Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Đào Thị Tâm - Tuần 4

Phiếu 1: Lan đang trách Tuấn: “Sao bạn hẹn rủ mình đi học mà lại đi một mình ?” Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ?

 

Phiếu 2 : Nhà cửa đang bừa bãi chưa được dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu:”Con đã dọn nhà cho mẹ chưa ?”

Phiếu 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách:”Bắt đền Tường đấy . rách rồi .”

 Em sẽ làm gì nếu em là Tường?

- Sau mỗi tình huống cho lớp nhận xét đánh giá, khen ngợi .

Kết luận:Khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm, là đáng khen.

 

docx31 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Đào Thị Tâm - Tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
c HS soát và sửa lỗi. Kiểm tra ghi điểm.
 HĐ 2:(6’) Hướng dẫn làm bài tập. 
- Treo bảng phụ gợi ý.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2HS lên bảng làm – lớp làm bảng con theo dãy.
- Sau mỗi lần cho lớp nhận xét sửa sai.
GV: viết yên là chữ ghi tiếng, viết iên là vần của tiếng.
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gợi ý, yêu cầu HS làm vào VBT.
- GV theo dõi giúp đỡ, gọi 2HS chữa bài.
GD: Phân biệt d/r/gi ; âng/ ân để đọc viết đúng.
-Cho lớp nhận xét sửa sai.
Nhận xét 
4. Củng cố - Dặn dò:(5’)
- Cho lớp xem 1số bài viết đúng, đẹp .
GD: Phân biệt và ghi nhớ quy tắc chính tả để đọc và viết đúng.
-Hướng dẫn về nhà: xem lại bài, sửa hết lỗi.
- Gọi 1HS nhận xét tiết học.
Giữ trật tự 
-2HS viết b. lớp – lớp viết b. con.
+ nghi ngờ, nghe ngóng, 
+ trò chuyện, chăm chỉ.
Lắng nghe 
- HS nhắc lại tựa bài.
-HS theo dõi.
-2-3 HS đọc bài c - lớp theo dõi.
-Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu !, ?, dấu chấm.
-1HS viết b.lớp – lớp viết b. con.
+vui vẻ, khuôn mặt, đầm đìa, nữa.
-HS nhận xét và đọc lại các từ khó.
-1HS nêu - Lớp theo dõi n.xét.
- HS ghi nhớ.
- Cả lớp nhìn bảng chép vào vở.
- HS theo dõi soát lỗi và sửa lỗi.
- HS theo dõi.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2HS làm lớp nhận xét.
yên ổn, cô tiên; chim yến, thiếu niên
-HS ghi nhớ để thực hiện.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở BT.
-HS chữa bài ,đưa ra lời giải.
+ da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da.
+ vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
Lắng nghe 
- Lớp khen ngợi bạn viết đúng đẹp.
- HS ghi nhớ.
- HS theo dõi về thực hiện .
-1HS nhận xét tiết học.
- Ghi nhận sau tiết dạy
Ngày soạn : 12/9/2013
Ngày dạy :Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013
Tập đọc
Trên chiếc bè
I.Mục tiêu:
 1. KN: Rèn cho HS đọc trơn toàn bài biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .
 2.KT:HS đọc và hiểu nội dung bài: Tả chuyến du lịch thú vị trên “sông” của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi.(Trả lời được câu hỏi 1,2) HS khá giỏi : Trả lời được câu hỏi 3.
3.TĐ: Bạn bè phải biết yêu thương quý mến nhau.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: giáo án, tranh, ảnh các con vật trong bài, bảng phụ chép phầnhướng dẫn đọc.
 -HS: xem trước bài.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 .Ổn định :(1’)
2. Bài cũ : (4’) 
 + Vì sao Hà khóc ?
 + Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì ?
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới: 
- GV treo tranh giới thiệu– ghi tựa bài (1’)
HĐ 1:(16’) Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Đọc từng câu: Yêu cầu HS đọc, nhận xét ghi bảng , hướng dẫn đọc đúng.
VD:Dế Trũi, làng gần, núi xa, bãi lầy, dưới đáy, bái phục...
- Đọc đoạn trước lớp:
+GV treo bảng hướng dẫn : Gọi 2 HS đọc .
+Yêu cầu HS đọc đoạn và giảng từ ở phần chú giải.
Hỏi thêm : Âu yếm là như thế nào ?
- Hoan nghênh ý nói gì ?
- Đọc đoạn trong nhóm 
-Theo dõi giúp đỡ các nhóm .
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cho lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt khen ngợi.
-Yêu cầu lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
 HĐ 2:(10’)Tìm hiểu bài.	
Câu 1:Dế Mèn và Dế Trũi đi...cách gì ?
GV: Dòng sông với 2 chú dế có thể chỉ là một dòng nước nhỏ.
Câu 2: Trên đường đi ...cảnh vật ra sao?
Hỏi thêm: Kể tên các con vật các bạn đã gặp gỡ trên sông?
Câu 3: Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế?
GV:Các con vật mà hai chú đã gặp trong chuyến du lịch trên sông đều bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng ...chú dế.
- Theo em cuộc đi chơi có gì thú vị ?
Liên hệ: Các em đã được bố mẹ cho đi du lịch ở đâu chưa?Em thấy cảnh vật ở đó ra sao ?
GD: Học tập tốt, để vào những dịp lễ , tết xin bố mẹ cho đi du lịch.
HĐ 3: (12’) Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn .
- Mời HS đọc lại bài văn.
- Cho lớp nhận xét khen ngợi, ghi điểm.
 4. Củng cố - dặn dò:(5’
Hỏi: Hai chú dế có quý nhau không ? Vì sao em biết ?
GD:Bạn bè phải biết yêu thương quý mến, giúp đỡ lẫn nhau.
-Hướng dẫn về nhà:Đọc lại bài .
- Gọi 1HS nhận xét tiết học.
-Hát – Điểm danh.
- 2 HS đọc và trả lời.
+Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà....
+Đến trước mặt Hà để xin lỗi Hà.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
-1HS nhắc lại tựa bài.
-HS theo dõi.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài –Lớp theo dõi nhận xét.
-HS đọc sai từ nào thì đọc lại từ đó.
-HS đọc lại các từ khó.
- 2 HS đọc –lớp theo dõi.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn và tìm hiểu phần chú giải, trả lời.
+Là thương yêu trìu mến.
+Là đón chào với thái độ vui mừng.
- HS ngồi 4 nhóm, đọc theo nhóm.
- 2-3 nhóm thi đọc trước lớp.
-Lớp theo dõi nhận xét khen ngợi bạn đọc đúng, hay.
- Cả Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi .
- Hai bạn ghép ba bốn lá bèo sen lại thành một chiếc bè trôi trên sông.
-HS lắng nghe.
- Thấy nước sông trong vắt, cỏ cây, làng gần, núi xa hiện ra ... tò mò...
+gọng vó, cua kềnh, săn sắt, thầu dầu.
- Thái độ của gọng vó: bái phục nhìn theo.Cua kềnh âu yếm ngó theo.
+Săn sắt và thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước.
- Hai chú dế được xem nhiều cảnh đẹp, được mọi người yêu quý.
- HS liên hệ bản thân và nêu.
- HS ghi nhớ.
- HS theo dõi.
- 4-5 HS đọc bài - lớp theo dõi .
- Lớp nhận xét khen ngợi những bạn đọc tốt.
- 1 số HS nêu và giải thích.
-HS ghi nhớ thực hiện.
- HS theo dõi về thực hiện.
- 1HS nhận xét tiết học.
- Ghi nhận sau tiết dạy
Đạo đức
 Biết nhận lỗi và sửa lỗi ( Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1. KT: Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
2.KN: HS thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.HS khá giỏi :Biết nhắc bạn bè nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.
3.TĐ: Ủng hộ và cảm phục những bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II.Đồ dùng dạy – học :
 -GV:giáo án, phiếu giao việc, cặp sách và 1 số đồ chơi phục vụ cho trò chơi 
	Hoạt động 1 : có thể thay thế tình huống 4.
- HS: vở, VBT.
III. Các hoạt dộng dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Ổn định :(1’)
2. Bài cũ:(4’) KT NX 2 (cc:1,2,3)
-Khi có lỗi em cần phải làm gì ?
-Biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi gì ?
- Cho lớp nhận xét ,GV đánh giá.
3.Bài mới:
Giữ trật tự 
-Bài biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- ... cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- ... giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
- Giới thiệu ghi tựa bài(1’)
HĐ 1:(13’)HS lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi.
Cách tiến hành:(Tình huống 4 GT)
- GV nêu từng tình huống cho HS thảo luận theo bàn sau đó mời HS xung phong lên đóng vai và xử lý tình huống, nhận xét.
Phiếu 1: Lan đang trách Tuấn: “Sao bạn hẹn rủ mình đi học mà lại đi một mình ?” Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ?
Phiếu 2 : Nhà cửa đang bừa bãi chưa được dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu:”Con đã dọn nhà cho mẹ chưa ?”
Phiếu 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách:”Bắt đền Tường đấy ... rách rồi .”
	Em sẽ làm gì nếu em là Tường?
- Sau mỗi tình huống cho lớp nhận xét đánh giá, khen ngợi .
Kết luận:Khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm, là đáng khen.
HĐ 2:(8’) HS hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết.
- GV đưa ra tình huống yêu cầu HS bày tỏ ý kíên và thái độ.
Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm ... ngồi bàn cuối, Vân muốn ... làm t nào?
-Theo em Vân nến làm gì?
Kết luận:Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. ....trách nhầm bạn.
GD: Cần phải biết thông cảm, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là người bạn tốt.
HĐ 3: (5’) HS đánh giá, lựa chọn hành vi đúng.
Cách tiến hành:
- Hãy kể những trường hợp em mắc lỗi và sửa lỗi ? Cho lớp nhận xét khen ngợi.
Kết luận: Ai cũng có khi mắc lỗi.Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi ...yêu quý.
4.Củng cố – dặn dò:(4’)
- Qua bài này em học tập được điều gì?
GD: Khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi, ủng hộ và cảm phục những bạn biết....
- Về nhà: Ôn bài, thực hiện theo bài học.
- Gọi 1 HS nhận xét tiết học.
- 1HS nhắc lại tựa bài.
- HS ngồi theo bàn thảo luận.
-Một số em lên trình bày, lớp nhận xét , khen ngợi.
- 2 bạn đóng vai Lan,Tuấn
Diễn lại tình huống và đưa ra ý kiến. Tuấn cần xin lỗi bạn...lời hứa
- 1 bạn đóng vai Châu và 1 bạn đóng vai mẹ, đưa ra ý kiến: Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa.
- 1 bạn đóng vai Tuyết, 1 bạn đóng vai Tường .Tường xin lỗi bạn và dán sách lại cho bạn.
- HS theo dõi.
-HS ghi nhớ thực hiện.
-HS suy nghĩ trả lời.
- Vân nên bày tỏ ý kiến của mình với cô giáo. Đó là việc nên làm.. 
- HS ghi nhớ thực hiện.
- Nhiều HS kể –lớp nhận xét khen ngợi.
- 2 HS nhắc lại.
-Khi có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi, biết thông cảm và giúp đỡ bạn sửa lỗi.
-HS theo dõi về thực hiện.
-1 HS nhận xét tiết học.
- Ghi nhận sau tiết dạy
Thủ công
Gấp máy bay phản lực ( T2) 
I. Mục tiêu: 
 1. KT: HS biết cách gấp máy bay phản lực.
 2.KN: HS gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
 - Với HS khéo tay: Gấp được máy bay phản lực.Các nếp phẳng, thẳng. Máy bay sử dụng được.
3.TĐ: Cẩn thận trong khi gấp và miết gấy. Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
GDTKNL : Tiết kiệm giấy. Có thái độ thân thiện với môi trường, không xả rác bừa bãi.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 	GV: giáo án, Quy trình. 
 	HS: vở, giấy màu, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy – học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định :(1’)
2. Bài cũ :(5’)KT NX 1; CC:1,2,3
- Em hãy nêu quy trình gấp máy bay phản lực.
- Cho lớp nhận xét, đánh giá.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét nhắc nhở.
3.Bài mới: 
+ GV giới thiệu – ghi tựa bài.(1’)
HĐ 1:(20’) Thực hành.
+ Treo quy trình, yêu cầu HS nhắc lại.
- Gọi 1HS nêu lại quy trình gấp.
+ Cho lớp nhận xét khen ngợi.
+ Tổ chức cho HS thực hành gấp.
GD: Cẩn thận, khéo léo trong khi gấp và miết giấy. Sáng tạo trong trang trí sản phẩm.
GD:Tiết kiệm giấy, không xả rác bừa bãi.
+ Tổ chức choHS phóng máy bay.
GD: Giữ trật tự, vệ sinh và an toàn.
+ Trình bày sản phẩm: Phết 1 lớp hồ mỏng, dán ngay ngắn trong trang vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
HĐ 2:(5’) Nhận xét – Đánh giá.
+ GV và HS nhận xét đánh giá sản phẩm của HS.
- Khen ngợi những sản phẩm HT tốt.
4. Củng cố - dặn dò:(3’)
- GV nhận xét đánh giá. Tuyên dương nhắc nhở 1 số em.
- Về chuẩn bị giấy màu... cho tiết sau.
-Lớp hát.
- Gồm 2 bước:
- B.1:Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay.
- Bước 2: Tạo máy bay và sử dụng.
- HS để đồ dùng lên bàn để GV kiểm tra.
Lắng nghe 
- HS nhắc lại tựa bài.
- Quy trình có 2 bước...
- 1 HS lên chỉ vào quy trình nói cách gấp máy bay phản lực.
-Cả lớp lấy giấy màu thực hành.
- HS có thể trang trí như vẽ ngôi sao hoặc viết chữ...
- HS ghi nhớ.
- HS phóng máy bay theo hướng chếch lên.
-HS trình bày sản phẩm vào vở.
- HS tham gia đánh giá. Nhận xét khen ngợi những sản phẩm đúng, đẹp.
Lắng nghe 
- Lớp vỗ tay khen ngợi 1 số em.
- HS theo dõi về thực hiện .
- Ghi nhận sau tiết dạy
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1.KT : Biết thực hiện phép cộng dạng 9+5, thuộc bảng cộng 9 công với một số. Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 29 +5 ;49 + 2. Biết thực hiện phép cộng 9 cộng với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20. Biết giải bài toán bằng một phép cộng..
2.KN:Rèn cho HS làm đúng các BT: Bài 1(cột 1,2,3), bài 2, bài 3(cột 1) và bài 
3. TĐ: Viết số chính xác . Áp dụng cách đặt tính, cách tính đã học để làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học :
 - GV:giáo án .GT: BT3:( 9+2; 2+9; 9+3 ; 3+9.) . Phiếu BT3 . Bảng phụ chép BT 5.
 - HS: xem trước bài, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định :(1’)
2. Bài cũ :(4’)
-Kiểm tra 2 HS, yêu cầu đặt tính rồi tính.
28 +59 ; 49 + 32 ; 69 + 12 ; 39 + 45	.
- Cho lớp nhận xét, GV ghi điểm.
3)Bài mới:
a. Giới thiệu ghi tựa bài (1’)
b.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
HĐ1 ;Hướng dẫn HS làm BT1 -BT2 (10’)
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi HS nêu, cho lớp nhận xét,ghi bảng.
GD: Cần học thuộc bảng cộng đã học để tính nhẩm nhanh, chính xác.
Bài 2 : GV ghi bảng, yêu cầu HS làm.
- GV cho HS làm dòng 1 vào bảng con 
- Yêu cầu HS làm dòng 2 vào vở 
Gọi HS yếu lên bảng chữa bài 
- Cho lớp nhận xét sửa sai, nêu cách tính.
HĐ1 ;Hướng dẫn HS làm BT3 –BT4 (10’)
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu yêu cầu HS làm bài.
- GV thu phiếu KT, nhận xét.
Bài 4: Gọi HS đọc đề toán.
- Gợi ý tóm tắt và yêu cầu giải vào vở.
GD: Cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 
- Kiểm tra ghi điểm 1 số vở.
Nhận xét 
HĐ1 ;Hướng dẫn HS làm BT5(5’)
Bài 5 : Treo bảng phụ, gợi ý cách tìm số đoạn thẳng.
- Yêu Cầu HS thảo luận nhóm đôi nêu kết quả 
- Cho HS xung phong lên bảng chỉ các đoạn thắng có trong hình vẽ .
Nhận xét 
4. Củng cố – dặn dò :(4’)
- Hệ thống bài.
- Tuyên dương, nhắc nhở 1 số em.
GD:Áp dụng cách tính vừa học để làm bài và tính toán trong thực tế.
-Hướng dẫn về nhà: Ôn bài
- Gọi HS nhận xét tiết học.
Giữ trật tự 
- HS tính và nêu cách thực hiện.
 28	 49	 69	 39
 + 59	+ 32	+12	+45 
 87	 81	 81	 84
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS nêu kết quả tính.
- HS đọc cá nhân + đồng thanh.
9 + 4 = 13;	9 + 3 = 12;	...
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2HS thực hiện 
Lớp nhận xét 
Lắng nghe 
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nhận phiếu làm bài.
- 2HS chữa bài – lớp nhận xét.
-2 HS đọc đề toán – Xác định đề.
-HS làm bài, chữa bài.
Bài giải:
Số con gà trong sân có tất cả là :
19 + 25 = 44 (con gà)
 Đáp số : 44 con gà.
Lắng nghe 
-HS quan sát tìm số đoạn thẳng.
C. 6 đoạn thẳng 
- HS theo dõi, nhận xét 
Lắng nghe 
Nghe, ghi nhớ 
- Lớp khen ngợi những bạn đạt điểm tốt.
- HS ghi nhớ thực hiện.
- HS theo dõi,về làm bài.
- 1 HS nhận xét tiết học.
- Ghi nhận sau tiết dạy
Ngày soạn : 12/9/2013
Ngày dạy :Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013
Chính tả ( Nghe – viết )
Trên chiếc bè
Phân biệt iê/ yê, r/d/gi, ân/âng
I.Mục tiêu:
1. KT: HS nắm được một số hiện tượng chính tả trong bài. 
2. KN: HS nghe - viết chính xác trình bày đúng bài chính tả. Làm được bài tập 2, BT3 a hoặc b.
3.TĐ: Ngồi ngay ngắn, viết cẩn thận, nắn nót, trình bày đúng đẹp.
 II.Đồ dùng dạy – học:
 GV: giáo án, bảng phụ chép Bài chính tả và BT 3.
 HS: xem trước bài, vở, bảng con, VBT.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Ổn định :(1’)
2. Bài cũ : (4’)
- Gọi 2 HS lên kiểm tra đồng thời đọc cho lớp viết.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới : 
+ GV giới thiệu – ghi tựa bài(1’).
HĐ1:(20 -25’)Hướng nghe viết
+GV đọc mẫu bài chính tả 1 lần.
- Gọi 2HS đọc.
+Bài chính tả có những nào viết hoa? 
Hỏi :Vì sao các chữ : Trên, Tôi, Ngày, Bè, Mùa lại viết hoa ?
- Sau dấu 2 chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào?
GD: Khi viết chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng phải viết hoa.
- Cho HS tập viết vào bảng con.
+ Sau mỗi lần nhận xét sửa sai.
- Hướng dẫn viết vào vở.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Cho HS nêu cách viết, trình bày.
GD: Ngồi ngay ngắn, viết cẩn thận nắn nót, trình bày đúng , đẹp.
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn cho HS .
- GV treo bảng đọc cho HS soát, sửa lỗi.
-Kiểm tra ghi điểm 1 số vở., nhận xét 
 HĐ 2:(6’) HD làm b/tập. 
+ Treo bảng phụ gợi ý.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2HS lên bảng, lớp làm VBT: 
- Cho lớp nhận xét sửa sai.
GV: Phân biệt iê/ yê để đọc, viết đúng các tiếng có vần iêng/ uyên; iên/yên.
Bài 3: Treo bảng, gọi HS nêu .
- Yêu cầu HS làm mẫu câu a.
GD:Phân biệt dỗ / giỗ để viết đúng
- Cho HS nêu, lớp nhận xét sửa sai.
GV nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Cho lớp xem 1số bài viết đúng, đẹp khen ngợi.
GD: Phân biệt và ghi nhớ quy tắc chính tả vừa học để đọc viết đúng.
- Dặn HS về nhà:xem bài, sửa hết lỗi.
- GV và HS nhận xét tiết học.
- Lớp hát.
-2HS viết b. lớp – lớp viết b. con.
+ viên phấn, niên học, bình yên,
giúp đỡ.
- Lắng nghe 
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc bài - lớp theo dõi.
- Các chữ: Trên, Tôi, Ngày, Bè, Mùa viết hoa .
-Vì đó là chữ đầu bài, đầu câu. Dế Trũi là tên riêng nên phải viết hoa.
- Viết hoa.
-HS ghi nhớ.
- HS viết bảng lớp + bảngcon.
+Dế trũi, rủ nhau, bèo sen, trong vắt.
-HS theo dõi.
Lắng nghe 
Lớp nhận xét 
Lắng nghe 
-Cả lớp theo dõi viết vào vở.
-HS theo dõi soát lỗi và sửa lỗi.
Giữ trật tự, lắng nghe 
- Tìm 3 chữ có iê; 3 chữ có yê.
- 2HS làm lớp nhận xét.
VD: + tiếng, biếng, giếng, ...
+ luyện, chuyện, xuyên....
- HS ghi nhớ để thực hiện.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS nêu lớp nhận xét.
- HS nêu miệng đưa ra lời giải.
Lắng nghe 
- Lớp xem khen ngợi bạn viết đúng đẹp.
- HS ghi nhớ.
- HS theo dõi về thực hiện .
- 1HS nhận xét tiết học.
- Ghi nhận sau tiết dạy
Tập viết
Chữ hoa C
I. Mục tiêu:
 1.KT: HS biết viết chữ hoa C theo cỡ vừa và nhỏ.Hiểu và viết được cụm từ ứng dụng” Chia ngọt sẽ bùi”theo cỡ nhỏ.
 2.KN:HS viết đúng chữ hoa C ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và cụm từ ứng dụng :Chia (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Chia ngọt sẽ bùi (3 lần).
3.TĐ:Ngồi ngay ngắn, viết cẩn thận nắn nót, trình bày đúng đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học :
	GV:giáo án, bảng phụ, chữ mẫu.
	HS: vở , bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :(1’) 
2.Bài cũ: (4’)
- Gọi 2 HS lên kiểm tra. Yêu cầu HS viết. Kết hợp KT bài ở nhà của HS.
- Gọi HS nhắc lại câu ứng dụng .
+ Cho lớp nhận xét GV ghi điểm.
3.Bài mới:
+ Giới thiệu - ghi tựa bài(1’)
HĐ 1:(6’) H/ dẫn viết chữ hoa.
- GV gắn chữ mẫu lên bảng, chỉ và hỏi:
+ Chữ hoa C cao mấy li ? Rộng mấy đường kẻ ngang ?Được viết bởi mấy nét?
- Sau đó chỉ vào chữ mẫu mô tả cách viết.
- GV viết mẫu hướng dẫn cách viết.
C
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- Sau mỗi lần nhận xét sửa sai.
HĐ 2:(7’) HD viết ứng dụng.
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc.
Hỏi: Chia ngọt sẻ bùi ý nói gì?
GDHS: Biết động viên, an ủi người thân, bạn bè những lúc vui buồn.
- Quan sát, nhận xét độ cao các chữ cái? Cách đặt dấu thanh?Khoảng cách ... ?
+ GV viết mẫu nêu quy trình viết:
Chia
 Lưu ý: Điểm đặt bút của chữ h chạm vào chạm với phần cuối của chữ C.
- Yêu cầu HS viết bảng con . Nhận xét. 
Nhận xét 
HĐ 3: (13’)HD HS viết vào vở.
+ Hướng dẫn cách viết, cách trình bày.
GD: Ngồi đúng tư thế, viết cẩn thận nắn nót, trình bày sạch đẹp.
- Yêu cầu HS viết từng dòng. 
- Kiểm tra ghi điểm một số vở.
Nhận xét 
4.Củng cố – dặn dò:(4’)
 - Chữ hoa C cao mấy li? Được viết...nét?
Lhệ:Em thường viết chữ hoa C khi nào ?
- Cho lớp xem những bài viết đúng đẹp.
GD: Áp dụng cách viết hoa vừa học để viết bài.Học tập bạn rèn viết đúng đẹp.
- Về nhà: Tập viết, viết bài ở nhà.
- GV và HS nhận xét tiết học. 
- Lớp hát.
- 2 HS lên viết – lớp viết bảng con. B Bạn
-HS nêu: Bạn bè sum họp
Lắng nghe 
-1 HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát và nêu:
- Chữ C cao 5 li, rộng 4 đường kẻ ngang.
- Chữ C được viết bởi 1 nét.
- HS theo dõi.
- HS viết bảng con 2 -3 lần.
-HS đọc: Chia ngọt sẻ bùi.
-Ý nói yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
- HS ghi nhớ.
- Các chữ C, b, h cao 2 li rưỡi, chữ s hơn 1 li, chữ t cao 1li rưỡi các chữ còn lại cao 1 li. Dấu nặng ....
- HS quan sát.
-HS viết bảng con. Lớp nhận xét.
Lắng nghe 
-HS vở vở theo dõi.
- HS ghi nhớ
- HS viết theo yêu cầu của GV.
Giữ trật tự 
Lắng nghe 
-Cao 5 li , được viết bởi 1 nét.
-Chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng.
- HS xem, khen ngợi.
- HS ghi nhớ.
- HS theo dõi ghi nhớ thực hiện.
 - 1HS nhận xét tiết học.
- Ghi nhận sau tiết dạy
.
Toán
 8 cộng với một số 8 + 5
I.Mục tiêu:
1. KT: Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng cộng 8 cộng với một số. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. Biết giải toán bằng một phép cộng.
2.KN: Rèn cho HS có kĩ năng làm đúng các bài tập .
3. TĐ: Thuộc và áp dụng bảng cộng vào làm tính và giải toán.
II.Đồ dùng dạy – học:
	GV: giáo án, que tính, bảng gài, 
	HS: vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Ổn định :(1’)
2. Bài cũ : (4’)
- Gọi 2 HS, yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 29 + 17 ; 69 + 29
 - Gọi 2 HS đọc thuộclòng bảng cộng 9.
- GV nhận xét chung và ghi điểm.
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài – ghi đầu bài (1’)
HĐ 1:(12’)GT p/cộng 8 +5
GV nêu bài toán: Có 8 que tính , ... que tính ?
- Muốn biết có bao nhiêu ..làm thế nào?
- Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả .
-Em làm t/ nào để được 13 que tính?
+ Cho lớp nhận xét, kết l

File đính kèm:

  • docxtuần 4.docx