Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Bài: Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì? - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Kim Anh
+ quê quán: nơi gia đình, dòng học mình đã trải qua nhiều đời làm ăn, sinh sống.
+ quê cha đất tổ: nơi mình được sinh ra và lớn lên, nơi mà tổ tiên, ông cha đã làm ăn sinh sống ở đó từ lâu đời.
+ nơi chôn rau cắt rốn: nơi mình sinh ra cất tiếng khóc đầu tiên, nơi sinh trưởng của mình.
+ giang sơn: sông núi, thường dùng để chỉ đất đai chủ quyền của một đất nước.
- HS thảo luận nhóm đôi (2 phút) và làm vào vở.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
Thứ tư, ngày 15 tháng 11 năm 2017 Giáo án thao giảng Họa và tên người dạy: Nguyễn Thị Kim Anh Thời gian day: 17/11/2017 Môn: Luyện từ và câu - Lớp 3A Bài dạy: Từ ngữ về quê hương. ôn tập câu ai làm gì? I. Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu và xếp đúng vào 2 nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1). - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2). - Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? và chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ai?" hoặc "làm gì?"; Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? với 2, 3 từ ngữ cho trước. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn BT3. III. Hoạt động dạy- học Khởi động - Cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp. - Trong lời bài hát vừa rồi có những cảnh vật nào của quê hương được nhắc đến? (đồng lúa xanh, núi rừng, ngàn cây) - GV giới thiệu bài: Nhắc đến Quê hương, hẳn chúng ta ai cũng bùi ngùi, tha thiết yêu quê hương. Nơi đó, có rất nhiều cảnh vật gắn liền với bao kỉ niệm tuổi thơ. Nơi đó, có nguồn tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Tiết học hôm này, cô sẽ giúp các em mở rộng thêm vốn từ ngữ về quê hương và sau đó chúng ta tiếp tục ôn tập câu: Ai làm gì? HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - 1 học sinh đọc bài tập 1. Cả lớp theo dõi. - Bài tập yêu cầu chúng ta xếp các từ ngữ đã cho thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? - HS suy nghĩ và tự làm bài tập 1; GV theo dõi HS làm bài. - Gọi 3 - 4 HS nêu miệng bài làm của mình; GV ghi lên bảng. - 2HS nêu lại. - Ngoài những sự vật nêu trên, ai có thể nêu tiếp các sự vật khác có ở quê mình nào? (công viên, đường phố, rạp chiếu phim, nhà thi đấu, siêu thị,) GV: Ngày xưa, các sinh hoạt chung của làng đều được tổ chức ở đình làng nên ai cũng nhớ về mái đình (đình là nơi sinh hoạt chung của tất cả mọi người trong làng); còn ngày nay các sinh hoạt chung thường tổ chức ở nhà văn hóa, Mỗi khi nhắc đến quê hương ai cũng có tâm trạng bùi ngùi ( bùi ngùi là tình cảm trào dâng không nói nên lời) Bài 2: - 2 HS đọc yêu cầu của BT2. Lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS nêu các từ ngữ trong ngoặc đơn. GV giải nghĩa các từ ngữ: + quê quán: nơi gia đình, dòng học mình đã trải qua nhiều đời làm ăn, sinh sống. + quê cha đất tổ: nơi mình được sinh ra và lớn lên, nơi mà tổ tiên, ông cha đã làm ăn sinh sống ở đó từ lâu đời. + nơi chôn rau cắt rốn: nơi mình sinh ra cất tiếng khóc đầu tiên, nơi sinh trưởng của mình. + giang sơn: sông núi, thường dùng để chỉ đất đai chủ quyền của một đất nước. - HS thảo luận nhóm đôi (2 phút) và làm vào vở. - Đại diện các nhóm nêu kết quả. - Lớp nhận xét. GV: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn là những từ ngữ có nghĩa giống với nghĩa từ quê hương nên thay thế được cho từ quê hương trong đoạn văn trên. Dự kiến: Nếu HS sẽ gạch dưới từ “ Đất nước, giang sơn”. GV giải thích thêm để HS rõ: trong đoạn văn này: Đất nước, giang sơn có nghĩa rộng hơn Tây Nguyên vì Tây Nguyên chỉ là một vùng đất của Việt Nam. - GV chốt lại lời giải đúng. Bài 3: - 2 HS đọc yêu cầu của BT3. Lớp đọc thầm. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu trong đoạn văn trước khi làm bài. - HS làm bài vào vở. - 1HS làm bài ở bảng. - Chữa bài. Bài 4: - 2 HS đọc yêu cầu của BT4. Lớp đọc thầm. - Trò chơi: Truyền điện - Lớp nhận xét. IV. Củng cố, dặn dò - Các con có yêu quê hương không? - Tuổi học trò các em thì yêu quê hương bằng những việc làm gì? Yêu cảnh vật, yêu con người nơi đây chính là lòng yêu quê hương. Quê hương nó gắn bó với tuổi thơ, nuôi dưỡng ta lớn khôn nên luôn thôi thúc mỗi người con của quê hương: Đi xa lại muốn về, khổ đau càng muốn về. - Nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_3_bai_tu_ngu_ve_que_huong_on_tap_cau.doc