Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Thu Hồng

Bài tập 2 : HS đọc thầm bài tập, 3 HS nối tiếp nhắc lại yêu cầu đề

- GV trình chiếu tranh và nói cho HS biết một số nét về địa danh Côn Sơn; Bài thơ của Bác ; Đoạn văn về vùng Nam Bộ

- HS làm bài theo nhóm 3 để hoàn thành bảng ở ( VBT )

 

doc2 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 - Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Thu Hồng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Bài soạn thao giảng ( GAĐT )
Họ và tên : Phạm Thị Thu Hồng - Lớp 3A
 ----------------------------
 Thứ 4 ngày 14 tháng 11 năm 2018
 Luyện từ và câu
 So sánh - dấu chấm
I.Mục tiêu:
	- Biết thêm một kiểu so sánh, so sánh âm thanh với âm thanh . 
	- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. 
II. Đồ dùng dạy học : Máy chiếu;	 Bảng phụ .
III. Hoạt động dạy và học:
* Bài cũ :Tìm các hình ảnh so sánh trong câu thơ sau
Quê hương là chùm khế ngọt
Tuổi thơ con thả trên đồng
- 1HS làm - Lớp nhận xét 
HĐ1: Giới thiệu bài và nêu mục bài 
- HS mở SGK trang 79 , 80
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1 : 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì? 
- Cho HS xem tranh rừng cọ, thác nước- GV nêu một số nét về hình ảnh đó
 - Từng cặp HS tập trả lời câu hỏi :
+, Hai dòng thơ đầu diễn tả âm thanh nào? ( Tiếng mưa )
 +, Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
 ( Tiếng thác, tiếng gió )
+, Tìm từ so sánh trong đoạn thơ ( như )
 + Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao ?
 ( Rất to, rất vang động )
- GV giải thích cho HS hiểu vì sao tiếng mưa trong rừng cọ âm thanh lại to, vang động .
+, Tiếng mưa, tiếng thác,, tiếng gió gợi tả gì? ( âm thanh )
GV chốt và nêu phép so sánh mới vừa học là So sánh âm thanh với âm thanh
Bài tập 2 : HS đọc thầm bài tập, 3 HS nối tiếp nhắc lại yêu cầu đề
- GV trình chiếu tranh và nói cho HS biết một số nét về địa danh Côn Sơn; Bài thơ của Bác ; Đoạn văn về vùng Nam Bộ
- HS làm bài theo nhóm 3 để hoàn thành bảng ở ( VBT )
- Đại diện nhóm nêu kết quả - nhóm khác nhận xét
 Ví dụ : Âm thanh của Từ so sánh Âm thanh của..
 a , Tiếng suối như tiếng hát
 Làm tương tự với câu b, c
- HS xem tranh suối Côn Sơn, đàn cầm, tiền đồng
- HS nêu lại kết quả đã hoàn chỉnh
GV nêu tác dụng của so sánh âm thanh ( qua trình chiếu ) - 2HS nhắc lại 
- HS đặt câu văn so sánh về âm thanh ( 2 HS ..)
Bài tập 3 : 1 HS đọc bài 
HDHS tìm hiểu yêu cầu ( ngắt đoạn văn thành 5 câu- chép lại đoạn văn cho đúng chính tả )
HS làm bài cá nhân
 - GV lưu ý HS đọc kĩ bài , chú ý nơi ngắt giọng tự nhiên, xem câu đã đủ ý chưa, viết hoa chữ cái đầu câu. ) 
 - Chữa bài ( yêu cầu 1 trên bảng phụ ; yêu cầu 2 HS đọc bài sau khi hoàn chỉnh )
 - HS nhận xét- GV bổ cứu
- HS đọc nội dung cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm ( Qua trình chiếu)
* Trò chơi : Ai nhanh? Ai đúng?
+, GV phổ biến luật chơi - nêu nội dung câu hỏi sau 5 giây trả đúng thì thắng 
( 3 lượt chơi )
IV. Củng cố dặn dò: - Học được nội dung gì? ( So sánh- Dấu chấm ) nên áp dụng vào bài làm văn.
- Chuẩn bị cho giờ học sau 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_3_luyen_tu_va_cau_so_sanh_dau_cham_na.doc