 1 thời điểm nhất định. 
b) Những cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau, nhờ đó quần thể 
có khả năng sinh sản, tạo thành các thế hệ mới. 
c) Quần thể là 1 tổ chức sinh vật ở mức độ cao hơn cá thể, được đặc trưng bởi các 
tính chất mà cá thể không có. 
d) Cả a, b, c. 
* Đáp án: a 
 B. Những đặc trưng cơ bản của quần thể là gì? 
a) Đặc trưng về giới tính. 
b) Thành phần nhóm tuổi cùa cá thể. 
c) Mật độ quần thể. 
d) Cả a, b, c. 
*Đáp án : d 
 Câu 2: HS tự vẽ và so sánh các tháp tuổi. Lưu ý tháp có dạng ổn định là tháp của 
 chuột đồng, tháp có dạng phát triển là tháp của chim trĩ, còn tháp có dạng giảm sút là 
 tháp của nai. 
 Câu 3: Dựa vào kiến thức trong bài để trả lời câu hỏi 
I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác: 
HS tìm hiểu mục I SGK để noàn thành bảng 48.1 SGK. 
Bảng 48.1 Đặc điểm có ở quần thể người và quần the sinhvật. 
Đặc điểm Quần thể người 
(có/không) 
Quần thể sinh vật 
(có/không) 
Giới tính Có Có 
Lứa tuổi Có Có 
Mật độ Có Có 
Sinh sản Có Có 
Tử vong Có Có 
Pháp luật Có Không 
Kinh tê Có Không 
Hôn nhân Có Không 
Giáo dục Có Không 
Văn hoá Có Không 
- Tại sao quần thể người có những đặc điểm đó ? 
* CG giải thích thêm: Sở dĩ quần thể người có những đặc điểm khác các quần 
thể sinh vật khác là do: Quần thể người lao động và có tư duy, nên có khả năng 
tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể và cải tạo thiên nhiên. 
GHI BÀI: 
- Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể SV khác. 
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác: kinh tế, 
pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hoá, xã hội  
 - Con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh 
thái trong quần thể. 
II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người: 
- HS quansát H 48 SGK nghiên cứu Mục II SGK để thực hiện phần lệnh : 
- GV gợi ý: 
Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi. 
- Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh tới 1 5 tuổi. 
- Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 tới 64 tuổi. 
- Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên. 
BÀI 48: QUẦN THỂ NGƯỜI 
- GV treo bảng phụ: ghi đáp án đúng. 
Bảng 48.2 Các đặc điểm biểu hiện ở ba dạng tháp tuổi 
Đặc điểm biểu hiện Dạng tháp a Dạng tháp b Dạng tháp c 
Nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng 
năm nhiều. 
X X 
Nước có tỉ lệ tử vong ở người trẻ 
tuổi cao (tuổi thọ trung bình 
thấp). 
X 
Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số 
cao. 
X X 
Nước có tỉ lệ người già nhiều. X 
Dạng tháp dân số trẻ (tháp phát 
triển). 
X X 
Dạng tháp dân số già (tháp ổn 
định). 
 X 
- Tháp tuổi là gì ? 
- Hãy cho biết thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng dân số 
già ?→ - Tháp dân số già : Tỉ lệ người già nhiều, tỉ lệ sơ sinh ít. 
- Tháp dân số trẻ : Tỉ lệ tăng trưởng dân số cao 
- Việc nghiên cứu tháp tuổi ở quần thể người có ý nghỉa như thế nào ? 
GHI BÀI: 
* Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi: 
- Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh tới 15 tuổi. 
- Nhóm tuổi sinh sản và lao động:từ 15 tới 64 tuổi. 
- Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên. 
* Tháp tuổi: Thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước. 
 Nghiên cứu tháp tuổi để có kế hoạch điều chỉnh mức tăng giảm dân số. 
III. Tăng dân số và sự phát triển xã hội: 
- Em hiểu thế nào là tăng dân số? 
- Tăng dân số quá nhanh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển Xã Hội ? 
- GV cho HS giải quyết vấn đề trên bằng trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 
- Đánh dấu X vào  cho câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Hậu quả của tăng 
dân số quá nhanh là gì? 
1. Thiếu nơi ở. 
2. Thiếu lương thực. 
3. Thiếu trường học, bệnh viện. 
4. Ô nhiễm môi trường. 
5. Chặt phá rừng. 
6. Chậm phát triển kinh tế. 
7. Tắc nghẽn giao thông. 
8. Năng suất lao động tăng. 
9. Dân giàu nước mạnh. 
 a)1,2,3,4,5,8,9; 
 b)1,2,3,4,5,6,7; 
 c) 1,2,5,6,7,8,9; 
 d) 1,2,3,4,6,7,9. 
Đáp án: b 
Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh cần phải làm gì? 
* Liên hệ:Việt Nam đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất 
lượng cuộc sống ? 
→ Thực hiện pháp lệnh dân số. 
- Tuyên truyền bằng tờ rơi, pa nô 
- Giáo dục sinh sản vị thành niên. 
GHI BÀI: 
III. Tăng dân số và sự phát triển xã hội: 
- Tăng dân số là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. 
- Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. 
Không để dân số tăng quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn nước uống, thức ăn, ô 
nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. 
- Phát triển dân số hợp lí tạo được sự hài hoà giữa kinh tế và xã hội ,đảm bảo cuộc 
sống cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. 
- Hiện nay Việt Nam đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo 
chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Số con sinh ra phải phù 
hợp vơi khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát 
triển kinh tế – xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước. 
3/ Thực hành/ Luyện tập 
Câu 1: Sắp xếp các đặc điểm có ở các quần thể tương ứng với từng quần thể. 
 Các quần thể Trả lời Các đặc điểm 
1. Quần thể sinh vật 
 2. Quần thể người 
1 
2 
a) Giáo dục 
b) Tử vong 
c) Pháp luật 
d) Văn hoá 
e) Lứa tuổi 
f) Mật độ 
g) Hôn nhân 
h) Sinh sản 
Đáp án: 1, b, e, f, h ; 2, a, b, c, d, e, f, g, h. 
Câu 2: 
- Tháp dân số trẻ là tháp có đáy rộng, cạnh tháp xiên và đỉnh tháp nhọn. 
- Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, Cạnh tháp gần như thẳng đứng và 
 đỉnh tháp không nhọn. 
Câu 3: Câu hỏi đã được giải quyết khi dạy học mục III SGK. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_47_quan_the_sinh_vat.pdf