Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20: Luyện tập về Danh từ, động từ, tính từ. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng - Năm học 2018-2019
Bài 2. Viết lại các tên riêng sau cho đúng:
A. Lê thị mai Anh
B. xóm chùa
C. xã nam Tiến
D. tỉnh Nhệ - An
Đ. Hoàng Văn liêm
E. xã Ngọc - Bộ
G. nguyễn thị Nhờ
H. Hồ thị mỹ Dung
Bài 3. Tìm các động từ và từ bổ sung ý nghĩa cho các động từ đó trong các câu văn sau:
a. Tết chưa đến mà hoa đào đã nở trong vườn.
b. Trời sắp sang xuân mà tiết trời còn lạnh giá.
c. Những hôm trời mưa to nhưng bố em vẫn đến công xưởng.
Bài 4. Hãy xếp các tính từ sau vào từng nhóm trong bảng: trắng, to, nhỏ, vàng hoe, thông minh, lùn tịt, nhanh nhẹn, mảnh mai.
Tuần 20 Thứ 2 ngày 21tháng 1 năm 2019 Tiếng việt LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ TRÒ CHƠI: AI NHANH, AI ĐÚNG I. Yêu cầu cần đạt - Ôn lại khái niệm DT, ĐT,TT - Luyện tập một số bài tập tìm DT,ĐT,TT trong một số câu thơ, đoạn văn - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện HĐ1. Kiến thức cần ghi nhớ: Cho HS nhắc lại các kiến thức: DT, ĐT, TT cho ví dụ - HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và kết luận: * Danh từ(DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ) V.D : - DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,... - DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,... - DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam,... ; nắm, mớ, đàn,... Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung. + Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,...) + Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại : * Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động ) - Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái ) 3. Tính từ(TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,... *Có 2 loại TT đáng chú ý là : - TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,... ) - TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...) HĐ2. Luyện tập về viết mở bài, kết bài cho bài văn kể chuyện Bài 1. Tìm: Chỉ 3 danh từ chung 3 danh từ riêng người vật địa danh Bài 2. Viết lại các tên riêng sau cho đúng: A. Lê thị mai Anh B. xóm chùa C. xã nam Tiến D. tỉnh Nhệ - An Đ. Hoàng Văn liêm E. xã Ngọc - Bộ G. nguyễn thị Nhờ H. Hồ thị mỹ Dung Bài 3. Tìm các động từ và từ bổ sung ý nghĩa cho các động từ đó trong các câu văn sau: a. Tết chưa đến mà hoa đào đã nở trong vườn. b. Trời sắp sang xuân mà tiết trời còn lạnh giá. c. Những hôm trời mưa to nhưng bố em vẫn đến công xưởng. Bài 4. Hãy xếp các tính từ sau vào từng nhóm trong bảng: trắng, to, nhỏ, vàng hoe, thông minh, lùn tịt, nhanh nhẹn, mảnh mai. a. Tính từ chỉ tính chất b. Tính từ chỉ màu sắc c. Tính từ chỉ hình dáng d.Tính từ chỉ kích thước Bài 5. Xác định tính từ có trong đoạn văn sau : a) Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. b) Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu. Với sắc thái xanh biếc và không gian khoáng đãng mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. HĐ3. Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ loại. * Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng” Ví dụ 1: “ Điền danh từ” a-Chuẩn bị - Các băng giấy có ghi danh từ cần điền : năm, đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, buổi trưa, Trường Sơn, đàn bò. - Đoạn văn được chép sẵn trên 2 bảng phụ: Trong nhữngđi đánh giặc, nỗi nhớ,,thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những,.vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một rừng nhởn nhơ gặm cỏ. b- Cách tiến hành: Chọn 7 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và nhanh sẽ thắng. * Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa của câu văn. Ví dụ 2: “ Điền động từ” a) Chuẩn bị - Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy : đến, nhúng, biến, rửa. - Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy đoạn văn sau: “ Ngươi hãysông Pác- tôn, mình vào dòng nước, phép mầu sẽmất và nhà ngươi sẽsạch được lòng tham.” b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi , mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền một từ vào chỗ chấm cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn đoạn văn, biết nhấn mạnh vào các động từ vừa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần : - Điền nhanh, đúng - Đọc văn hay * Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ . 3. Chữa bài - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 4. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_20_luyen_tap_ve_danh_tu_dong_t.doc