Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Đào Thị Tâm - Tuần 27

I.MỤC TIÊU

 1. Giúp HS biết :

 Một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa quy tắc đó.

2. Học sinh biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.

3. HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

- GDKNS: Giáo dục kĩ năng giao tiếp ,ứng xử văn hóa.

II.CHUẨN BỊ

 Gv : đồ dùng để đóng vai. Tranh bài tập 1.

 HS : VBT Đạo đức

 

doc19 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Đào Thị Tâm - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
g. 
Nhận biết bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu ?
a. hai bên bờ sông
b. trên những cành cây
Biết đặt câu hỏi Ở đâu ?
a. - Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu ?
 - Ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
b. - Ở đâu trăm hoa khoe sắc thắm ?
 - Trăm hoa khoe sắc thắm ở đâu ?
Nhớ cách đáp lời xin lỗi phù hợp với từng tình huống – lịch sự , nhẹ nhàng không chê trách nặng lời. ( GV theo dõi giúp đỡ HS TB,Y)
VD:
a. Không có gì. Lần sau bạn nhớ cẩn thận nhé.
b. Không sao đâu ạ. Lần sau chị nhớ tìm hiểu kĩ đã nhé.
c. Dạ không có gì ạ .
TOÁN
SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I.MỤC TÊU
 	Giúp HS biết:
 1. Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
2. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
 II.CHUẨN BỊ
 	GV:bảng phụ 
 	HS:VBT 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
 GV yêu cầu Hs làm bài tập .
 Bài 2, 4b/ VBT / 44, 45.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt đông2 : Số 1 trong phép nhân và phép chia. 10-12’
1. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1
a.GV giới thiệu phép nhân ( lần lượt từng phép nhân)
1 x 2 =
1 x 3 =
1 x 4 = 
Yêu cầu HS chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau . Tìm kết quả phép nhân.
Gọi HS đọc 
1 x 2 = 2
1 x 3 = 3
1 x 4 = 4
- Yêu cầu HS nhận xét ? (HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
Gv chốt : Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b. GV ghi phép nhân – Nêu kết quả 
2 x 1 = 2
3 x 1 = 3
4 x 1 = 4
 - Yêu cầu HS nhận xét ? (HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
 Gv chốt : Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. 
2. Giới thiệu phép chia cho 1.
Yêu cầu HS dựa vào phép nhân – nêu phép chia có số chia là 1.
1 x 2 = 2 Vậy 2 : 1 = 2 
1 x 3 = 3 Vậy 3 : 1 = 3
1 x 4 = 4 Vậy 4 : 1 = 4
- Quan sát các phép chia và nêu nhận xét ? (HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
Gv chốt : Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
Hoạt đông 3 :thực hành 17’
 Bài 1/ SGK/132
-MT: Ghi nhớ các quy tắc.
- Nêu lại quy tắc ? (HS TB, Y)
 Bài 2 / SGK/132
-MT: Áp dụng quy tắc để điền số vào ô trống
- HS nêu lại quy tắc phép nhân và phép chia với 1. (HS TB, Y)
Bài 3 /SGK/132 
-MT: Tính từ phải qua trái
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Gv hỏi lại quy tắc.
 BTVN : VBT /46
 Chuẩn bị bài Số 0 trong phép nhân và phép chia
 Rèn kĩ năng tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
Bài 4b HS có thể làm phép tính nhân .
( Tổng của các số hạng bằng nhau)
Từ phép nhân HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau – Tìm kết quả của phép nhân.
1 x 2 = 1 +1=2 Vậy 1 x 2 = 2
1 x 3 = 1 +1 + 1 = 3 Vậy 1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 +1 + 1 + 1 = 4 Vậy 1 x 4 = 4 
HS biết : Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
 Từ các phép tính 
2 x 1 = 2
3 x 1 = 3
4 x 1 = 4
 HS biết : Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, nêu phép chia có số chia là 1.
Biết : Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
HS làm SGK – Nêu miệng kết quả nối tiếp- Vài HS đọc lại toàn bài.
Vở trắng - bảng nhựa
 - HS áp dụng quy tắc để điền số vào ô trống.
Vở trắng –bảng nhựa 
- HS nêu cách tính (Tính từ phải qua trái.)
Ngày dạy :Thứ ba ngày 18 tháng 3 năm 2014
TOÁN
SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I.MỤC TÊU
 	Giúp HS biết:
 1. Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0
2. Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
 Không có phép chia cho 0.
 II.CHUẨN BỊ
 	GV:bảng phụ 
 	HS:VBT 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
GV yêu cầu Hs làm bài tập .
 Bài 2, 3/ VBT / 46.( 2 HS )
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt đông2 : Số 1 trong phép nhân và phép chia. 10-12’
1. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0
GV giới thiệu phép nhân ( lần lượt từng phép nhân)
0 x 2 = 2 x 0 =
0 x 3 = 3 x 0 =
Yêu cầu HS chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau . Tìm kết quả phép nhân.
Gọi HS đọc 
0 x 2 =0 2 x 0 = 0 
0 x 3 = 0 3 x 0 = 0
- Yêu cầu HS nhận xét ? (HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
Gv chốt :
 Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. 
 Số nào nhân với 0 cũng bằng 0 
2. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0.
Nêu phép chia có số bị chia là 0.Yêu cầu HS dựa vào mqh phép nhân và phép chia nêu kết quả.
0 : 2 = 0 vì 0 x 2 = 0
0 : 3 = 0 vì 0 x 3 = 0
- Quan sát các phép chia và nêu nhận xét ? (HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
Gv chốt : Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. 
Chú ý : Không có phép chia cho 0.
Hoạt đông 3 :Ôn tập 17’
 Bài 1,2 / SGK / 133
- MT: Ghi nhớ các quy tắc.
 - Nêu lại quy tắc ? (HS TB, Y)
 Bài 3 / SGK / 133 
- MT: Áp dụng quy tắc để điền số vào ô trống
- HS nêu lại quy tắc phép nhân và phép chia với 1. (HS TB, Y)
Bài 4 /SGK/133 
- MT :HS biết tính từ phải qua trái.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Gv hỏi lại quy tắc 
Dặn dò : BTVN : VBT /47
 Chuẩn bị bài Luyện tập.
 Củng cố quy tắc ( Số 1 trong phép nhân và phép chia ) 
Từ phép nhân HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau – Tìm kết quả của phép nhân.
0 x 2 = 0 +0 = 0 Vậy 0 x 2 = 0
 Ta có 2 x 0 = 0
0 x 3 = 0 +0 + 0 = 0 Vậy 0 x 3 = 0
 Ta có 3 x 0 = 0
HS biết : 
Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. 
Số nào nhân với 0 cũng bằng 0
Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia nêu kết quả của phép chia.
 Từ các phép tính 
0 : 2 = 0 
0 : 3 = 0
 HS biết : Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
SGK – Nêu miệng kết quả nối tiếp- Vài HS đọc lại toàn bài.
Vở trắng –bảng nhựa 
- HS áp dụng quy tắc để điền số vào ô trống.
Vở trắng - bảng nhựa
 - HS nêu cách tính (Tính từ phải qua trái.)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP (Tiết 4 )
I.MỤC TIÊU
1.Đọc thêm bài tập đọc Sư Tử xuất quân. 
2. Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 – 60 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ hợp lí.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
3.Mở rộng vốn từ về chim chóc qua trò chơi.
4. Viết được một đoạn văn ngắn (3,4 câu ) về một loài chim ( hơặc gia cầm ) .
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết thăm bài tập đọc
 HS:VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:Kiểm tra đọc 10-12’
1. Kiểm tra đọc
 GV gọi 5,6 HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
 Nhận xét ghi điểm
 2. Đọc thêm bài tập đọc Sư Tử xuất quân.
 Hướng dẫn HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
 - Sư Tử muốn giao việc cho thần dân bằng cách nào ? ( HS TB,Y)
 - Vì sao Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ ? .(HS G,K) 
- Câu nói của anh chàng lười có gì đáng buồn cười ? .(HS G,K) 
Hoạt động 2 : Ôn tâp từ ngữ về chim chóc.15-17’
Bài 2 . Tổ chức cho HS chơi trò chơi – làm động tác , đặt câu hỏi để đố nhau tên, đặc điểm và hoạt động của các loài chim. 
Gv chốt 
Bài 3. 
Yêu cầu HS chọn con vật .
Gọi 3 HS giỏi làm miệng.
Nhận xét 
Yêu cầu Hs viết bài vào vở.
 Gọi Hs đọc bài .
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Gọi Hs nêu một số đặc điểm của loài chim. Nhận xét tiết học
Đọc trơn tốc độ 50 – 60 tiếng/ 1 phút.
 Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.
 Giọng đọc phù hợp. ( HS TB,Y đọc ½ bài tập đọc)
 Đọc bài hiểu nội dung : Bài thơ ca ngợi sự thông minh khéo léo trong tài dùng người của vua Sư Tử.
Ôn luyện từ ngữ về các loài chim.
VD:
1.- Tôi rất có ích cho bà con nông dân. 
- Tôi bắt sâu bảo vệ cây cối .
2. - Tôi có bộ lông rất sặc sỡ.
- Mỏ cỏ tôi quặp xuống.
- Tôi biết bặt chước tiếng người .
3. Tôi có bộ lông màu xám.
 - Tôi hót rất hay.
 VBT 
Ôn luyện về dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ba chấm, dấu “”
VBT – bảng nhựa( GV theo dõi giúp đỡ HS TB,Y)
 Viết được một đoạn văn ngắn ( 3,4 câu). Nêu hình dáng, hoạt động của con vật.
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP ( Tiết 5 )
I.MỤC TIÊU 
1. Đọc thêm bài tập đọc Gấu trắng là chúa tò mò.
2. Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50-60 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ hợp lí.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
3. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?.
4. Ôn cách đáp lời khẳng định, phủ định.
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết thăm bài tập đọc.
 HS:VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:Kiểm tra đọc
1. Kiểm tra đọc
 GV gọi 5,6 HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
 Nhận xét ghi điểm
 2. Đọc thêm bài tập đọc Gấu trắng là chúa tò mò.
 Hướng dẫn HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
 - Tính nết của gấu trắng như thế nào ? ( HS TB,Y)
 - Người thủy thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ ? .(HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
Hoạt động 2 : Ôn tập 
Bài2 / SGK / 78
Lưu ý HS bộ phận trả lời cho câu 
hỏi Như thế nào ? thường là các từ 
chỉ đặc điểm, tính chất của vật, sự vật.
 Nhận xét
Bài 3/SGK /78
- Yêu cầu xác định bộ phận in đậm là
 bộ phận trả lời cho câu hỏi nào ?
Đặt câu hỏi.(HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
Bài 4 – Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi – đưa ra lời đáp 
Thực hành.
Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 Ôn lại mẫu câu Như thế nào ?Cách đáp lời khẳng định, phủ định.
 Nhận xét tiết học
 Dặn dò : Chuẩn bị bài tiết 6.
Đọc trơn tốc độ 50 – 60 tiếng/ 1 phút.
 Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.
 Giọng đọc phù hợp.
 Đọc bài hiểu nội dung : Biết gấu trắng Bắc Cực là con vật tò mò. Nhờ biết được đặc điểm này của gấu trắng mà một chàng thủy thủ đã thoát nạn.
VBT – Bảng nhựa. Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?
a. đỏ rực
b. nhởn nhơ
- MT: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm . Biết xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào ? bỏ bộ phận đó đi và thay vào đó cụm từ Như thế nào ?
a. Chim đậu như thế nào trên những cành cây ?.
b. Bông cucú sung sướng như thế nào ? 
- MT: Ôn cách đáp lời khẳng định, phủ định
Biết đáp lời khẳng định, phủ định 
VD a.: Ôi thích quá ! Con cảm ơn ba .
b. Mình mừng quá ! Cảm ơn bạn.
c. Tiếc quá !Tháng sau chúng em sẽ cố gắng ạ..
Ngày dạy :Thứ tư ngày 19 tháng 3 năm 2014
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP (TIẾT 6 )
 I.MỤC TIÊU.
1. Đọc thêm bài tập đọc Dự báo thời tiết
2. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc- Học thuộc lòng
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
3. Ôn luyện từ ngữ về muông thú.
4. Biết kể chuyện về các con vật mà em thích.
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết thăm bài tập đọc, học thuộc lòng
 HS:VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:Kiểm tra đọc 10-12’
1. Kiểm tra đọc
 GV gọi 5,6 HS bốc thăm đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi.
 Nhận xét ghi điểm
 2. Đọc thêm bài tập đọc Dự báo thời tiết.
 Hướng dẫn HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
 - Nơi em ở thuộc vùng nào ? (HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
 - Em sẽ làm gì nếu biết trước ngày mai trời sẽ nắng hoặc mưa ? ( HS TB,Y)
- Dự báo thời tiết có ích lợi gì ?
Hoạt động 2 : Ôn tập 15-18’
Bài2 / SGK 
 GV chia hai dãy. Dãy A nói tên con vật- Dãy B nói đặc điểm, hoạt động của con vật đó
Nhận xét 
Bài 3 
Tổ chức cho HS thi kể về con vật 
 Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Nhận xét tiết học
Đọc thuộc bài
 Ngắt nhịp đúng các bài thơ.
 Giọng đọc phù hợp. ( HS TB,Y đọc ½ bài tập đọc)
 Biết cách đọc một bản tin.
Biết ích lợi của thời tiết.
(HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
Ôn tập từ ngữ về muông thú : tên, đặc điểm và hoạt động của con vật đó.
Có thể kể vài nét về hình dáng vá hoạt động của con vật .
ĐẠO ĐỨC
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU
	1. Giúp HS biết :
	Một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa quy tắc đó.
2. Học sinh biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen. 
3. HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- GDKNS: Giáo dục kĩ năng giao tiếp ,ứng xử văn hóa.
II.CHUẨN BỊ
 Gv : đồ dùng để đóng vai. Tranh bài tập 1.
 HS : VBT Đạo đức 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Đóng vai 15` 
Bài tập 4 / VBT ĐĐ
Gv chia 4 nhóm. Yêu cầu HS thảo luận sắm vai tình huống 
Thực hành 
Yêu cầu HS bnhận xét – bổ sung
Gv nhận xét đưa ra cách xử lí phù hợp.
Kết luận : Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác
Hoạt động 2 : Trò chơi “ Đố vui” 15`
-MT: . Giúp HS biết : Một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa quy tắc đó.
Gv chia 4 nhóm – Ghi nhanh các việc nên 
làm và không nên làm.
Gv nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Kết luận : Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. 
Nhận xét – dặn dò
Dặn dò :Thực hành cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.. 
Chuẩn bị tiết sau Giúp đỡ người khuyết tật
Biết tập cư sử lịch sự khi đến nhà người khác.
Tình huống 1 : Cần hỏi mượn, nếu được cho phép mới lấy ra chơi nhưng phải giữ cẩn thận.
Tình huống 2 : Có thể đề nghị chủ nhà, không được tự tiện.
Tình huống 3 : Đi nhẹ, nói nhỏ hoặc ra về.
Ghi nhớ cách cư xử khi đến nhà người khác.
 Các việc nên làm
 Các việc không nên làm
- Gõ cửa hoặc bấm chuông
- Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
- Nói nhẹ nhàng, rõ ràng
- Xin phép chủ nhà khi muốn sử dụng hoặc xem đồ dùng trong nhà.
.....
- Đập cửa ầm ĩ
- Không chào hỏi mọi người trong nhà.
- Chạy lung tung trong nhà, nói cười ầm ĩ
-Tự ý sử dụng đồ dùng trong nhà, lục lọi đồ dùng trong nhà.
.......
THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY(TIẾT 1)
 I.MỤC TIÊU 
 	Giúp HS biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy. 
HS làm được đồng hồ đeo tay bằng giấy.
 	Thích làm đồ chôi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
 II.CHUẨN BỊ
 	GV:Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy- quy trình
 	 HS:Giấy, kéo ….
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 10-12’
Gv giới thiệu đồng hồ mẫu
Yêu cầu Hs quan sát 
- Nhận xét vật liệu, các bộ phận ? .(HS G,K) 
Yêu cầu hS quan sát mặt đồng hồ. 
- Gv giới thiệu đồng hồ thật – yêu cầu HS so sánh các bộ phận với đồng hồ giấy? .(HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
- Nêu ích lợi của đồng hồ ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu 18-20’
 GV hướng dẫn HS làm đồng hồ.
Lần 1, 2 : Làm mẫu . 
Lần 3: Yêu cầu HS làm mẫu. ( GV theo dõi giúp đỡ HS TB,Y)
 Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Nêu lại quy trình làm đồng hồ.
 Dặn dò: Về nhà tập làm nhiều lần.Chuẩn bị giấy tiết sau thực hành làm đồng hồ.
HS quan sát và nhận biết đồng hồ được làm bằng giấy.Gồm có các bộ phận : mặt đồng hồ, dây đai cài dây.
Mặt đồng hồ có các số từ số 1 à 12 có kim giờ ( ngắn ), kim phut ( dài ).
 Đồng hồ giấy có các bộ phận giống đồng hồ thật.
Biết ích lợi của đồng hồ : giúp ta biết giờ.
Biết cách làm đồng hồ
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
Bước 2: Làm mặt đồng hồ.
Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ 
Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ. 
HS làm trên giấy nháp.
TOÁN
LUYỆN TẬP
 I.MỤC TÊU
Giúp HS: 
Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm về phép nhân có thừa số 1 và 0 ; phép chia có số bị chia là 0.
II.CHUẨN BỊ
GV:Bảng phụ. 
HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi HS làm bài tập1, 2 ( 2 HS ) 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 2: Luyện tập 20-25’
Bài 1 /SGK/ 134
- MT: Biết vận dụng quy tắc (Số 1 trong phép nhân và phép chia )Lập được bảng nhân, bảng chia 1. Thuộc bảng nhân, bảng chia 1.
 Hướng dẫn HS học thuộc
 .(HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
Bài 2/ SGK / 134
Bài 3 / SGK / 134 
 - MT: Tìm nhanh các phép tính có kết quả là 0 và 1. Nối phép tính với kết quả.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 Gọi 2 HS đọc bảng nhân 1 và bảng chia 1.
 Nhận xét 
 Dặn dò: BTVN : VBT /48
 Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
Ghi nhớ các quy tắc (Số 1, số 0 trong phép nhân và phép chia ) 
Vở trắng- bảng nhựa. 
- HS thi đua học thuộc bảng nhân, chia 1
Vở trắng- Bảng nhựa
Phân biệt:
 - Phép cộng có 1 số hạng là 0. (0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó )
- Phép nhân có 1 thừa số là 0.( 0 nhân với số nào cũng bằng 0 )
- Phép cộng có 1 số hạng là 1.
- Phép nhân có 1 thừa số là 1.
- Bảng phụ. HS thi đua theo dãy
Ngày dạy :Thứ năm ngày 20 tháng 3 năm 2014
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP ( TIẾT 7 )
 I.MỤC TIÊU
 Đọc thêm bài tập đọc cá sấu sợ cá mập.
 2. Kiểm tra lấy điểm tập đọc - Học thuộc lòng. 
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
3. Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?.
4. Ôn luyện về cách đáp lời đồng ý của người khác.
II.CHUẨN BỊ
 GV:Viết thăm bài tập đọc - học thuộc lòng
 HS:VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:Kiểm tra đọc 10-12’
1. Kiểm tra đọc
 GV gọi 5,6 HS bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
 Nhận xét ghi điểm
 2. Đọc thêm bài tập đọc cá sấu sợ cá mập.
 Hướng dẫn HS đọc bài và trả lời các câu hỏi.
1. Khách tắm biển lo lắng điều gì ?
2. Ông chủ khách sạn nói thế nào?
3. Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn?
Hoạt động 2 : Ôn luyện về cáh đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? 10’
Bài 2 / SGK 
 Yêu cầu HS gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao ?.
Lưu ý HS bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao ? thường nêu về mục đích, nguyên nhân.
 Nhận xét
Bài 3.
- Yêu cầu HS xác định bộ phận in đậm là bộ phận trả lời cho câu hòi nào ?
Yêu cầu HS làm bài
Hoạt động3: Ôn luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.7-8’
Bài 4: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi – đưa ra lời đáp – sắm vai
Thực hành 
 Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
Nhận xét tiết học
 Dặn dò : Về nhà xem lại các bài đã học chuẩn bị thi giữa kì
 Làm thêm các tiêt 8, 9, 10 VBT
Đọc thuộc bài
 Ngắt nhịp đúng các bài thơ.
 Giọng đọc phù hợp.
 Đọc bài hiểu nội dung bài.
( HS TB,Y)
( HS TB,Y)
(HS G,K nêu HS TB, Y nhắc lại)
VBT- Bảng nhựa.
Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
a. vì khát
b. vì mưa to
Xác định được bộ phận in đậm là bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao ? Bỏ bộ phận đó đi và thay vào đó cụm từ Vì sao ?
a. Bông cúc héo lả đi vì sao ?/ Vì sao bông cúc héo lả đi ?
b. Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn ?
Nói lời đáp phù hợp với từng tình huống . Lời đáp lịch sự, chân thành để tỏ lòng biết ơn.
VD: a. Chúng em cảm ơn thầy ạ .Lớp em sẽ rất vui. 
b. Ôi, thích quá ! Chúng em cảm ơn cô ạ !
c. Thích quá ! Con cảm ơn mẹ ạ. 
TẬP VIẾT
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TÊU
Giúp HS:
1.Rèn luyện kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học .
2. Rèn kĩ năng tìm thừa số, số bị chia. 
3. Dựa vào bảng nâhn, chia đã học để nhẩm kết quả..
4. Giải bài toán có lời văn.
II.CHUẨN BỊ
GV:Bảng phụ. 
HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
Gọi 2 HS đọc bảng nhân, chia 1.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 /SGK/ 135
- MT: Ghi nhớ mqh giữa phép nhân và phép chia. 
 Yêu cầu làm bài tập 
 Bài 2/ SGK / 135
- MT: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm
 - GV HD mẫu, HD HS cách nhẩm
Bài 3 /GSK/ 135
-MT: Rèn kĩ tìm thừa số, số bị chia.
- Nêu ghi nhớ cách tìm thừa số, số bị chia. ( HS TB,Y nêu HS G,K bổ sung)
 Bài 4/ SGK/135
- MT: Củng cố biểu tượng hình tam giác, hình tứ giác
-YC 1 học sinh làm bảng phụ, lớp vở trắng
- Bài toán cho ta biết gì? (HS TB,Y)
- Bài toán yêu cầu ta làm gì? (HS TB,Y)
- Muốn biết mỗi tổ có bao nhiêu tờ báo ta làm ntn?
Bài 5/ SGK/90
Gọi Mỗi nhóm 4 HS xếp trên bảng lớn.
4. Củng cố - dặn dò:(5’) 
 Dặn dò: BTVN : VBT /49
 Chuẩn bị bài Luyện tập chung ( tiếp theo)
 Ghi nhớ bảng nhân chia 1.
- HS làm bảng con theo dãy.
- Nêu miệng kết quả.
- HS nêu mqh giữa phép nhân và phép chia. 
Vở trắng - Bảng nhựa
30 x 3 = 
3 chục x 3 = 9 chục
30 x 3 = 90
Vở trắng- Bảng nhựa
 Củng cố về giải bài toán có lời văn.
Vở trắng – Bảng nhựa . Vận dụng để giải bài toán có lời văn .
- HS thi đua theo nhóm
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ?
 I.MỤC TIÊU 
Sau bài học giúp hs biết : 
1. Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước và trên không.
2. Hình thành kĩ năng quan sát mô tả
3. Thích sưu tầm và bảo vệ loài vật.
- GDKNS+ BVMT: GD kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng ra quyết định, giao tiếp, hợp tác.
II.CHUẨN BỊ 	
 	 GV + HS: Sưu tầm các tranh ảnh, các loài vật dưới nước, trên cạn, trên không.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định :(2’)
2. Bài cũ: (5') 
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. 

File đính kèm:

  • docTuân 27.doc