Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Kể chuyện: Cây khế

- GV đặt 3 đến 5 câu hỏi để hỏi HS về những thông tin chung trong câu chuyện:

? Trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vât?

?Ai là nhân vật chính trong câu chuyện?

? Câu chuyện xảy ra ở đâu?

? Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào?

? Điều gì đã xảy ra với các nhân vật chính?

- GV hướng dẫn HS tóm tắt lại những phần chính trong câu chuyện.

GV lần lượt mở sách ở những tranh minh họa của 3, 4 đoạn chính trong câu chuyện - hỏi:

? Điều gì đã xảy ra ở phần đầu câu chuyện?

(Nếu HS trả lời đúng thì tuyên dương, nếu HS trả lời sai thì GV không nên nói rằng câu trả lời của em là sai mà nên nói: Cảm ơn em, có bạn nào khác nhớ được điều gì đã xảy ra ở đầu câu chuyện không?)

 

doc5 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Kể chuyện: Cây khế, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO ÁN TIẾT ĐỌC SÁCH LỚP 1
HÌNH THỨC: ĐỌC TO NGHE CHUNG
NGHE CÂU CHUYỆN: CÂY KHẾ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào đọc truyện “Cây khế”
- Giúp HS phát triển trí tưởng tượng, khả năng phán đoán
- Giúp HS thấy việc đọc là hay, là thú vị.
- Giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu.
- Giúp HS phát triển thói quen đọc.
- Giáo dục cho HS bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Qua câu chuyện muốn nhắc nhở là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, đừng vì đồng tiền mà làm những việc tàn nhẫn với nhau.
II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN, ĐỊA ĐIỂM DẠY HỌC
- Đồ dùng: Quyên truyện Cây khế
- Địa điểm: Học tại phòng thư viện nhà trường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu 

- Ổn định lớp học: 
- GV ngồi trên ghế 
- GV nhắc các em về nội quy thư viện
- GV: Tiết đọc sách hôm nay cô sẽ tổ chức cho các em hình thức: "Đọc to nghe chung câu chuyện Cây khế”
- HS ổn định chỗ ngồi, nề nếp lớp.
- HS ngồi thoải mái trên các tấm thảm trong phòng thư viện nhà trường.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Trước khi đọc

- GV cầm cuốn sách đưa lên cho HS quan sát ngoài bìa truyện:
? Các em thấy gì ở bức tranh này?
? Trong bức tranh này các em thấy có bao nhiêu nhân vật?
? Các nhân vật trong bức tranh này đang làm gì?
? Theo các em, ai là nhân vật chính trong câu chuyện?
Giới thiệu sách: Bây giờ cô sẽ giới thiệu với các em về quyển truyện mà cô sắp đọc: 
Truyện cổ tích dân gian Việt Nam: “Cây khế”
Tác giả: Lời: Hồng Nhung
Tranh: Huy Anh
Nhà xuất bản: Mỹ thuật
Hình thức: Bìa mềm
Số trang: 16 trang 
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Trong khi đọc

- GV đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp ngôn ngữ cơ thể câu chuyện... (GV ngồi tại chỗ trong khi đọc)
- Cho HS xem tranh ở một vài đoạn chính trong truyện hoặc ở những đoạn giúp làm rõ nội dung truyện.
- GV dừng lại ở 2, 3 tình huống đã xác định trước và đặt câu hỏi phỏng đoán:
? Theo các em điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong câu chuyện?
? Theo các em nhân vật sẽ làm gì?
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
Hoạt động 4: Sau khi đọc

- GV đặt 3 đến 5 câu hỏi để hỏi HS về những thông tin chung trong câu chuyện:
? Trong câu chuyện có bao nhiêu nhân vât?
?Ai là nhân vật chính trong câu chuyện?
? Câu chuyện xảy ra ở đâu?
? Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào?
? Điều gì đã xảy ra với các nhân vật chính?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt lại những phần chính trong câu chuyện.
GV lần lượt mở sách ở những tranh minh họa của 3, 4 đoạn chính trong câu chuyện - hỏi:
? Điều gì đã xảy ra ở phần đầu câu chuyện?
(Nếu HS trả lời đúng thì tuyên dương, nếu HS trả lời sai thì GV không nên nói rằng câu trả lời của em là sai mà nên nói: Cảm ơn em, có bạn nào khác nhớ được điều gì đã xảy ra ở đầu câu chuyện không?)
Tiếp theo GV cho HS xem tranh ở đoạn chính tiếp - hỏi:
? Điều gì đã xảy ra tiếp theo?
Cho HS xem tranh ở phẩn cuối - hỏi:
? Điều gì đã xảy ra ở phần cuối câu chuyện?
- GV: Vừa rồi cô trò chúng ta đã ôn lại những phần chính của câu chuyện. Cô thấy các em đã ghi nhớ câu chuyện rất tốt. Cô tuyên dương cả lớp chúng mình.

- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS lắng nghe
IV. Củng cố: Hoạt động mở rộng

? Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?
GV củng cố và giảng giải: Truyện kể Cây khế là một câu chuyện rất hay. Qua câu chuyện này nói lên bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu chuyện Cây khế còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này.
 Truyện còn muốn nhắc nhở là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, đừng vì đồng tiền mà làm những việc tàn nhẫn với nhau.
- Qua câu chuyện em rút ra bài học là anh em phải thương yêu nhau, không nên làm những điều ác với nhau. Câu chuyện còn muốn nói ở hiền thì gặp lành, làm điều ác thì sẽ cái kết không tốt.
- HS lắng nghe.
Kết thúc tiết học
- GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương HS.
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_ke_chuyen_cay_khe.doc